ThinkPad T400s khá mỏng nhẹ (dày 2,1cm và nặng 1,8kg) nhờ sử dụng màn hình LED 14,1 inch, ổ cứng thể rắn SSD và khung kim loại bảo vệ máy thế hệ thứ hai. Với thiết kế này, Lenovo ThinkPad T400s giảm được khoảng 20% trọng lượng so với laptop ThinkPad T400 (đời cũ), và cũng mỏng và nhẹ hơn so với các dòng máy doanh nhân của các hãng khác khác như Dell E6400 và HP 6930P.
" alt=""/>Lenovo ra mắt ThinkPad T400s cho doanh nhânXã Hướng Đạo, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc những ngày cuối năm 2020, đầu năm 2021 bỗng sôi động và thu hút giới đầu tư bất động sản tìm đến để “săn lùng” những khoảng đất rộng, có vị trí đẹp để thực hiện việc chia tách thửa đất thành từng ô có diện tích khoảng 100m2 rồi rao bán.
Cách thức chuyển đổi đất của giới đầu tư tìm đến xã Hướng Đạo khá giống nhau, họ tìm một khoảng đất đủ rộng, có vị trí gần các điểm công cộng tại địa phương. Sau khi tìm được khoảng đất ưng ý, người đầu tư mua gom các ô đất thành một mảnh lớn, sau đó xây dựng các đường nội bộ bằng bê tông rồi thực hiện việc chuyển đổi đất, phân lô và làm thủ tục tách thửa.
![]() |
82 ô đất được kẻ vẽ như khu dân cư kiểu mẫu tại thôn Dộc Lịch, xã Hướng Đạo |
Thôn Dộc Lịch, xã Hướng Đạo những ngày tháng 4/2021 bỗng “nổi như cồn” khi một mảnh đất rộng hơn 9.000m2 được chia thành 82 ô đất được kẻ vẽ trên thực địa rồi rao bán với giá 3-4 triệu đồng/m2. Nhìn trên bản đồ của người môi giới cung cấp, việc kẻ vẽ các ô đất rải đều trên khoảng đất rộng lớn không khác gì một khu đô thị. Chỉ khác, đây là một khu đô thị nằm trên một ngọn đồi thoai thoải, giữa bốn bề là cây cối của vùng nông thôn huyện Tam Dương.
82 ô đất được phân lô tại thôn Dộc Lịch chỉ là một dẫn chứng rất nhỏ trong thực trạng phân lô, tách thửa tràn làn để rao bán, thổi giá của tỉnh Vĩnh Phúc về thực trạng phân lô, bán nền gây nhiễu loạn thị trường bất động sản, phá vỡ quy hoạch chung và bất chấp các quy định về luật đầu tư bất động sản.
Báo cáo của Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Tam Dương mới đây cho thấy, Từ năm 2020 đến nay, các giao dịch về đất đai sôi động “bất thường”. Đất đai huyện Tam Dương nhận được sự quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, cũng như tỉnh khác.
Nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền tăng cao. Cụ thể, theo số liệu thống kê, trong năm 2015 văn phòng cấp được 1.802 giấy, con số này của năm 2020 là 5.126 giấy.
Tuy nhiên chỉ tính riêng bốn tháng đầu năm 2021 văn phòng tiếp nhận được 6.037 lượt hồ sơ các loại. Tính trung bình, mỗi ngày văn phòng tiếp nhận được 70 lượt hồ sơ các loại chưa kể trả kết quả, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thực hiện cấp 2.700 giấy, chủ yếu là đăng ký biến động thực hiện quyền người sử dụng đất.
Đáng chú ý, việc chia tách thửa từ một thành nhiều mảnh diễn ra theo chiều hướng gia tăng chóng mặt. Tính từ 1/1/2020 đến 30/4/2021 riêng huyện Tam Dương thực hiện chia tách gần 1.000 thửa đất thành gần 3.400 thửa đất với tổng diện tích hơn 1,1 triệu m2.
Riêng bốn tháng đầu năm 2021, trên huyện Tam Dương thực hiện chia tách 449 thửa thành 1.792 thửa với tổng diện tích 582.591 m2. Trong đó việc chia tách từ 1 thửa thành từ 10 thửa trở lên là 37 thửa thành 557 thửa. Việc tách thửa tăng cao so với các năm, ở năm 2019 là 106 thửa, con số này của năm 2020 là 437 và bốn tháng đầu năm 2021 là 449.
Không chỉ riêng địa bàn huyện Tam Dương, các huyện, thành phố khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng ghi nhận số lượng tách thửa tăng cao. Chỉ tính từ tháng 1/2020 đến 20/4/2021 đã có 3882 thửa được tách. Đáng chú ý, có trường hợp một hộ dân có đất tách từ 1 thửa thành 82 thửa mới.
