Những cú lừa trên mạng ảo
Được khách đưa tiền dù không phải phục vụ chuyện giường chiếu, người phụ nữ bán dâm U70 tại công viên Phú Lâm (quận 6, TP.HCM) không khỏi bất ngờ. Tuy vậy, bà vẫn tỏ ra thất vọng vì cho rằng mình bị chê quá tuổi.
Vừa cầm tiền, bà vừa ước bản thân trở lại thời xuân sắc. Bà nói hồi còn trẻ cũng sắc nước hương trời, đủ để cạnh tranh với “mấy phụ nữ đứng đường trẻ hơn, thậm chí sánh ngang những gái điếm rao thân trên mạng ảo”.
Câu nói của người phụ nữ U70 khiến người viết tò mò, quyết định tìm hiểu dịch vụ mua bán dâm trên mạng xã hội.
Từ đây, người viết phát hiện trên mạng có rất nhiều trang web, tài khoản mạng xã hội có dịch vụ môi giới mại dâm.
Đặc biệt, việc mua bán dâm trên các trang web này hết sức dễ dàng.
Phóng viên chọn ngẫu nhiên số điện thoại của một cô gái tên Mỹ Mỹ, bấm gọi, đặt vấn đề. Cô gái tự nhận 19 tuổi lập tức gửi địa chỉ khách sạn và yêu cầu khách đến đó đợi mình.
Sau nửa giờ kể từ cuộc gọi đầu tiên, Mỹ Mỹ gõ cửa phòng khách sạn. Cô gái xuất hiện trong bộ váy ngắn, khoe đôi chân dài thon gọn, gợi cảm. Mỹ Mỹ sở hữu làn da trắng, vóc dáng thanh mảnh.
Tuy nhiên, điều dễ nhận ra là Mỹ Mỹ không phải cô gái 19 tuổi. Lấy lý do bị lừa, phóng viên tỏ vẻ thất vọng, đòi ra về. Mỹ cho biết, hình ảnh trên web đa số là giả, mượn từ những trang web đen trong, ngoài nước chứ không phải ảnh "chính chủ".
Cô gái khẳng định làm như thế để thu hút khách làng chơi. Để thuyết phục người viết ở lại, Mỹ đồng ý chia sẻ những góc khuất trong công việc bị người đời khinh rẻ.
Mỹ cho biết, cô làm công việc này từ sau dịch Covid-19. Trước đó, cô gái gốc miền Tây rời quê lên TP.HCM học làm nail. Học xong, cô vay mượn, thuê mặt bằng mở tiệm làm tóc, chăm sóc móng.
Công việc vừa mới vào guồng thì đại dịch ập đến, Mỹ buộc phải đóng cửa tiệm. Không làm việc, nhưng Mỹ Mỹ vẫn phải đóng tiền trọ, tiền thuê mặt bằng, trả tiền lời khoản vay. Dịch bệnh kéo dài, Mỹ ngập đầu trong nợ nần và đành theo lời người quen đi bán dâm.
Cũng chính người này đã hướng dẫn, giới thiệu Mỹ tham gia, trở thành thành viên một trang web chuyên môi giới mại dâm.
Đẳng cấp hơn đứng đường (!?)
Sau khi tham gia trang web, Mỹ được cấp tài khoản riêng để đăng tải hình ảnh, bài viết giới thiệu bản thân, dịch vụ “sung sướng”. Mỗi tháng, cô nộp “vài trăm nghìn đồng” vào tài khoản này bằng thẻ cào điện thoại.
Tuy vậy, Mỹ Mỹ không biết chính xác mình nộp tiền cho ai. Mỗi khi đến kỳ hạn, web sẽ gửi thông báo nộp tiền để các “đào” nhập mã thẻ cào. Cô khẳng định, khi tham gia web gái gọi, bản thân phải tuân theo một số quy định của trang, nếu không sẽ bị xóa tài khoản.
Mỹ Mỹ không phải là “đào” của bất kỳ khách sạn nào. Tuy nhiên, mỗi gái bán dâm như cô đều có khách sạn, nhà nghỉ quen. Đôi bên ngầm liên kết với nhau. Khi có khách, các cô sẽ nhắn tin địa chỉ khách sạn. Khách đến khách sạn lấy phòng trước, rồi nhắn cho "đào".
Dù vậy, Mỹ Mỹ cũng gặp không ít tai nạn nghề nghiệp. Nhắc đến việc này, cô cúi đầu, chấm 2 đầu ngón tay vào khóe mắt để ngăn những giọt nước đang chực rơi.
“Có nhiều khách 'ăn bánh' xong không trả tiền nhưng em không dám phản kháng. Em sợ bị đánh đập, hành hạ. Em xem như mình gặp xui xẻo", Mỹ kể.
