![]() |
Hoa hậu Việt Nam 1992 tạo hình cá tính với phong cách menswear trong bộ đồ màu trắng, gồm áo blazer phối vải cách điệu và quần âu chất liệu organza. Phần tay loe, dây rút mới lạ không chỉ là điểm nhấn của outfit mà còn giúp hình ảnh của Hà Kiều Anh trở nên mềm mại hơn. |
![]() |
Giám khảo Miss World Việt Nam ngọt ngào, thanh lịch với áo voan thắt nơ màu hồng pastel và chân váy bút chì thêu hoa lyly trắng. Người đẹp để tóc xoăn nhẹ, chọn bông tai màu bạc và đồng hồ để hoàn thiện outfit của mình. |
![]() |
Người đẹp 7X trẻ trung trong chiếc váy tone hồng – tím “hack tuổi” ấn tượng. Với thiết kế tay bồng, cổ V, dáng xòe ngắn được thắt nơ ngang eo, Hà Kiều Anh phối cùng bông tai ngọc trai và đồng hồ tối giản. Khó có thể tin được cô đã bước vào độ tuổi U50. |
![]() |
Hoa hậu gốc Huế rạng ngời trong thiết kế màu hồng đất bó sát tôn dáng. Chiếc váy trễ ngang vai với điểm nhấn là bông hoa calla đắp nổi giúp Hà Kiều Anh khoe khéo bờ vai và làn da không tì vết. Kiểu tóc buộc cao và layout make-up trong trẻo tôn đường nét gương mặt khiến người đẹp thu hút mọi ánh nhìn. |
![]() |
Thiết kế lệch vai và ôm sát vòng eo giúp bà mẹ 3 con khoe sắc vóc. Với chiếc váy đơn sắc này, người đẹp Hà thành chọn phối cùng túi hiệu Dolce&Gabbana trên dưới 50 triệu đồng cùng đôi cao gót mũi nhọn đình đám của Amina Muaddi gần 30 triệu đồng. |
![]() |
Dù bật mí đã tăng 1,5 kg sau thời gian cách ly, nhưng nhìn vào vóc dáng và thần thái sang chảnh hiện tại, Hà Kiều Anh vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ. Cô diện áo vest cổ bóng và chân váy voan màu gold sáng, đi kèm thắt lưng to bản làm điểm nhấn và đôi giày đen tone-sur-tone. |
![]() |
Cùng một kiểu tóc, lối trang điểm và túi xách tương tự, Hà Kiều Anh khi thì cổ điển với áo tay phồng và chân váy xòe đuôi cá vải gấm cao cấp, lúc lại đài các trong chiếc váy nhung dài tay thân bồng, ngắn trên gối. Cả hai bộ trang phục được kết hợp hoàn hảo với hoa tai ngọc trai và túi Chanel nhỏ xinh gần 120 triệu đồng. |
![]() |
Người đẹp để lại ấn tượng với hai mẫu váy có tạo hình khối hoa lớn trước ngực màu trắng và vàng chanh, phối cùng bông tai ngọc trai và giày cao gót trắng. Sở hữu nét đẹp quý phái gần như không góc chết, Hà Kiều Anh vẫn luôn đẹp rạng ngời dù tạo bất cứ kiểu tóc nào, từ tóc dài buông xõa đến tóc ngắn lệch ngôi. |
![]() |
Hà Kiều Anh đẹp dịu dàng trong chiếc váy xanh ngắn tay, với phần rút nơ chạy dọc thân váy đẹp mắt. Cô chọn mẫu giày satin nổi tiếng của Manolo Blahnik có giá khoảng 25 triệu đồng để kết hợp hài hòa với chiếc váy dáng dài của mình. |
![]() |
Nổi bật, ấn tượng mà vẫn mang tính thời trang, người đẹp gốc Hà Nội ghi điểm nhờ cách phối đồ tinh tế với váy dập ly dáng rộng, tay cánh dơi màu vàng và đôi giày cao mũi nhọn đồng màu. Với thiết kế này, Hà Kiều Anh chọn kiểu tóc tết búi cao và bông tai hình tròn để tổng thể thêm hiện đại. |
![]() |
Những thiết kế vải voan, lụa không chỉ đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc mà còn còn có tính ứng dụng cao trong những chuyến du lịch. Hà Kiều Anh đẹp thướt tha trong 3 chiếc váy maxi khác nhau: váy tay bồng loang màu vàng – trắng, váy bèo cổ yếm màu vàng và váy loang tone đỏ - cam nổi bật. |
![]() |