![]() |
Các ô đất được tách thửa tại thôn Giếng Mát, xã Hướng Đạo |
Tội phạm lợi dụng cơn sốt đất lập dự án “ma”
Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc Phan Xuân Khung cho VietNamNet biết, đại dịch Covid-19 khiến nhiều người dân trong thời gian nhàn rỗi có tiền tích lũy về tài chính đã tìm đến cơ hội đầu tư bất động sản với hy vọng làm giàu trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước.
Với việc các khu công nghiệp đang được quy hoạch và xây dựng tại huyện Tam Dương đã thu hút rất đông giới đầu tư bất động sản tìm đến khi nhận định lượng lớn lao động sẽ đổ dồn về trong thời gian 1-2 năm tới. Khi lao động tăng cao thì nhu cầu về nhà ở theo đó cũng tăng lên nên việc đón làn sóng mới được chuẩn bị từ khá sớm.
Việc quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp Tam Dương nằm trên các xã Hướng Đạo, Đạo Tú (huyện Tam Dương) đã khiến đất nền tại hai xã sôi động bất thường. Có thể nói, chưa bao giờ cơn sốt đất lại lớn và nóng lên bất thường như tại hai xã này. Có thời điểm, chỉ sau một đêm, giá trị mỗi ô đất đã tăng lên chóng mặt, khác xa với giá trị thực tế vốn có.
![]() |
Thống kê việc chia tách thửa tại Vĩnh Phúc từ tháng 2/2020-4/2021 |
“Mặc dù là xã ở vùng nông thôn nhưng có thời điểm đất nền tại xã Hướng Đạo còn cao hơn cả khu vực đô thị như Vĩnh Yên và Phúc Yên”, ông Phan Xuân Khung nhìn nhận.
Theo ông, thực trạng người dân san ủi tạo mặt bằng trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm dù chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp hoặc đất thổ cư từng diễn ra tràn lan, có thời điểm khó kiểm soát.
Thậm chí việc chia tách thửa đất, kẻ vẽ, làm đường giao thông nội bộ ngay trên địa bàn mà chính quyền các xã không hay biết hoặc biết nhưng không có biện pháp đủ mạnh để kiềm chế. Việc buông lỏng từ địa phương đã đẩy tình trạng phân lô bán nền càng trở nên phức tạp, không khó để tìm thấy các ô đất được chia ô từ những hàng gạch đỏ dọc các tuyến đường ở các thôn, xã ở các huyện.
Việc các giao dịch bất động sản nóng lên bất thường tạo nên cơn sốt đất ảo đã tạo cơ hội cho không ít đối tượng lừa đảo khiến nhiều người rơi vào cảnh trắng tay khi mua phải dự án “ma”.
Điển hình nhất có thể kể đến trường hợp dự án ma mang tên “Khu đô thị Đại An” của bà Đỗ Thúy Miên (SN 1982, trú huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Cuối năm 2020, lợi dụng cơn sốt đất, Miên mua gom khoảng 6 ha đất trồng lúa và một số loại đất khác các hộ dân tại huyện Tam Đảo, Tam Dương và Bình Xuyên.
Mặc dù chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện dự án khu đô thị nhưng Miên đã tự ý thuê người vẽ bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, lập hồ sơ dự án khu đô thị, nhà ở, phân lô tách thửa thành hàng trăm ô đất với diện tích khoảng 100m2 mỗi ô rồi lên bảng giá và rao bán kèm theo cam kết từ 8-12 tháng sau khi ký hợp đồng sẽ có sổ đỏ. Có ít nhất 131 ô đất đã bị Miên lừa bán với khoảng 30 tỷ đồng.
Tháng 10/2021, Công an tỉnh Vĩnh Phúc tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam Miên để điều tra về hành vi lập dự án khu đô thị trên đất nông nghiệp lừa bán cho nhiều người.
Cách xử trí của Vĩnh Phúc
Tình trạng thị trường bất động sản sôi động bất thường với những cơn sốt đất tại huyện Tam Dương buộc tỉnh Vĩnh Phúc phải vào cuộc nắm bắt và có động thái cứng rắn để kiềm chế.
Trong một văn bản phát đi gửi các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố hồi cuối tháng 4/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước nhận định “trong giai đoạn từ cuối năm 2020, tình trạng giá đất tăng bất thường tại một số địa phương trên địa bàn đang là điểm nóng gây xôn xao dư luận, tiềm ẩn nguy cơ tạo nên một cơn sốt đất ảo ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai”.
