Chia sẻ tại hội thảo “Bảo mật và an toàn thông tin (ATTT) trong triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam” diễn ra ngày 28/9 vừa qua, ông Nguyễn Đăng Đào, Phó trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, thời gian vừa qua, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo, xây dựng khung chương trình, cơ chế chính sách, thỏa thuận phối hợp, triển khai các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể bảo đảm bảo mật, xác thực, giám sát ATTT.
Bên cạnh đó, đã nghiên cứu, sản xuất, triển khai đưa vào sử dụng nhiều sản phẩm bảo mật như: sản phẩm bảo mật truyền hình hội nghị cho các hệ thống truyền hình hội nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ... và một số địa phương; sản phẩm bảo mật kênh truyền, bảo mật cơ sở dữ liệu, bảo mật thư điện tử, bảo mật thông tin thoại/fax, vệ tinh Vinasat, Trunking, sóng ngắn, sóng cực ngắn… Tư vấn, cung cấp, tích hợp, huấn luyện triển khai chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.
Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã kiểm tra đánh giá và giám sát an toàn thông tin cho một số mạng CNTT các cơ quan Bộ, ngành, địa phương như: mạng CNTT của Văn phòng Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, các Bộ Ngoại giao, Tư pháp, KH&CN cùng UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh… “Những hoạt động nêu trên đã góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các ứng dụng của Chính phủ điện tử thời gian vừa qua”, ông Đào nhấn mạnh.
Về định hướng trong giai đoạn tới, ông Nguyễn Đăng Đào cho biết, với nhiệm vụ được Chính phủ giao, trên vai trò, trách nhiệm của cơ quan mật mã quốc gia, để đáp ứng các yêu cầu thực tế triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm bảo mật, xác thực, giám sát ATTT cho các ứng dụng của Chính phủ điện tử.
" alt=""/>Nghiên cứu tích hợp giải pháp bảo mật trên thiết bị cầm tay, di độngKhông giống như các tựa game SLG trước đây, Lôi Đình Tam Quốc là webgame chiến thuật kiểu mới với sự cách tân độc đáo trên tất cả các phương diện: gameplay, đồ họa và tính năng đúng với thông điệp “Tân – Độc – Mỹ - Đấu” được truyền tải trên teaser. Theo đó, gameplay không đánh theo lượt mà đánh theo hàng. Hệ thống phân chia, kết hợp skill và đồ họa skill có sự lồng ghép, kế thừa tinh hoa của thể loại RPG.
Game cũng có thêm những tính năng “độc nhất vô nhị” chưa từng xuất hiện ở bất cứ tựa game SLG nào như: Ma hóa thần tướng với sự hiện diện của các nhân vật theo thị hiếu của game thủ như: Siêu anh hùng Hulk, Gấu Panda, Ma tốc độ… Trường đua chiến mã cho phép người chơi huấn luyện chiến mã và trực tiếp thi đấu theo các vòng. Tính năng Giám ngục là nơi các game thủ có thể so tài và “bắt giam” lẫn nhau…
Lôi Đình Tam Quốc (tên gốc là Đa Tháp Tam Quốc) được phát triển bởi nhà sản xuất game nổi tiếng Guangzhou với hơn 900 sever và hàng chục nghìn game thủ trung thành tại các cổng game lớn nhỏ tại Trung Quốc. Game được đánh giá là một trong những tựa game chiến thuật thành công nhất và là tựa game tiên phong trong việc phá vỡ giới hạn của dòng game chiến thuật kinh điển vốn có từ trước đến nay khi sở hữu những đặc tính hoàn toàn mới lạ và độc nhất. Liệu “đặc sản” của game thủ Trung Quốc có hợp khẩu vị với game thủ Việt?
Thông tin chi tiết xem tại:
Trang teaser: http://loidinh.vn
Facebook: https://www.facebook.com/GameSLGhay
Group: https://www.facebook.com/groups/loidinh.vn/
Một số hình ảnh của Lôi Đình Tam Quốc tại Trung Quốc
BI VI
" alt=""/>Game thủ Việt kiện webgame SLG Lôi Đình Tam Quốc 'Treo đầu dê bán thịt chó' trên teaser?Theo đánh giá của ông, năng lực sản xuất và trình độ của người nông dân Việt Nam so với các nước trong khu vực như thế nào?