Bên cạnh đó, người đẹp cũng sở hữu những chiếc váy dài nền nã màu trắng và xanh ngọc. Cả 2 thiết kế đều có những điểm khoe khéo bờ vai và xếp tầng thân dưới giúp vóc dáng người mặc thêm cao ráo, thanh thoát. |
![]() |
Hà Kiều Anh nổi bật dưới ánh hoàng hôn bên bờ biển trong set đồ màu hồng đậm, gồm áo sơ mi và quần âu. Nữ diễn viên phim “Hạnh phúc có thật” phối cùng bộ phụ kiện ngọc trai và mắt kính màu xanh nước biển, tạo nên vẻ ngoài vừa thời thượng vừa phóng khoáng. |
![]() |
Tạo dáng trong mẫu váy hồng nude, Hà Kiều Anh hóa nàng thơ với nhan sắc vượt xa tuổi thật. Nàng Hậu sinh năm 1976 yêu kiều trong thiết kế tay bồng, cổ vuông, bo chun khoe vòng eo và phần thân dưới xếp tầng xòe rộng. |
![]() |
“Người đẹp không tuổi” của showbiz Việt lạnh lùng với thiết kế màu beige với chi tiết cổ sâu và đai váy thắt gọn làm điểm nhấn. Hà Kiều Anh kết hợp cùng túi xách da mini nàu nâu tone-sur-tone, mắt kính và bông tai tối giản. |
![]() |
Nữ diễn viên nhẹ nhàng khi diện váy bút chì màu hồng pastel, quý phái khi kết hợp thêm vòng cổ ngọc trai, kính mắt tròn đậm chất retro và kiểu tóc búi thấp chuẩn quý cô. Đi kèm là túi xách Dior có giá khoảng 40 triệu đồng và giày cao gót đính hoa điệu đà được Hà Kiều Anh kết hợp đồng điệu với trang phục. |
![]() |
Hà Kiều Anh trẻ trung trong chiếc váy trắng với phần thân trên bó sát và chân váy xếp ly, tóc xõa nhẹ nhàng kết hợp cùng bông tai ngọc trai. |
![]() |
Trong thiết kế mang chất liệu voan tơ đỏ - trắng, Hà Kiều Anh chọn kiểu tóc xoăn nhẹ và lối trang điểm tone cam nhẹ nhàng, kết hợp hài hòa cùng vòng tay, đồng hồ tối giản. |
Hà Kiều Anh đoạt danh hiệu Hoa hậu Việt Nam năm 1992 khi mới 16 tuổi khi đang là sinh viên năm thứ nhất của Nhạc viện TP.HCM. Hà Kiều Anh sinh ra tại Hà Nội nhưng quê gốc ở Thừa Thiên Huế. Hà Kiều Anh là cháu ngoại của ông Vương Quốc Mỹ, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, cháu nội Đại tá Hà Văn Lâu, nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Hiện nay ngoài công việc kinh doanh, cô vẫn đi dự sự kiện và làm giám khảo của nhiều cuộc thi sắc đẹp.
Linh Chi
Dàn chân dài có dịp hội tụ ở sự kiện ra mắt thời trang tại Hà Nội.
" alt=""/>Hà Kiều Anh ngày càng trẻ trung, thanh lịch ở tuổi 45![]() |
Dù nghỉ hưu đã gần 30 năm nay nhưng ông Huỳnh Văn Minh, nguyên giảng viên Trường ĐH Cần Thơ, vẫn còn lưu giữ hàng nghìn tấm thẻ sinh viên |
![]() |
Ông bắt đầu lưu giữ thẻ từ năm 1963. Tại những lớp được phân công giảng dạy, ông luôn yêu cầu sinh viên nộp cho ông những tấm ảnh cá nhân và những thông tin cơ bản nhất. Mục đích của người thầy giáo này là để tìm hiểu sinh viên, sau đó là để thầy trò có thể trao đổi với nhau. |
![]() |
Trải qua gần nửa thể kỷ, những tấm thẻ sinh viên dù nhuốm màu thười gian nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Ông Minh xếp thẻ theo từng khóa học, cột bọc dây chun cẩn thận và bỏ vào những chiếc hộp. Mỗi khi có dịp, ông lại mang ra xem lại và nhớ về những ngày còn trên bục giảng. |
|
Từng giảng dạy gần 50.000 sinh viên các khóa, ông Minh không nhớ được cụ thể từng người nhưng nhờ những tấm thẻ này mà ông vẫn nhớ những thông tin cơ bản nhất. |
![]() |
"Sinh viên có người thành đạt, có người không, có người còn và có những người đã mất. Mỗi tấm thẻ có một số phận riêng" - ông Minh nói. |
![]() |
Nhưng cũng vẫn có những sinh viên ông nhớ từng nét chữ, giọng nói và cách viết văn... |