![]() |
Cơn sốt phân lô, bán nền được kiềm chế sau nhiều lỗ lực của tỉnh Vĩnh Phúc |
Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận thực trạng, tình trạng chia tách thửa đất không theo quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng đất nền tự phát diễn ra tại một số huyện, thành phố.
Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những đơn vị tham mưu chủ lực đã có những động thái cứng rắn nhằm kiềm chế, siết chặt hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, việc phân lô, bán nền, kinh doanh bất động sản của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
Một lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, từ cuối tháng 4/2021 Sở đã yêu cầu các văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và các huyện, thành phố cấp trích lục đến từng thửa đất khi và chỉ khi toàn bộ thửa đất phù hợp quy hoạch được duyệt.
“Việc phân lô, tách thửa đất nhỏ phải được UBND huyện, thành phố cho phép và phê duyệt trên cơ sở ý kiến đồng thuận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất xin tách. Bên cạnh đó, chúng tôi yêu cầu chặt với việc đầu tư hạ tầng khu đất xin tách thửa khi xây dựng xong phải đảm bảo đấu nối với hạ tầng trong khu vực, đảm bảo các điều kiện cho người nhận chuyển nhượng đất xây nhà để ở”, lãnh đạo Sở TN&MT nói.
Sở TN&MT yêu cầu điều kiện tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa đối với khu vực thành phố, thị trấn đảm bảo diện tích tối thiểu là 30m2, chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m. Khu vực còn lại, với đồng bằng tối thiểu là 50m2, trung du và miền núi là 100m2 với điều kiện mặt tiền không nhỏ hơn 5m.
![]() |
Các "dự án" có dấu hiệu sai phạm đang nằm im bất động chờ kết luận của chính quyền |
Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, có hai phương án đối với việc chia tách đất nhằm kiềm chế việc “bát nháo” phân lô, bán nền. Cụ thể, đối với trường hợp chia tách thửa đất để thừa kế, hiến tặng cho người trong gia đình (không đầu tư hạ tầng, không phân lô và không chuyển nhượng kinh doanh bất động sản) thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất.
Đối với trường hợp đã chia tách đất, có xây dựng đường giao thông và có dấu hiệu kinh doanh bất động sản, hiện trạng thửa đất được phân lô chưa hoàn thiện các hệ thống hạ tầng theo quy định thì tạm dừng cấp quyền sử dụng đất.
Tính từ thời điểm tháng 4/2021 đến tháng cuối tháng 10/2021, theo báo cáo của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, trên địa bàn các huyện không phát sinh các trường hợp phân lô bán nền với mục đích kinh doanh bất động sản. Các giao dịch chia tách thửa thông thường trong gia đình vẫn được các địa phương thực hiện theo quy định.
Đoàn Bổng
" alt=""/>‘Loạn’ phân lô, bán nền và cách xử trí của Vĩnh PhúcKhông gian nghỉ dưỡng xanh mát, tràn ngập cỏ hoa của anh Luân và chị Duy ở Đà Lạt
Nghĩ là làm, năm 2018, vợ chồng chị Duy lên Đà Lạt, tìm mua một mảnh đất rộng 3.000m2 để dựng nhà, làm vườn, trồng trọt cây cối, hoa lá. Chị cho biết, Đà Lạt là vùng đất có phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm nên phù hợp với những ai có kế hoạch “bỏ phố về quê”.
“Thời điểm đó, hai vợ chồng mình biết khu đất này đang được rao bán với giá khá rẻ mà vị trí lại gần trung tâm nên quyết định mua luôn làm “của để dành”. Nhưng để không vài năm thấy phí quá, mà cả hai luôn mong muốn có chốn nghỉ dưỡng riêng, không xô bồ nên bàn bạc và bắt tay vào cải tạo đất, dựng homestay. Đây sẽ là nơi để cả gia đình về nghỉ ngơi, vui chơi mỗi khi có thời gian rảnh rỗi”, chị Duy nói.
![]() | ![]() | ![]() |
Không gian nhà vườn nghỉ dưỡng được khởi công xây dựng từ năm 2022 và hoàn thiện vào đầu năm 2023
Không gian nhà vườn nghỉ dưỡng của anh Luân chị Duy nằm trên đường Cao Bá Quát, phường 7, TP. Đà Lạt. Cách đó không xa là một số địa điểm du lịch, quán cà phê có thiết kế tuyệt đẹp, hút khách tới chụp hình, check-in như: Người Thường Ơi, Anais Concept & Cafe, Vườn Sen Đá,…
Mỗi dịp về đây, gia đình chị Duy cũng tranh thủ khám phá nhiều điểm đến lân cận, tận hưởng những chuyến vi vu ngắn ngày mà không cần đi du lịch đâu xa, vừa giải tỏa căng thẳng, vừa tiết kiệm chi phí.
