Cùng với các giải pháp công nghệ khác, trong hơn 1 năm qua, Bluezone - ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần ca nhiễm, nghi nghiễm Covid-19 đã và đang hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Được Bộ Y tế và Bộ TT&TT cho ra mắt từ trung tuần tháng 4/2020, Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp để ghi nhận sự tiếp xúc gần giữa các smartphone cùng cài đặt và sử dụng ứng dụng.
Đến nay, ứng dụng Bluezone đã có đầy đủ tính năng: khai báo y tế, khai báo di chuyển nội địa, phản ánh y tế, QR Code cá nhân và quét QR Code. Do đó, chỉ cần người dân tại các địa phương đảm bảo tuân thủ việc kiểm soát vào, ra bằng QR Code sẽ giúp tối đa hiệu quả truy vết, khoanh vùng dịch bằng công nghệ.
Số lượt cài đặt Bluezone của Bình Dương chiếm gần 40% dân số
Số liệu mới nhất của Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia cho thấy, trong bảng xếp hạng Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ cài đặt Bluezone trên dân số, Bắc Ninh vẫn giữ vững vị trí số 1 với tổng số 632.949 người cài ứng dụng Bluezone, chiếm 46,24% dân số.
Với 533.403 người dân cài Bluezone, đạt 40,4% dân số, Quảng Ninh đã vượt qua Đà Nẵng để vươn lên xếp vị trí thứ 2 về tỷ lệ cài đặt ứng dụng Bluezone trên dân số.
Các vị trí tiếp theo trong Top 10 địa phương có tỷ lệ cài đặt ứng dụng Bluezone trên dân số cao hơn cả, lần lượt là Đà Nẵng, Hải Dương, Bình Dương, Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Danh sách Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ cài đặt ứng dụng Bluezone trên dân số. |
Đáng chú ý, Bình Dương - một trong ba địa phương được Tổ thông tin đáp ứng nhanh của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đánh giá là có mức độ nguy cơ “Rất cao”, với nhiều biện pháp thúc đẩy, tổng số lượt cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone tính đến 17h ngày 1/7 đã là 969.145 lượt, tăng 246.691 lượt so với thời điểm chiều ngày 15/5.
Tương ứng với đó, tỷ lệ người cài ứng dụng Bluezone trên dân số của Bình Dương đã được nâng từ 29,77% vào ngày 15/5 lên chiếm 39,94% dân số toàn tỉnh, đưa Bình Dương từ vị trí thứ 7 vào Top 5 địa phương dẫn đầu cả nước.
Thực tế, trong bối cảnh tình hình lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, ngày 25/6, UBND tỉnh Bình Dương đã ra Chỉ thị 11 yêu cầu triệt để ứng dụng công nghệ số vào công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tại Bình Dương phải yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có dùng smartphone thực hiện cài ứng dụng Bluezone và khai báo y tế điện tử, đồng thời yêu cầu người thân cùng cài đặt.
Các địa điểm kinh doanh, làm việc; nơi tập trung đông người, nhà trọ, khách sạn… phải đăng ký thiết lập “điểm kiểm dịch” để quản lý và thực hiện nghiêm việc kiểm soát khách, người ra vào bằng cách quét mã QR. Mọi cá nhân, tổ chức đến liên hệ công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình phải cài đặt, sử dụng Bluezone và thực hiện khai báo y tế điện tử.
“Chủ tịch UBND cấp xã huy động toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong xã, phường, thị trấn vào cuộc hướng dẫn tất cả người dân có smartphone trên địa bàn cài đặt ứng dụng Bluezone và các ứng dụng khai báo y tế điện tử”, Chỉ thị 11 của UBND tỉnh Bình Dương nêu rõ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban Quản lý các khu công nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh; cùng Giám đốc các Sở: Y tế, GD-ĐT, LĐTB-XH, Giao thông vận tải, Công Thương, TT&TT trong việc ứng dụng công nghệ số vào công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.
Vân Anh
Để phòng chống Covid-19, tỉnh Quảng Nam triển khai nhiều ứng dụng khai báo y tế qua mã QR, tờ khai y tế... Toàn tỉnh đã có hơn 321.570 người đăng ký ứng dụng Bluezone.
" alt=""/>Bình Dương vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu về tỷ lệ cài Bluezone trên dân sốCụ thể, một thanh tra sống tại thành phố Merrut (Ấn Độ) đã thực hiện một cuộc điều tra về vụ việc này, sau khi phát hiện ra điện thoại của mình bị đổi số IMEI kể từ khi nhận lại máy từ trung tâm bảo hành của Vivo vào tháng 9/2019. Vụ việc sau đó đã được bàn giao cho cục phòng chống tội phạm công nghệ cao của Meerut.