![]() |
Đó là sinh viên Lê Vũ Hùng, từng làm tới thứ trưởng Bộ GD-ĐT (ông Hùng qua đời năm 2003 do bạo bệnh -PV), được ông Minh nhớ tới như một học trò ngoan và gần gũi. Kể về cậu sinh viên năm xưa, ông Minh nói "Có thời gian Hùng lo làm cách mạng nên tương đối lơ là việc học chữ nghĩa. Có hôm Hùng bảo tôi rằng “Thầy ơi, hôm nay bọn em tới nhà thầy nấu cơm ăn nhé”. Tôi nói “Có gì ăn nấy nha”... Kể cả khi làm thứ trưởng, mỗi khi có dịp về Nam, Hùng đều ghé thăm tôi". |
![]() |
Hay cựu sinh viên Nguyễn Văn Nở, hiện là Phó trưởng Khoa Sư phạm, Trường ĐH Cần Thơ. "Trước khi đỗ đại học, Nở từng đi thanh niên xung phong. Nhà Nở rất nghèo. Ngày xưa, Nở hay tới nhà tôi nấu cơm, thầy ăn gì trò ăn cái nấy. Nở cũng là sinh viên của lớp sinh viên xã hội chủ nghĩa đầu tiên sau giải phóng" - ông Minh kể. |
![]() |
"Và đây là thẻ của ông Lý Quan Lịch. Khi là sinh viên, ông Lịch đã là giáo viên Trường THPT Phan Thanh Giản (nay là THPT Châu Văn Liêm). Ông Lịch hơn tôi 22 tuổi. Dù vậy, mỗi lần gặp tôi, ông Lịch đều đứng xa chắp tay chào thầy. Sau này, con và cháu của ông Lịch đều học của tôi”... |
![]() |
Tới nay, nhiều cựu sinh viên vẫn tìm tới ông Minh. "Sau bốn mươi mấy năm, học trò luôn nhớ ơn thầy đã dạy dỗ chúng em nên người" - Ngô Quang Hòa, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Cần Thơ khóa 7, nói lên cảm tưởng của mình. |
![]() |
"Thầy ơi, hôm nay em được cùng các bạn, các anh chị học trò cũ một lần nữa họp mặt rất vui tại nhà thầy. Em cũng như các bạn rất hạnh phúc được làm học trò của thầy, được thầy làm trung tâm kết nối tinh thần dù đã học chung cùng nhau và được nghe thầy giảng cách đây gần nửa thế kỷ. Em vô cùng cảm ơn thầy" |
![]() |
"Hôm nay đến Cần Thơ thăm thầy, em bồi hồi nhớ lại thuở còn được thầy dạy văn. Thầy rất thương học trò, tận tình hết lòng trong việc giảng dạy, mỗi khi em học sinh nào làm bài Tập làm văn được điểm cao, thầy liền khen thưởng bằng những quyển sách truyện... Gặp thầy vẫn thấy thầy minh mẫn, sáng suốt, ân cần với những cựu học sinh của thầy. Em thật cảm động" - chị Lê Thúy Lan viết. |
![]() |
|
![]() |
![]() |
|
![]() |
![]() |
|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Còn với ông Minh, "Tôi lưu giữ hình ảnh sinh viên cũng để lưu lại cuộc đời dạy học của mình, để biết nhiều thế hệ đã thành danh, thành tài ra sao. Hơn nữa, tôi muốn nhớ hết những lứa học trò của mình. Họ là điều mà tôi hãnh diện nhất". |
Lê Huyền - Văn Bình
Sau hơn 27 năm dạy học, món quà Tết là những túi gạo nhỏ từ các em học sinh vùng cao khiến chị Đỗ Thị Thắm (giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) vô cùng xúc động.
" alt=""/>Những tấm thẻ sinh viên độc đáo trước năm 1975 ở miền NamNgày 3/11/2014, Bộ GD-ĐT ban hành chỉ thị 5105/CT-BGDĐT với hàng loạt lệnh cấm, trong đó có “Nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh” đối với các lớp học hai buổi/ ngày. Nhưng thực tế thì sao?
Chưa cần giao, học sinh đã có bài tập về nhà
Đó là hai cuốn vở bài tập in là Vở bài tập Toán và Vở bài tập Tiếng Việt. Hai cuốn vở này ra đời cùng với sách giáo khoa chương trình năm 2000. Bất kì phụ huynh nào có con học tiểu học cũng quen thuộc với hai cuốn vở này. Chỉ trừ các địa phương vùng cao, vùng xa có thể vì cuộc sống quá khó khăn nên học sinh (HS) không phải mua hai cuốn vở đó.