Tôi muốn khẳng định, nông dân Việt Nam không thua kém nông dân các nước trong khu vực về năng lực và trí tuệ. Trong 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn: đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhiều mặt hàng xuất khẩu có thứ hạng cao trên thế giới, như gạo, cao su, tiêu, điều tôm, cá,..
Tuy nhiên vẫn phải nói sự tăng trưởng trên chủ yếu dựa vào thâm canh sản xuất, sự cần cù của người dân, dựa vào nhân lực, tài nguyên thiên nhiên có sẵn. Và ta thấy từ năm 1990 tăng trưởng từ nông nghiệp đã chậm và chững lại. Qua tổng kết cho thấy tốc độ tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp trung bình giai đoạn 2000 – 2013 Việt nam chỉ đạt 3,4% chưa bằng ½ so với Hàn Quốc giai đoạn 1980 – 1995, hoặc so với Trung Quốc trong cùng giai đoạn họ cũng đạt 7,5%. Thậm chí 6 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng nông nghiệp của ta còn tăng trưởng âm trong khi các lĩnh vực khác là dương.
Như vậy nền nông nghiệp nước ta hiện đang phát triển không bền vững do gặp nhiều bất lợi trong thời điểm hiện nay như giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp thấp; sinh lời thấp so đầu vào, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; quy mô sản xuất nhỏ, liên kết sản xuất kém.
Theo tôi, năng lực sản xuất, trình độ người nông dân Việt Nam không kém nông dân các nước trong khu vực; nhưng hiệu quả, năng suất lao động, giá trị sản xuất nông nghiệp của đa số nông dân là kém vì do họ chưa có được đủ điều kiện, môi trường, tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất như nông dân các nước trong khu vực để sản xuất nông nghiệp vì không đủ vốn đầu tư, thiếu người hướng dẫn thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp là gì, người dân phải làm gì trước, nông dân vẫn khó khăn trong tiếp cận và ứng dụng khoa học, công nghệ; cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành liên quan chưa vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ; giao thông nội đồng nhỏ hẹp, hệ thống thủy nông nội đồng ko thuận lợi cho tưới tiêu, ruộng đất manh mún.
Theo ông CNTT đóng vai trò quan trọng như thế nào với sản xuất nông nghiệp?
Cần khẳng định CNTT là thành tố quan trọng ko thể thiếu được trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và đời sống. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nếu không ứng dụng tốt CNTT thì khó có thể thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp. Còn đối với người nông dân, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp vì đây là công cụ giúp người nông dân nhanh chóng tìm kiếm được thị trường đầu vào, đầu ra cho các loại sản phẩm, trao đổi thông tin sản phẩm, hàng hóa, tiếp tiếp thị sản phẩm của mình tới người tiêu dùng và vươn ra thị trường thế giới. CNTT còn giúp người nông dân nhanh chóng tiếp cận được với khoa học, công nghệ, công nghệ mới, từ đó có thể học hỏi, sáng tạo, cải tiến quy trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản... Bên cạnh đó, CNTT còn giúp người dân trao đổi thông tin, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa nông dân với nông dân, nông dân với các nhà khoa học, nông dân với các doanh nghiệp. Công cụ này còn giúp nông dân nhanh chóng tìm kiếm, nắm bắt được các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước, các bộ ngành liên quan đến những vấn đề nông dân cần tìm hiểu. Với công cụ CNTT còn giúp người nông dân kiểm tra được các thông tin hàng thật, giả… Do vậy CNTT rất quan trọng với nông dân trong sản xuất nông nghiệp hiện nay để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhấp quốc tế.
Lần đầu tiên chúng ta tổ chức cuộc thi CNTT cho nông dân, ông có thể chia sẻ lý do để Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quyết định phát động một cuộc thi qui mô toàn quốc như vậy?
" alt=""/>Không có CNTT thì đừng nói chuyện hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn