Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Cục Tin học hóa.
Ngày 26/12/2018, tại Hà Nội, Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.
Báo cáo với Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng về kết quả công tác của Cục trong năm 2018, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, trong năm qua, Cục đã xây dựng dự thảo và tham mưu lãnh đạo Bộ TT&TT trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách nền tảng, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử như: dự thảo Nghị định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT (thay Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 80/2014/QĐ-TTg quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước); dự thảo Nghị định về quản lý kết nối và chia sẻ dữ liệu số, và dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0. Đây là những văn bản quan trọng đã được Cục Tin học hóa tổ chức nhiều phiên họp với các bên liên quan để xây dựng dự thảo kỹ lưỡng song hiện vẫn chưa được ban hành/ đang được hoàn thiện.
Bên cạnh đó, Cục Tin học hóa đã tham mưu Lãnh đạo Bộ TT&TT ban hành nhiều văn bản điều hành quan trọng, đơn cử như: Ban hành Bộ tiêu chí, quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin điện tử một cửa; Hướng dẫn kỹ thuật định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối cổng dịch vụ công quốc gia với cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG), CSDL chuyên ngành (Phiên bản 1.0); Hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2019…
Đối với công tác chỉ đạo điều hành và thực thi quản lý nhà nước, năm 2018, Cục Tin học hóa cũng đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, cụ thể là: hoàn thành đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước 2017; công bố phần mềm một cửa điện tử thống nhất; thẩm định, cho ý kiến về kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử đối với hầu hết các bộ, ban, ngành, địa phương, với số bộ, ngành đã xây dựng, xin ý kiến Bộ TT&TT là 16/22 cơ quan và 59/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng, xin ý kiến Bộ TT&TT; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy ứng dụng CNTT, gắn với cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến, gửi nhận văn bản điện tử (Hưng Yên, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau, Phú Yên, Hà Giang, Nam Định, Bộ VHTT&DL, Bộ Y tế)…
![]() |
Trong năm 2018, Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT đã thẩm định, cho ý kiến về kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử của hầu hết các bộ, ban, ngành, địa phương (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet) |
Bên cạnh việc tham mưu Lãnh đạo Bộ TT&TT có công văn đôn đốc các cơ quan chủ quản CSDLQG thực hiện và báo cáo tình hình triển khai các CSDL này, trong năm 2018, Cục Tin học hóa đã triển khai Quy chuẩn quốc gia QCVN 109:2017/BTTTT về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với CSDLQG về dân cư: Cục đã đưa vào thử nghiệm trang thông tin chuyên đề và công cụ thử nghiệm hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn tại địa chỉ http://qcvn109.gov.vn; chủ động tham mưu Lãnh đạo Bộ TT&TT có văn bản đề nghị Bộ Công an ra soát tình hình áp dụng Quy chuẩn để trường hợp có vướng mắc gửi Bộ TT&TT phối hợp, hỗ trợ nếu cần; đồng thời khuyến nghị cân nhắc áp dụng Quy chuẩn QCVN 109:2017/BTTTT để chuẩn hóa kết quả thu thập dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai xây dựng dữ liệu CSDLQG về dân cư.
" alt=""/>73 bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kiến trúc Chính phủ/ Chính quyền điện tửẢnh minh họa
Cảnh sát đóng cửa sân bay ngay sau đó và truy tìm người điều khiển drone nhưng hiện tại chưa tìm ra. Vụ việc đã khiến 10.000 hành khách mắc kẹt ở sân bay và buộc các hãng hàng không chuyển hướng các chuyến bay chuẩn bị hạ cánh sang các sân bay khác ở Tây Bắc châu Âu. Một số hành khách phải ngủ trên máy bay sau khi hạ cánh trong khi nhà chức trách tiếp tục công việc. Theo BBC, khoảng 110.000 hành khách phải lùi hành trình sang hôm sau.
Luật pháp Anh cấm drone bay trong vòng 1km quanh sân bay song các sự cố này thường xảy ra với hơn 100 vụ được báo cáo riêng năm 2018. Người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền và tối đa 5 năm tù giam.
" alt=""/>Sân bay lớn “tê liệt” vì drone, 100.000 hành khách bị ảnh hưởngNổi bật trong số đó có thể kể đến cặp đôi "quái thú" Cadillac One của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cadillac One được trang bị các tính năng tấn công, phòng thủ và thiết bị cứu sinh. Xe rất nặng do có các cửa an toàn và không thể mở được từ bên trong.
Ngoài ra, Cadillac One còn được trang bị vũ khí gồm súng phóng lựu, súng hơi cay, súng ngắn áp lực, và dự trữ 2 pints máu (khoảng 1 lít) cùng nhóm máu với tổng thống và có hệ thống cung cấp oxy riêng.
Dòng xe Cadillac One phục vụ ông Trump sử dụng siêu động cơ diesel Duramax 6.6 liter, V-8. Xe nặng tới hơn 6.3 tấn, chủ yếu do là bộ giáp xe được làm bằng thép, nhôm, titan và gốm. Chỉ có các Đặc vụ Mỹ mới biết cách mở các cửa của Cadillac One.
Đoàn xe siêu sang Mercedes-Benz chống đạn của Nga cũng được đưa đến Đà Nẵng vào 19h15 tối ngày 6/11 nhằm đảm bảo công tác di chuyển và đưa đón cho Tổng thống Putin. Những chiếc Mercedes-Benz S600 Pullman Guard nặng tới 5,8 tấn đồng thời sở hữu chiều dài tổng thể 6.400 mm và chiều dài cơ sở 4.328 mm.
Không chỉ 1 mà có tới 11 chiếc S600 Pullman chống đạn phục vụ Tổng thống Putin. Tất cả những chiếc xe này được một đơn vị đặc biệt (GON) thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) phụ trách.