Tuy nhiên, từ năm 2017, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức đào tạo liên thông ngành Dược khi chưa đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, đối với thí sinh cao đẳng muốn học lên đại học liên thông chính quy phải có chứng chỉ hành nghề trước khi thi. Nhưng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chấp nhận cho cả những sinh viên cao đẳng chưa có chứng chỉ hành nghề ứng tuyển vào hệ học này.
Cũng theo quy định của Thủ tướng, đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe (trong đó có ngành Dược), không tổ chức đào tạo liên thông theo hình thức vừa học vừa làm, do đó, không được triển khai liên kết đào tạo tại các địa phương.
Việc nhà trường tổ chức thí điểm đào tạo liên thông ngành Dược từ năm 2017 và tổ chức đào tạo tại một số địa phương như đã báo cáo là không đúng quy định hiện hành.
Do đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chính thức yêu cầu Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dừng việc tuyển sinh đào tạo liên thông ngành Dược sai quy định, không thực hiện liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu nhà trường báo cáo chi tiết việc tổ chức liên thông đào tạo ngành Dược theo từng năm (từ năm 2015 đến nay).
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đào tạo "chui" nhiều lớp thạc sĩ
Trước đó, theo thông báo kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT, trong quá trình tuyển sinh, đào tạo những năm 2017, 2018 và 2019, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã để xảy ra nhiều sai phạm.
Cụ thể, năm 2017, trường tuyển sinh trình độ thạc sĩ vượt chỉ tiêu được thông báo. Trong đó, khối ngành III (Kinh doanh và Quản lý, Pháp luật) vượt 79% chỉ tiêu; khối ngành V (Toán và Thống kê, Máy tính và Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và Chế biến, Kiến trúc và Xây dựng, Nông lâm và Thủy sản, Thú y) vượt 35% chỉ tiêu.
Năm 2018, nhà trường tiếp tục tuyển sinh vượt so với chỉ tiêu tự xác định ở các ngành Tài chính - Ngân hàng (vượt 36%), Quản lý Kinh tế (vượt 96,6%), Quản lý công (vượt 98%).
Năm 2019, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ 9/10 ngành, chuyên ngành vượt năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong đó, ngành Quản lý công vượt chỉ tiêu 236%.
Đối với tuyển sinh trình độ đại học chính quy, năm 2018, trường vượt 30,7% và năm 2019 vượt 46,3% so với chỉ tiêu trường tự xác định.
Bên cạnh đó, năm 2017, trường không được thông báo chỉ tiêu văn bằng 2 khối ngành VII nhưng vẫn tuyển sinh và đào tạo 138 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khối ngành này. Đến năm 2018, trường tiếp tục tuyển thêm 342 sinh viên dù không được thông báo chỉ tiêu.
Đặc biệt, trong hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh năm 2017 của một số nghiên cứu sinh còn có dấu hiệu không phải là hồ sơ dự tuyển năm 2017.
Thúy Nga
Sau khi thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã phát hiện ra hàng loạt sai phạm của trường này trong nhiều năm qua.
" alt=""/>ĐH Kinh doanh và Công nghệ bị ‘tuýt còi’ vì nhiều sai phạm đào tạo ngành DượcDo không đủ thể lực, Erik ten Hag cho Ronaldo ngồi dự bị trận ra quân Premier League2022/23, MU 1-2 Brighton. Tuy nhiên, theo cựu trung vệ Quỷ đỏ, Rio Ferdinand thì đó là một sai lầm của chiến lược gia người Hà Lan.
“Đối với một cầu thủ hàng đầu, điều tồi tệ nhất là phải vào sân từ băng ghế dự bị.
Đáng ra, Erik ten Hag cứ để Ronaldođá chính và nói với cậu ấy: anh sẽ chơi 45 phút và làm những gì mình làm.
Ronaldo đủ kinh nghiệm để xử lý kiểu trận đấu như thế. Bạn phải tin tưởng những người như cậu ấy”.
Rio Ferdinand cũng kiên quyết rằng, MU phải giữ lấy Ronaldo, bởi lý do quan trọng này: “Quỷ đỏ không thể để cậu ấy đi. Nếu không, họ sẽ tìm kiếm 24 bàn thắng ở đâu (số bàn Ronaldo ghi cho MU mùa trước)?
Darwin Nunez đã đến Liverpool, còn Haaland gia nhập Man City, MU càng không thể để mất Ronaldo.
Hãy để Ronaldo đá chính. Ngay cả khi cậu ấy chỉ đạt 50% phong độ thì bạn vẫn nên đặt cược vào Ronaldo hơn bất kỳ ai khác trong đội MU.
Không có Ronaldo, mọi chuyện còn tồi tệ hơn với MU. Nếu cậu ấy bắt đầu, bạn có nhiều cơ hội hơn để có được màn trình diễn hiệu quả từ Ronaldo.
Tin tôi đi, Ronaldo đang trở lại mạnh mẽ hơn bất kỳ ai ở Old Trafford. Chỉ là cậu ấy trở lại trước mùa giải muộn nên còn chưa đạt thể lực ngang các đồng đội.
Nhưng hãy lắng nghe, Ronaldo là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá, MU hãy đưa cậu ấy vào sân sớm hơn”.
Ronaldo dự kiến đá chính ở vòng 2 Premier League khi MU làm khách Brentford lúc 23h30 ngày 13/8.
Sau khi kết thúc mùa giải 2021-22, Chelsea nói lời chia tay với hai trung vệ Antonio Rudiger (Real Madrid) và Andreas Christensen (Barca) vì hết hợp đồng.
Ở chiều ngược lại, The Blues mới chỉ có được chữ ký của Kalidou Koulibaly từ Napoli.
Mục tiêu hàng đầu Jules Kounde là thất bại nặng nề của đội ngũ phụ trách thể thao Chelsea. Họ đã đạt thỏa thuận với cầu thủ người Pháp, nhưng rồi để Barcelona giành mất.
Trong diễn biến mới nhất, HLV Tuchel nhắm đến Wesley Fofananhưng mọi chuyện cũng không hề đơn giản.
Nhận biết những khó khăn mà Chelsea trải qua, Leicester quyết định hét giá Fofana lên mức cao nhất có thể.
Daily Mail đưa tin, "Bầy cáo" tuyên bố không ngồi vào bàn đàm phán với mức phí chuyển nhượng thấp hơn 85 triệu bảng (100 triệu euro).
Con số này gần gấp đôi so với số tiền mà Barca lấy Kounde trên tay Chelsea. Gã khổng lồ xứ Catalunya trả cho Sevilla khoản cố định 50 triệu euro, cùng 10 triệu euro theo các điều khoản tùy chọn.
Trong trường hợp các bên thông qua mức giá 85 triệu bảng, Fofana sẽ trở thành trung vệ đắt giá nhất trong lịch sử bóng đáthế giới.
Kỷ lục chuyển nhượng một trung vệ hiện nay thuộc về hợp đồng MU chiêu mộ Harry Maguire, cũng từ Leicester, với giá 80 triệu bảng. Cầu thủ người Anh đang là vấn đề lớn tại Old Trafford.