Nữ gia chủ 32 tuổi cho biết, mảnh đất rộng 3.000m2 nhưng hiện mới sử dụng 2/3 diện tích, chia thành các khu vực riêng biệt, đảm bảo đầy đủ tiện nghi và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Cụ thể, ở phía dưới khu đất, cặp vợ chồng đến từ TP.HCM dành 1.000m2 để dựng homestay và thiết kế sân vườn. Đây sẽ là không gian thư giãn, nghỉ ngơi và tổ chức tiệc nướng ngoài trời.
![]() | ![]() |
Khu vực homestay được thiết kế và trang trí theo phong cách vintage pha chút hiện đại
Tại homestay, nội thất được sử dụng toàn bộ từ chất liệu gỗ. Các phòng được phân chia hợp lý, thiết kế khép kín với diện tích từng phòng là 15m2. Bên ngoài có bếp, trang bị đầy đủ tiện nghi, vừa phù hợp công năng cho gia đình sử dụng, vừa giúp vợ chồng chị Duy thoải mái đón tiếp khách quý, người thân, bạn bè ghé chơi hay nhóm đông người.
![]() | ![]() |
Mỗi phòng đều được thiết kế tách biệt nhau và có khoảng hiên trước phòng nên rất thoáng mát
![]() | ![]() |
Những chậu hoa, tiểu cảnh được bài trí khắp không gian, tạo sự xanh mát và gần gũi thiên nhiên
Xung quanh homestay, gia chủ cũng đầu tư chăm sóc, trồng thêm nhiều giống cây xanh và các loài hoa đa màu sắc để tô điểm không gian sống thêm phần đẹp mắt như hương thảo, hoa hồng, hoa cúc, nhất chi mai, lài nhật, dã quỳ,…
Còn phần diện tích 1.000m2 phía trên đồi được bố trí trồng cỏ và cây xanh, tạo góc thư giãn trong lành, xanh mát. Từ khu vực này, các thành viên có thể mở rộng tầm nhìn ra xa, ngắm cảnh Đà Lạt tuyệt đẹp từ trên cao và chụp hình thỏa thích.
![]() | ![]() |
Khu vực đồi cỏ xanh mát, có thể ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh Đà Lạt từ trên cao rất mộng mơ
Người phụ nữ 32 tuổi tiết lộ, thời gian cải tạo và xây dựng không gian nhà vườn của hai vợ chồng chị không gặp nhiều khó khăn. Địa hình và đường đi tới đây tương đối bằng phẳng nên việc thi công, thiết kế khá thuận lợi.
Tuy nhiên, chi phí thuê nhân công ở Đà Lạt khá cao nên anh Luân quyết định tự làm, kết hợp cùng một số người quen ở quê để hoàn thiện mọi thứ, vừa tiết kiệm kinh phí, vừa thoải mái thiết kế homestay theo sở thích riêng.
![]() | ![]() |
“Từ khi hoàn thiện homestay này, tháng nào gia đình mình cũng tới Đà Lạt nghỉ dưỡng. Đây là ngôi nhà thứ 2 của hai vợ chồng nên chúng mình thường xuyên lui tới để chăm chút cho không gian sống ngày càng đẹp hơn. Cũng nhờ có chốn nghỉ dưỡng này mà các thành viên ít đi du lịch nơi khác hơn trước, không cảm thấy “cuồng chân” hay muốn đi đâu xa. Thậm chí bất cứ lúc nào rảnh rỗi hoặc vào dịp lễ, Tết, cả nhà lại về đây chơi, vừa có không gian cho các con khám phá, vừa tiết kiệm chi phí lại không ồn ào, xô bồ”, chị Duy bày tỏ.
Phan Đậu - Ảnh: Duy Trần
" alt=""/>Cặp vợ chồng TPHCM ‘bỏ phố về rừng’, dựng chốn du lịch xanh mát 2.000m2 ở Đà LạtTheo Quyết định số 322/2000/QĐ-TTG của Thủ tướng thì đề án được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2005, với mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân sách nhà nước dành cho kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài năm 2000 là 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Đề án 322 đã được kéo dài tới 10 năm.