"Có lúc, em bị một số khách ép phục vụ không công. Nếu từ chối, họ tìm cách phá rối, đuổi khách của em hoặc nhắn tin, gọi điện đe dọa… Những lúc như vậy, em đành phải tiếp họ miễn phí, thậm chí còn phải đưa thêm tiền”.
Trong gần nửa giờ trò chuyện, Mỹ Mỹ tiết lộ thêm, gái bán hoa nếu không liên kết với web thì phải có bảo kê để đảm bảo an toàn. Bảo kê đóng giả xe ôm công nghệ, đứng gần gái bán dâm. Khi có khách, họ sẽ đến chở “đào” đến khách sạn quen.
Nhiều trường hợp, gái mại dâm lợi dụng khách tắm rửa, không để ý, kết hợp với đám bảo kê để trộm cắp tài sản. Ngoài ra, còn nhiều bẫy ngầm ẩn sau những hình ảnh ngây thơ, lời mời gọi của những gái mại dâm giả danh “nữ sinh viên nghèo” trên mạng xã hội.
Giả bán dâm, chiếm đoạt tài sản của khách Tháng 11/2023, Vũ Kim Nhung (31 tuổi) cùng Nguyễn Khắc Hiền (32 tuổi) thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của khách mua dâm tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Cụ thể, Nhung đăng tin bán dâm trên mạng. Khi có khách, Hiền và Nhung nhắn tin thỏa thuận giá cả, báo địa điểm để khách đến mua dâm. Sau khi bán dâm cho vị khách tên T. với giá 2 triệu đồng, Nhung đòi thêm 3 triệu đồng nhưng không được. Lúc này, Hiền bất ngờ xuất hiện, cùng Nhung đe dọa, ép buộc anh T. đưa thêm 3 triệu đồng mới cho về. Trước đó, Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an huyện Triệu Sơn cũng bắt tạm giam 2 đối tượng Lê Văn Luân (SN 1994, ở xã Thọ Thế) và Lê Tuấn Sơn (SN 1997, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn) để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Luân và Sơn cấu kết với một gái mại dâm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của 2 đối tượng là cho gái mại dâm làm quen với các nạn nhân trên mạng, rồi tổ chức bán dâm tại các nhà nghỉ. Sau đó, gái mại dâm tìm cách rủ nạn nhân đi uống nước rồi gọi điện cho Luân, Sơn ra quán ngồi cùng. Trong khi uống nước, Luân và Sơn mượn xe máy của nạn nhân để chở gái mại dâm về, nhưng thực chất là đem đi cầm cố, lấy tiền chia nhau tiêu xài. |
Nhóm tác giả
Kỳ cuối: Giúp cô gái thiếu 3 tháng tiền trọ, 8X TP.HCM nhận cú lừa cay đắng
Theo Sohu, những người này tới và ở trong quán cả ngày, ăn đồ thừa của khách, nằm dài trên ghế chợp mắt khi mệt, thậm chí họ sử dụng nhà vệ sinh để tắm rửa. Họ được gọi là "bộ lạc chiếm chỗ".
Tối 23/08, phóng viên đã tìm tới cửa hàng KFC ở khu tầng 1 và hầm B1 Metro City. Dù đã 20h, quán vẫn đông, 2/3 chỗ ngồi đã kín, khách vẫn ùn ùn kéo vào gọi món.
Giữa đám đông, đập vào mắt phóng viên là nhóm những vị khách không gọi món mà ngồi vạ vật, người sạc pin điện thoại từ ổ điện của cửa hàng, người nằm úp mặt xuống bàn mệt mỏi.
![]() |
Những người đàn ông trong "bộ lạc chiếm chỗ" ngủ vạ vật trong cửa hàng. |
Cuộc sống ăn đồ thừa, ngủ vạ vật
Một người đàn ông mặc áo phông xanh gây chú ý khi đứng dậy, rời khỏi nhóm đang tụ tập để tìm kiếm đồ ăn trên những chiếc đĩa khách vừa bỏ lại. Anh ta ngó qua từng đĩa, lắc lắc các ly đồ uống để kiểm tra.
Trong khoảng 1 tiếng, người này đã lục tung 5 đĩa đồ ăn thừa nhưng cũng chỉ tìm được một chút đồ ăn và nước uống còn sót lại.
21h, khách về dần, càng dễ nhận ra nhóm người "chiếm chỗ". Đặc điểm chung của những người này đều mặc áo phông ngắn tay, đi giày thể thao và mang ba lô.
Sau một hồi tìm kiếm, người đàn ông mặc áo phông xanh cuối cùng tìm được một phần ăn thừa còn khá đầy đặn. Anh ta quay về nhập hội với nhóm "chiếm chỗ", ngồi xuống mải mê lướt điện thoại cho tới khi quán đóng cửa lúc 23h.
