Những lò gạch dọc bờ sông Chắc Đao – thị trấn An Châu – Châu Thành – An Giang từ lâu nay đã là nơi kiếm sống của rất nhiều người nông dân trong vùng. Tuy biết công việc vất vả, độc hại nhưng họ vẫn chấp nhận làm bởi không có nhiều lựa chọn và bởi thu nhập từ nghề làm ruộng không đáng kể, nghề phụ hầu như không có, đi làm công nhân cho các xưởng sản xuất thì phải đi xa và mức lương cũng hết sức khiêm nhường.
Mỗi ngày dưới cái nóng như thiêu đốt, trong hầm lò mịt mù khói bụi, họ vẫn miệt mài lao động kiếm hơn một hai trăm nghìn tiền công, bất chấp những rủi ro lao động hay tổn hại về sức khỏe. Nhiều người còn rủ theo người thân anh chị em trong gia đình, thậm chí đưa con nhỏ vào làm cùng để kiếm thêm thu nhập.
![]() |
Những lò gạch ngày đêm nghi ngút khói này là nơi mưu sinh cho rất nhiều người nông dân bởi “làm ruộng thôi thì không đủ sống” |
![]() |
Công việc hết sức nhọc nhằn từ sáng đến tối tiếp xúc với gạch đất, khói bụi, hơi độc… thường được trả thù lao từ 150 – 180 ngàn đồng và được trả tiền ngay sau khi hết ca làm |
![]() |
Công việc bên trong lò gạch thường không phân biệt nặng – nhẹ. Phụ nữ, đàn ông đều làm việc như nhau. Nhiều gia đình, anh chị em, vợ chồng đều rủ nhau cùng làm chung một địa điểm để dễ dàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc |
![]() |
Trẻ con cũng có thể được thuê vào làm ở những khâu như bốc – xếp – cõng gạch. Nhiều em nhỏ đi làm từ năm 8 – 9 tuổi và rất vui khi sớm kiếm ra tiền. Bố mẹ không cản mà thậm chí còn khuyến khích các em |
![]() |
Chị Út Chi cư dân thị trấn An Châu mới 22 tuổi nhưng đã có gia đình và một con. Chị không nhớ mình đã làm việc ở đây từ bao giờ, chỉ biết từ hồi bé xíu. Giơ bàn tay đầy những vết chai sần dấu tích của nghề làm gạch thuê, chị bảo, giờ thậm chí không thể rút chiếc nhẫn cưới đã đeo ra khỏi những ngón tay vì những vết chai quá lớn. Thi thoảng, chị lại bế theo đứa con trai mới 1 tuổi vào lò gạch chơi |
![]() |
Lò gạch cũng là chỗ vui chơi, nghịch ngợm cho nhiều đứa trẻ hiếu động khác - ở mọi độ tuổi |
![]() |
Nụ cười của một cô gái trong phút giải lao. Cuộc sống đầy vất vả nhưng những người thợ làm gạch nơi đây vẫn hết sức lạc quan, vui vẻ |
Bài và ảnh: Quỳnh Anh
" alt=""/>Chật vật mưu sinh với nghề làm gạchCụ thể, chỉ số hashrate (sức mạnh tính toán của hệ thống khai thác blockchain) tăng trong ba tháng liên tiếp lên 643 exahash mỗi giây (EH/giây), đồng nghĩa độ khó cũng tăng lên. Nhóm ước tính thợ đào kiếm trung bình gần 42.100 USD cho mỗi EH/giây tiền thưởng khối hàng ngày trong tháng 9, thấp nhất trong nhiều năm, qua đó lợi nhuận thu về cũng giảm mạnh.
Theo đó, trong năm tới, Việt Nam sẽ thiết lập được nền tảng phát triển công nghệ chuỗi khối, bao gồm hình thành Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; hỗ trợ khả năng tương tác, tích hợp và chia sẻ giữa các chuỗi khối; hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối.
Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển ứng dụng blockchain tại ba trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia; xây dựng và nâng cấp 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực; đưa chuỗi khối vào khung chương trình đào tạo tại trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, cơ sở nghiên cứu.
Từ đó, hệ sinh thái "Blockchain+" sẽ được hình thành thông qua hoạt động ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistic, bưu chính - chuyển phát, sản xuất công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp, cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực khác.