![]() |
Một số kết quả của Đề án 322 sau 10 năm triển khai |
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT thừa nhận còn có nhiều bất cập trong việc thực hiện đề án như phương thức đào tạo phối hợp gặp khó khăn do người học hạn chế về ngoại ngữ, trong khi việc hỗ trợ bồi dưỡng ngoại ngữ cho ứng viên khi còn ở trong nước chưa được chú trọng đúng mức. Quy định trong việc cử người đi học cứng nhắc nên đã không khuyến khích được những người trẻ có năng lực đi học. Việc điều chỉnh mức sinh hoạt phí chậm thực hiện, việc chuyển sinh hoạt phí cho người học ở nhiều nước cũng bị chậm trễ.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là: “Số lưu học sinh là sinh viên đi học trở về nước rất ít được các cơ quan Nhà nước tuyển dụng với lý do hạn chế chỉ tiêu và điều kiện tuyển dụng cán bộ” - theo đánh giá của lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời điểm đó.
Ông Phạm Sỹ Tiến, người đầu tiên nhận trọng trách điều hành Đề án 322, từng nhận định: “Điều đáng buồn nhất của đề án là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp”.
Đề án 911: Kinh phí 14.000 tỷ đồng nhưng 'ế ẩm'
Sau khi Đề án 322 dừng, Ngày 7/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định Phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020” (Đề án 911).
Trong các mục tiêu của Đề án 911, có con số cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ.
Mặc dù vậy, Đề án 911 triển khai đến hết năm 2016 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD-ĐT phải dừng tuyển sinh từ năm 2017.
![]() |
Đề án 911 phải dừng vì không hiệu quả. Tỉ lệ % trên tổng chỉ tiêu tính đến cuối năm 2016 |
Tính từ 2012-2016 mới tuyển được 2.062 nghiên cứu sinh đào tạo trong nước, đạt 36% chỉ tiêu. Trong đó, có 703 nghiên cứu sinh đến thời hạn kết thúc thời gian nghiên cứu nhưng mới chỉ có 165 nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án đúng thời hạn (đạt tỉ lệ hơn 23%).
Đối với đào tạo phối hợp, chỉ có 1 nghiên cứu sinh tại Pháp, trong số 1.300 chỉ tiêu của giai đoạn 2012-2016.
Trong khi đó, từ năm 2012 đến hết năm 2016, có 2.926 người trúng tuyển đào tạo ở nước ngoài nhưng chỉ có 1.961 người (gần 34% chỉ tiêu) được làm thủ tục đi học… Còn hơn 900 ứng viên trúng tuyển chưa đi học sẽ chỉ có khoảng 400 người làm thủ tục đi học trong năm 2018.
Đây là con số quá ít ỏi so với mục tiêu đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ. Bộ GD-ĐT khẳng định: Đề án 911 không thể đạt được mục tiêu theo kế hoạch.
Đề án 89: Giảm mục tiêu?
Dừng Đề án 911 nhưng cuối năm 2017, Bộ GD-ĐT lại tiếp tục soạn thảo và công bố dự thảo Đề án mới nhằm đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học.
Dự thảo đề án có tên "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025 tầm nhìn 2030", sau này thành đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025".
Sau nhiều lần dự thảo, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ và ngày 18/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 89 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030" (Đề án 89).
Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, để thực hiện mục tiêu của Đề án 89, trong 10 năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.
Như vậy, nếu so với mục tiêu của Đề án 911 đào tạo 20.000 tiến sĩ trong 10 năm, thì mục tiêu của Đề án 89 đã giảm số lượng hơn một nửa.
Sau tới 2 năm 4 tháng kể từ ngày Đề án được phê duyệt, Thông tư để triển khai Đề án này vẫn chưa được ban hành dù đã có dự thảo.
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn triển khai Đề án trong năm 2021 và 2022. Công văn được ban hành ngày 13/5, yêu cầu các trường muốn tham gia đào tạo đăng kí trước ngày 20/5, gửi danh sách ứng viên trước ngày 15/6. Bộ GD-ĐT sẽ thông báo danh sách trúng tuyển trước ngày 30/6/2021.
![]() |
Một số nội dung của Đề án 89 |
Xem Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (Đề án 89) TẠI ĐÂY
Xem CV 1943 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn Đề án 89 năm 2021 - 2022 TẠI ĐÂY
Phương Chi (tổng hợp)
Để chia sẻ ý kiến, góc nhìn của mình, quý độc giả vui lòng gửi về email: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!
Phó Hiệu trưởng một trường đại học lớn nhận xét rằng việc yêu cầu các trường đóng vai trò chính cả trong việc bồi hoàn (nếu có) kinh phí đào tạo tiến sĩ cho giảng viên là khó, nhưng nếu Bộ GD-ĐT “ôm” thì cũng khó nốt.
" alt=""/>Có gì mới ở đề án 89 cử giảng viên làm tiến sĩ?