Các nhà nghiên cứu trên 30 quốc gia tuyên bố sẽ từ chối ghé thăm hay hợp tác cho đến khi KAIST ngừng việc phát triển loại vũ khí không cần sự kiểm soát của con người.
Tuy nhiên, KAIST nói rằng không có ý định tham gia vào sự phát triển của hệ thống vũ khí tự động gây chết người.
Hiệu trưởng Sung-Chul Shin cho biết KAIST nhận thức rõ rệt vấn đề đạo đức liên quan đến A.I. “Tôi khẳng định một lần nữa KAIST sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động nghiên cứu nào chống lại nhân loại, bao gồm các vũ khí không cần đến sự kiểm soát của con người”, ông nhấn mạnh.
Trung tâm mới của KAIST sẽ đầu tư nghiên cứu sử dụng A.I hỗ trợ cho chỉ huy và kiểm soát hệ thống quốc phòng, điều hướng phương tiện không người lái dưới đáy biển, đào tạo máy bay thông minh, theo dõi và nhận dạng các đối tượng.
" alt=""/>Robot sát thủ đang được bí mật phát triển ở Hàn QuốcNhư đã thông báo từ trước, ngày 11/4 tới CEO Mark Zuckerberg sẽ phải ra điều trần trước Ủy ban Năng lượng và Thương mại Mỹ vào 10h sáng (giờ Mỹ) để trả lời về việc sử dụng và bảo vệ dữ liệu người dùng của Facebook.
Trước đó vị CEO đã có một cuộc phỏng vấn với các phóng viên qua điện thoại - một điều mà anh chưa từng làm trước đây. Trong cuộc gọi này, Mark xin lỗi người dùng vì vụ bê bối lần này, đồng thời thông báo rằng công ty sẽ không sa thải bất cứ ai vì scandal rò rỉ dữ liệu với Cambridge Analytica của Facebook. Tuy nhiên, anh cũng bày tỏ sự hối hận vì trước đây đã sai lầm trong việc bác bỏ báo cáo rằng các nhóm người Nga, cùng với những người khác, đưa thông tin giả mạo lên Facebook để lôi kéo cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử Tống thống năm 2016.
Dưới áp lực từ dư luận và thậm chí từ chính Cổ đông lớn trong Hội đồng quản trị Facebook yêu cầu Mark Zurkerberg phải từ chức. tỷ phú 33 tuổi này vẫn cho rằng mình là người phù hợp nhất để lãnh đạo Facebook lúc này: "Cuộc sống là học hỏi từ những sai lầm và tìm ra những gì bạn cần làm để tiến lên phía trước. Thực tế là khi bạn đang xây dựng lên Facebook - một thứ chưa từng có trên thế giới, bạn làm tốt ở mặt này thì cũng sẽ sai sót ở mặt khác".
Dù có bào chữa thế nào thì Mark cũng không tránh khỏi 6 câu hỏi lớn dưới đây về Facebook và trách nhiệm của mình trước Quốc hội Mỹ vào ngày 11/04:
1. Tại sao người dùng lại tin rằng Facebook sẽ bảo mật cho sự riêng tư của họ?
Phải mất nhiều năm kể từ khi vụ việc xuất hiện vào năm 2016, Facebook mới thú nhận sự thực những gì xảy ra ở Cambridge Analytica. Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là sau chừng đấy "bê bối" thì thời điểm này người dùng lại phải tiếp tục tin tưởng công ty? Trong khi tại một cuộc phỏng vấn với TechRepublic, Thống đốc bang New York - Eric Schneiderman cho biết họ đã hoàn toàn mất lòng tin ở mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Lòng tin của người dùng chính là thước đo cho lợi nhuận của Facebook. Nó phụ thuộc vào việc cư dân mạng có thấy đủ thoải mái để chia sẻ thông tin hay không. Khi mà sự tin tưởng biến mất, đồng nghĩa với dữ liệu người dùng không còn. Tất nhiên việc kinh doanh doanh quảng cáo hay bất cứ dịch vụ nào trên nền tảng của Facebook cũng lao đao.
2. Nguồn nhân lực có quá ít để quản lý được Facebook quá lớn và phức tạp không?
Facebook thu hút hơn 2 tỷ người dùng một tháng - gần gấp hai lần dân số của quốc gia đông dân nhất thế giới. Zuckerberg cho biết công ty sẽ thuê 20.000 người làm việc về an ninh và kiểm soát nội dung. 20.000 người liệu có phải là nguồn nhân lực đủ để kiểm soát và quản lý 2 tỷ cư dân mạng?
Mark cho rằng Facebook sẽ xem xét sử dụng trí thông minh nhân tạo trong tương lai để giúp kiểm soát Facebook tốt hơn, thế nhưng phải thừa nhận rằng mất nhiều năm nữa công nghệ này có thể phát triển đủ mạnh và quy mô đủ lớn để có thể tin cậy được.
" alt=""/>6 câu hỏi mà CEO của Facebook sẽ phải trả lời trước Quốc hội trong tuần này"Với tổng số hơn 64 triệu tài khoản thì 427.466 là con số không quá lớn. Nhưng đó mới chỉ là số tài khoản ước tính trong bê bối với CA. Hằng hà sa số các ứng dụng khác vẫn chưa được thống kê", Trọng Nhân, chuyên gia digital marketing tại TP.HCM nhận định.
![]() |
Việt Nam đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng 10 nước có ảnh hưởng từ bê bối Cambridge Analityca. Ảnh: Newsroom Facebook |
Ngoài ra, đứng đầu bảng xếp hạng 87 triệu người dùng lộ thông tin là Mỹ với 70,6 triệu tài khoản. Xếp thứ hai là Phillippin với 1,7 triệu người.
"Chúng tôi hy vọng có nhiều thay đổi tích cực trong những tháng tới và sẽ tiếp tục cập nhật thêm", Mike Schroepfer, Giám đốc Công nghệ của Facebook mong muốn những thay đổi dưới đây giúp cải thiện phần nào "lỗi lầm" của mình.
Cụ thể, Facebook sẽ loại bỏ tính năng tìm bạn bè từ số điện thoại, các ứng dụng, trang, nhóm sẽ không có quyền lấy danh sách bạn bè, tôn giáo, mối quan hệ và nhiều thông tin cá nhân khác.
Thêm vào đó, từ ngày 9/4, Facebook sẽ hiển thị một liên kết nằm trên cùng của dòng thời gian giúp người dùng kiểm soát, xoá các ứng dụng không dùng trong thời gian dài.
![]() |
Sau hàng loạt các thay đổi, Facebook chỉ có thể giải quyết vấn đề hiện tại và tương lai. Những thông tin mạng xã hội này lộ trong quá khứ sẽ không thể đòi lại được. |
Bên cạnh đó, nếu ứng dụng không được dùng trong ba tháng, các thông tin trên sẽ không thể truy cập.
Tuy nhiên ở phần lịch sử nghe gọi, tin nhắn, Facebook sẽ tiếp tục thu thập và lưu giữ với thời hạn một năm. Facebook giải thích việc này nhằm gợi ý cho người dùng nhưng liên lạc gần nhất của họ, giúp tiện lợi hơn trong giao tiếp.
" alt=""/>VN trong top 10 nước lộ thông tin Facebook nhiều nhất thế giới