"Bộ lạc chiếm chỗ" đã tìm được cách tồn tại trong khu vực cửa hàng KFC, bởi nơi này nằm trong khu thương mại Từ Gia Hối phồn hoa, diện tích mặt bằng lớn, có điều hòa, mạng Internet và ổ cắm điện miễn phí.
![]() |
Nhiều người nằm lì cho tới khi quán đóng cửa. |
Ngoài những người thuộc "bộ lạc", trong cửa hàng còn có học sinh, sinh viên tới làm bài tập, những nhóm khởi nghiệp trẻ ngồi bàn kế hoạch kinh doanh, những đôi nam nữ tìm chỗ nghỉ chân sau khi đi dạo hay mua sắm...
Nhân viên tại đây đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng và không can dự quá sâu vào vấn đề cá nhân của họ.
Nhiều khách hàng thường xuyên cũng thẳng thắn cho biết họ không lạ gì với những người trong "bộ tộc chiếm chỗ" nhưng không lấy làm khó chịu.
Mặc dù những người "chiếm chỗ" hiếm khi gọi đồ ăn và tìm thức ăn thừa, họ không gây trở ngại, phiền hà cho thực khách khác. Ngược lại, những người này cố gắng giảm bớt sự tồn tại trong mắt người khác, cố gắng tỏ ra mình là một vị khách bình thường.
Những vị khách "chiếm chỗ" thỉnh thoảng có nói chuyện với nhau nhưng thực ra không quen biết hay thân thiết.
Cuộc sống tạm bợ
Một người đàn ông trong "bộ lạc chiếm chỗ" tự giới thiệu đến từ Cáp Nhĩ Tân, đã làm việc ở Thượng Hải 5 năm. Ông kiếm sống bằng nghề trang trí, lắp đường ống nước hay lắp đặt đồ đạc. Khi không có việc, ông tới quán KFC để "ngồi đồng".
Người đàn ông cố gắng tiết kiệm chi phí hết mức. Ông chỉ thuê chỗ ngủ với giá 20 tệ/ngày, có thể tìm thuê trên mạng. Ông ăn uống dè sẻn, tới quán để kiếm đồ ăn thừa. Ông tìm việc qua người quen hoặc trung gian nhưng chỉ nhận những nơi không thu phí môi giới.
Những người giống như người đàn ông trên thường rời quán lúc 22h để kịp bắt xe về chỗ ngủ. Cũng có người ngồi tới khi quán đóng cửa, họ là những người vô gia cư.
![]() |
Còn trẻ khỏe nhưng nhiều người không đi làm mà chọn cuộc sống tạm bợ. |
Người đàn ông mặc áo phông xanh cũng là một kẻ sống cảnh "màn trời chiếu đất". Anh không muốn thuê giường ngủ với giá 20 tệ vì cho rằng trong căn nhà thuê chung có rất nhiều kẻ bừa bộn, sống phức tạp, anh thích ở ngoài trời hơn.
"Tôi không thuê nhà, cũng chẳng có việc làm. Phần lớn thời gian tôi đi chơi, dạo bộ và tới quán để ngồi".
Một người đàn ông trong "bộ lạc chiếm chỗ" nói rằng anh không thể đi làm vì mất chứng minh nhân dân. Nhưng khi phóng viên đề nghị giúp đỡ, người này lại kiên quyết từ chối.
Đây không phải lần đầu tiên có nhóm người "chiếm chỗ" tại khu vực kinh doanh, nơi công cộng ở Trung Quốc. Nhiều người bất mãn cho rằng đó là hành vi thiếu văn minh, chiếm dụng tài nguyên của doanh nghiệp.
Một số ý kiến khác cho rằng vấn đề không phải "bộ lạc chiếm chỗ" gây ảnh hưởng tới người khác mà nằm ở cách họ đối xử tệ với bản thân. Những người khỏe mạnh, đang ở tuổi lao động lại muốn ngồi im, lười lao động, ăn đồ thừa, sống vạ vật là điều khó chấp nhận.
Theo Zing
Với 100 triệu người theo dõi trên TikTok, Khaby Lame trở thành tài khoản được theo dõi nhiều thứ 2 trên thế giới.
" alt=""/>'Bộ lạc chiếm chỗ' ở Trung QuốcHơn 10 năm lầm lạc, ông Toàn phải trả giá bằng hôn nhân tan vỡ, bị bắn nát cánh tay trái. Đến khi chứng kiến bạn nghiện chết trong quạnh quẽ, ông bừng tỉnh và quyết tâm cai nghiện.
