Theo HP Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lưu trữ, bảo mật dữ liệu và dễ dàng cài đặt phần mềm của các doanh nghiệp nhỏ, HP ProLiant MicroServer có thiết kế nhỏ gọn, kích thước 26,7 x 26 x 21cm (tương đương một quyển sách) nhưng được trang bị bộ xử lý AMD AthonTM II Neo N36L tốc độ 1.3GHz, tích hợp 4 khay cho ổ cứng SATA 2TB, 3.5-inch, cung cấp chỗ chứa lên tới 8TB, có 2 khe cắm RAM hỗ trợ tới 8GB.
Ngoài ra, thiết bị còn được trang bị bo mạch chủ của HP với khe cắm PCI Express để có thể cắm card hỗ trợ tính năng quản lý từ xa.
" alt=""/>HP bán máy chủ giá chỉ hơn 8 triệuMột năm với nhiều sức ép
Năm 2011 được xem là một năm ít thành công đối với những người kinh doanh điện thoại thương hiệu Việt. Các hãng như Q-Mobile, Mobistar hay FPT Mobile gần như chỉ tung ra lượng sản phẩm rất hạn chế. So với năm 2010, thị trường điện thoại thương hiệu Việt trong năm 2011 có thể nói là “trầm lắng”.
Nguyên nhân chính của việc này đó chính là họ chịu sức ép rất lớn ở dòng điện thoại giá rẻ của các hãng nổi tiếng đang có mặt tại VN như Samsung, Nokia, LG… Cụ thể, ở lĩnh vực smartphone giá rẻ, sau khi Q-Mobile tung ra chiếc S10 với giá 4 triệu đồng, Samsung bất ngờ tung ra Galaxy Y với mức giá chỉ hơn 3 triệu đồng. Sau sự kiện này, đại diện nhiều hãng cho biết, họ phải dừng kế hoạch smartphone thương hiệu Việt giá rẻ của mình bởi để làm được chiếc smartphone dưới 3 triệu với các tính năng cao cấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm của Samsung là rất khó. Chưa kể, về độ uy tín và giá trị thương hiệu, Samsung hơn họ ở tất cả mọi mặt.
Vì thế, những nhận định về một cuộc đổ bộ của smartphone giá rẻ sử dụng hệ điều hành Android từ các hãng sản xuất điện thoại thương hiệu Việt trong năm 2011 đã không xảy ra, thay vào đó dòng điện thoại phổ thông 2 sim 2 sóng vẫn được các hãng duy trì.
Tuy nhiên, mọi việc vẫn chưa dừng ở đó, khi ở giai đoạn nửa cuối năm 2011, điện thoại thương hiệu Việt lại một lần nữa chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ "người khổng lồ" Nokia, khi hãng này tung ra một loạt mẫu điện thoại giá rẻ 2 sim 2 sóng, mức giá dưới 2 triệu đồng. Theo hệ thống các siêu thị lớn bán điện thoại di động trong cả nước, các dòng điện thoại của Nokia bằng uy tín của mình đã thu hút rất nhiều người dùng, dẫn đến hệ quả là nhiều sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt của các hãng bị sụt giảm doanh thu và khó bán. Bên cạnh đó, một số hãng như LG, Samsung… cũng bắt đầu tham gia vào phân khúc này.
Xác định điều đó, các hãng như Q-mobile, Mobistar đã tung ra các mẫu điện thoại ở phân khúc tiền smartphone cảm ứng, giá rẻ, tích hợp các chương trình chat, lướt web và xem phim 3D… nhằm định cho mình một hướng đi riêng. Có điều, mọi việc vẫn chưa thể thành công khi một lần nữa sức ép tiếp tục đổ dồn lên đầu họ.
" alt=""/>Nhiều hãng ĐTDĐ thương hiệu Việt trước nguy cơ 'đóng cửa'