Trong vòng 5 tháng, cảnh sát Meerut đã phát hiện ra hơn 13.500 mẫu điện thoại Vivo ở các bang khác nhau tại Ấn Độ có cùng số IMEI. Khi được hỏi, người quản lý trung tâm bảo hành của Vivo tại Delhi đã một mực khẳng định anh ta không hề liên quan, cũng như không biết thông tin gì về vụ việc này.
Quan trọng hơn, tại Ấn Độ, giả mạo IMEI là một hành vi phạm tội hình sự và có thể bị truy tố. Chính vì vậy, cảnh sát Merrut đã gửi thông báo tới nhân viên phụ trách của Vivo tại Ấn Độ để yêu cầu giải trình theo mục 91 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Lưu ý: Nếu bạn mua một chiếc điện thoại mới hoặc nhận lại nó sau được trả bảo hành, bạn cần kiểm tra lại số IMEI trên thiết bị với số IMEI được in trên hộp và hoá đơn. Thao tác kiểm tra khá đơn giản, chỉ cần mở trình quay số và nhập *#06#. Lúc này, thông tin về số IMEI sẽ được hiển thị trên màn hình chính của điện thoại.
Theo Tri thức trẻ
Cả 4 thương hiệu smartphone Vsmart, Vivo, Xiaomi, Realme đều đang tiến sát đến Apple và đều có khả năng đứng vị trí số 3 thị trường smartphone Việt Nam.
" alt=""/>Chuyện lạ có thật: Hơn 13.500 điện thoại Vivo được bán ra với cùng 1 số IMEITỷ phú Jeff Bezos lập kỷ lục về tài sản trên bảng xếp hạng Bloomberg Billioinaire Index. Ảnh: Reuters.
Vào ngày 6/7, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ sẽ cắt hợp đồng trị giá 10 tỷ USD, được ký kết vào năm 2019 với Microsoft. Thay vào đó, hợp đồng này sẽ được chia sẻ cho cả Microsoft và Amazon. Đó là lý do cổ phiếu của Amazon tăng mạnh trong ngày hôm qua.
Mặc dù đã rời vị trí CEO Amazon vào ngày 5/7, Jeff Bezos vẫn là cổ đông lớn của Amazon với 11% cổ phần. Ông cũng đang là chủ tịch của công ty này.
Vợ cũ của ông, bà MacKenzie Scott cũng được hưởng lợi sau quyết định của Bộ Quốc phòng Mỹ. Tài sản của bà tăng 2,9 tỷ USD trong một ngày, cao hơn cả con số 2,7 tỷ USD mà bà đã dành cho các hoạt động từ thiện trong năm nay. Theo Bloomberg, đây là một ví dụ cho thấy các tỷ phú vẫn có thể giàu lên dù dùng hàng tỷ USD để làm từ thiện.
Tuy nhiên, đây có thể không phải là điều Jeff Bezosquan tâm nhất lúc này. Vào ngày 20/7, ông cùng em trai và 2 người nữa sẽ cùng thực hiện chuyến bay hành khách đầu tiên lên không gian với tàu vũ trụ New Sephard của Blue Origin, công ty do ông sáng lập.
Khi đã đạt độ cao lớn nhất của quỹ đạo, New Shephardsẽ triển khai một hệ thống dù để giảm vận tốc hạ cánh xuống dưới 30 km/h trước khi chạm mặt đất.
Chiếc phi thuyền này vận hành hoàn toàn tự động và đã thực hiện thành công 15 lần bay thử. Nhìn chung, chuyến bay của vị CEO Amazon có độ an toàn ở mức chấp nhận, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc rủi ro không tồn tại.
Người đồng hành với anh em tỷ phú Bezos trong chuyến bay này là người lớn tuổi nhất từng vào vũ trụ. Đó là bà bà Wally Funk, năm nay 82 tuổi. Bà Funk là "khách mời danh dự" trên chuyến bay, với sự có mặt của anh em tỷ phú Jeff Bezos và một người khác, APđưa tin.
Tên lửa New Shepard sẽ khởi hành từ Tây Texas. Đây sẽ là lần đầu tiên tên lửa New Shepard đưa con người vào vũ trụ.
Bà Funk là một trong 13 phụ nữ tham gia chương trình đào tạo phi hành gia Mercury của Mỹ trong thập niên 1960. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ được tuyển chọn vào đội ngũ phi hành gia của NASA bởi là phụ nữ.
Theo Zing/Bloomberg
Công ty vũ trụ Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson đã đưa ra một thông báo bất ngờ vào ngày 1/7 rằng, ông Branson có ý định bay vào vũ trụ vào ngày 11/7, 9 ngày trước chuyến bay của tỷ phú Jeff Bezos.
" alt=""/>Tài sản tăng kỷ lục, Jeff Bezos giàu hơn sau một ngày về hưu