![]() |
(Ảnh chỉ mang tính minh họa, nhân vật trong ảnh không liên quan tới nội dung bài viết) |
Hầu hết phụ huynh HS đều không biết hai cuốn vở này hoàn toàn không bắt buộc, không nằm trong hồ sơ của HS. Nhưng ngay từ khi đăng kí mua sách giáo khoa cho HS, phụ huynh đã tích vào những cuốn vở đó để mua cho các con “học ở nhà”.
Vậy hai vở bài tập “về nhà” đó là những gì?
Vở bài tập Tiếng Việt là bài tập của sách giáo khoa Tiếng Việt. Các bài tập giữa sách giáo khoa làm ở lớp và vở bài tập hoàn toàn giống nhau, là nhân bản của nhau.
Còn Vở bài tập Toán thì có khác đôi chút, bài tập trên vở in là bài tập của sách giáo khoa được thay số và cuối tiết thường có bài tập nâng cao.
Điều đáng nói, dù là bài tập giữa sách giáo khoa và vở bài tập in giống nhau hoặc gần giống nhau mà tại sao học sinh lại phải mua cả hai thứ?
Và đã mua thì phải làm, chứ không lẽ học sinh đã mua về mà lại bỏ sách trắng?
Thế nên, cứ sau mỗi ngày đi học về, tối đến các em lại cặm cụi với vở bài tập. Vở bài tập Toán còn hấp dẫn tí chút vì các bài toán đã được thay bằng con số khác, chứ Vở bài tập Tiếng Việt thì học sinh không hứng thú vì các em chỉ có việc viết lại những gì lúc chiều đã làm trên lớp.
Về phía giáo viên, đã mua vở bài tập in giúp các em thì cũng phải đôn đốc các em hoàn thành. Nếu không kiểm tra và thúc giục, nhiều em sẽ bỏ bài hoặc viết cẩu thả mất thẩm mĩ và lại thành thói xấu là bỏ bê bài tập.
Một số giáo viên vẫn giao thêm bài
Dù biết Bộ có Chỉ thị 5105 nhưng nhiều giáo viên vẫn soạn và in thêm đề bài cho HS làm ở nhà.
Vì sao các cô giao thêm bài về nhà?
Có nhiều lí do, nhưng cơ bản là muốn các con học giỏi hơn HS lớp khác. Các cô lo rằng khi nhà trường khảo sát chất lượng các lớp, điểm lớp mình thấp hơn hoặc lại có nhiều HS yếu hơn. Lo là đúng, vì đó là điều liên quan đến hãnh diện và xấu hổ trong công việc của nghề dạy học.
![]() |
Ảnh Đinh Quang Tuấn (Ảnh chỉ mang tính minh họa, nhân vật trong ảnh không liên quan tới nội dung bài viết) |
Không phải ngày nào các cô cũng giao thêm bài về nhà. Cũng có cô thì vài ngày một bài, cũng có cô thì giao phiếu bài tập cuối tuần. Nhưng cấp tập nhất là vào cuối học kì và cuối năm học. Vì muốn các con lớp mình không thua chị kém em (so với lớp khác), các cô ngày nào cũng giao thêm bài tập, nhất là các dạng bài có thể nằm trong đề kiểm tra định kì...
Thêm vào đó, cha mẹ HS lại đồng thuận. Với quan điểm học nhiều là tốt, đa số cha mẹ HS đồng thuận việc HS có bài tập về nhà.
Nhiều phụ huynh còn chê con “Tối đến chẳng thấy học bài gì cả” hoặc “Con nhà em tối chỉ ngồi vào bàn loáng cái đã xong rồi”.
Họ đâu biết rằng, chỉ HS trung bình, yếu mới làm bài lâu. Còn những HS khá giỏi thì chỉ cần nửa tiếng là xong các vở bài tập rồi. Với tuổi các em, làm xong bài tập cô giáo giao là tốt rồi, không thể biết tự tìm thêm bài khác để làm được.
Cha mẹ HS chẳng cần biết tinh thần hay Chỉ thị 5105 là gì. Họ chỉ cần con mình là những học sinh chịu khó, ngày học, tối cặm cụi làm bài. Phải chăng, tinh thần đổi mới giáo dục chưa ngấm được ra xã hội?
Như vậy là vở bài tập in cộng với phiếu bài tập về nhà đã khiến HS tiểu học chịu “một cổ hai tròng”. Những HS chữ viết kém lại được giao thêm bài luyện viết ở nhà nữa là “tròng” thứ ba.
Mong rằng tinh thần chỉ đạo của Bộ được đông đảo phụ huynh hiểu được và ủng hộ. Có như vậy thì các em mới thực sự học để mà vui.