Cuộc sống của ông Toàn dần ổn định khi chuyển hẳn sang nghề chở xe ba gác. Có công việc ổn định, ông nghĩ đến chuyện tìm người bầu bạn, tuổi già có con cháu săn sóc.
Khoảng năm 1998, ông Toàn thường xem báo in Bình Dương và thấy có mục Tìm bạn bốn phương.Ông tập tành viết thư giới thiệu bản thân, tiêu chí chọn bạn gái… gửi đến báo.
Báo đăng thư của ông vài lần. Mỗi lần báo đăng, ông Toàn lại nhận được gần trăm bức thư từ các cô gái. Trong số đó, ông chọn ra những người có tính cách phù hợp, viết thư hồi âm.
Thư đi thư lại biết bao lần, ông dần có cảm tình với cô gái tên Lê Thanh Thủy, sống ở Quận 2, TP.HCM (nay là TP. Thủ Đức, TP.HCM). Trong thư, ông kể rõ chuyện mình bị cụt tay trái, bà Thủy cũng mô tả bản thân bị tật sứt môi, chân yếu và nhỏ hơn ông 18 tuổi.
Cả hai hẹn gặp nhau lần đầu ở nhà bà Thủy. Hai người qua lại được khoảng 1-2 tháng thì quyết định làm đám cưới. Ngày cưới của ông bà diễn ra rất đơn giản trong sự chúc phúc của họ hàng.
Mãi sau này khi về sống chung, ông Toàn mới biết thư tay đều do mẹ vợ viết dùm con gái. Bà Thủy ngoài các dị tật bẩm sinh thì đầu óc cũng không được nhanh nhẹn.
Trong khi đó, ông giấu chuyện từng nghiện ngập. Ông sợ nhà vợ có ác cảm, không cho cưới bà Thủy. Dù vợ khù khờ nhưng ông không coi khinh, chỉ biết tu chí làm ăn. Thấy ông làm việc quần quật, nhà vợ biết chuyện cũ của con rể cũng không nỡ trách hờn.
Căn duyên tiền định
“Chuyện tình cảm của tôi và vợ giống như căn duyên tiền định. Dù khắc khẩu nhưng mãi vẫn không bỏ được nhau”, ông Toàn cười, nhìn vợ âu yếm.
Nói là khắc khẩu, nhưng người đàn ông này thừa nhận chỉ có một mình ông la rầy vợ, chứ người vợ khờ chỉ im lặng. Mấy lần ông nóng giận, nói nặng lời, bà Thủy không tự ái, cũng không bỏ về nhà mẹ.
Lý do ông Toàn nổi nóng là do vợ không làm đúng lời ông chỉ dẫn, quên trước quên sau.
Sau mỗi lần mắng vợ, ông Toàn lại thấy hối hận. Ông tâm sự: “Người ta khờ khạo có biết gì đâu mà mình mắng, nổi nóng. Tôi nghĩ vậy nên tập cách kiềm chế bản thân, ăn chay niệm Phật”.
Biết vợ không nhanh nhẹn, ông bày cho bà Thủy bán tủ thuốc lá, bánh bao. Thế nhưng, bà không giỏi tính toán, buôn bán thất bại. Ông lại xin cho bà làm công nhân.
Vài năm sau, ông nói bà về phụ giúp công việc cho thuê rạp, bàn ghế. Dạo đó, thu nhập từ nghề này cũng khá, vợ chồng ông có đồng ra đồng vào. Thế nhưng, từ lúc dịch bệnh hoành hành, chẳng ai thuê mướn, ông bà chỉ biết nằm nhà, tiêu dần tiền tiết kiệm.
Gần đây, ông xin cho vợ vào làm ở siêu thị. Mỗi sáng, ông bà cùng nhau thức dậy lúc 3h30. Đến 4h, ông chở vợ đi làm, rồi chạy bộ về nhà.
Ông Toàn nói: “Bà xã đi làm sớm, tôi không an tâm nên ngày nào cũng đưa đến tận nơi. Xe máy gửi lại đó để chiều cho bà chạy về, còn tôi tranh thủ chạy bộ, tập thể dục. Khoảng cách từ nhà đến siêu thị cũng hơn 10km nhưng ông thích chở vợ đi làm cho thêm tình cảm”.
Ngoài lương vợ khoảng 5 triệu đồng, công việc cho thuê rạp, bàn ghế của ông Toàn cũng dần khởi sắc trở lại. Con trai lớn của ông bà có công việc ổn định, con gái chăm chỉ học hành.
Hiện tại, vợ chồng ông Toàn thấy cuộc sống yên ổn, không phải lo nghĩ nhiều. Những lúc rảnh rỗi, ông chở vợ con đi chùa, đi núi lạy Phật. Hai người cảm thấy yêu đời và lạc quan hơn, vợ chồng nhờ vậy cũng gắn kết.