Cụ thể, cháu tham gia vào các lớp học thêm đến 21, 22h triền miên ngày này qua ngày khác. Không chỉ cháu vất vả, cha mẹ của cháu cũng vô cùng mệt mỏi với việc đưa đón và phải bỏ ra chi phí không hề nhỏ. Các thầy cô giáo này không hiểu rằng học sinh không thể học thêm triền miên như vậy. Các em cần có thời gian tự học để hấp thụ kiến thức, cần có thời gian đào sâu, biến kiến thức của sách vở thành kiến thức của mình.
Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước, cháu chỉ đạt 22 điểm. Với điểm ưu tiên, số điểm của cháu là 24 điểm, đồng nghĩa với việc đỗ được một trường tốt là không thể. Cuối cùng, cháu đã đăng ký và nhập học ở một trường có trình độ đào tạo rất thấp, không có tiếng tăm.
Sinh viên ở đây, sau khi ra trường, kiến thức của các em này thu được rất ít, hầu như đều làm trái ngành. Nhiều người thừa nhận thay vì vào trường này, các em có thể đi học nghề có thể tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của gia đình.
Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức
Trong buổi chia sẻ với sinh viên Đại học Harvard năm 2008, bà J. K. Jowling, tác giả của bộ truyện lừng danh Harry Potter, nói: “Trí tưởng tượng không chỉ là khả năng con người hình dung ra những điều không có thật, nó còn là nguồn mạch của tất cả phát minh và sáng tạo... Chúng ta đâu cần phép thuật để thay đổi thế giới, chúng ta có đủ sức mạnh rồi: Sức mạnh tưởng tượng những điều tốt đẹp hơn!”.
Còn theo Albert Einstein: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức thì hạn chế. Trí tưởng tượng lại bao quanh cả thế giới. Trí tưởng tượng ôm ấp cả thế giới và cả những kiến thức chưa ai biết, chưa ai hiểu được. Logic sẽ đưa bạn đi từ A đến B còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đi tới bất cứ đâu”. Ông đã tìm ra tất cả những thứ phức tạp nhất với nguồn cảm hứng từ trí tưởng tượng: "Tôi đủ chất nghệ sĩ để tự do vẽ theo trí tưởng tượng của tôi".
Như vậy kiến thức là quan trọng nhưng để đột phá, sáng tạo thì trí tưởng tượng quan trọng hơn. Để học sinh có nhiều trí tưởng tượng, có sự sáng tạo, hiểu sâu kiến thức, ngoài việc học, việc vui chơi của các em là vô cùng quan trọng. Điều này chúng ta có thể bắt gặp trong bức thư được cho là của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai: “Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: Đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh".
Cháu tôi có phương pháp học không hợp lý, đi học thêm tối ngày nên không có thời gian để nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sự sáng tạo, để nghiền ngẫm, biến kiến thức sách vở thành kiến thức của mình. Vì vậy kết quả học tập của cháu không như mong muốn. Điều đáng buồn là hậu quả này sẽ ảnh hưởng đến chính tương lai của cháu.
Dạy thêm, học thêm: Mất nhiều hơn được
Nhận thấy hậu quả của việc học thêm triền miên của học sinh nên vào ngày 23/10/2021 Trung Quốc đưa ra quy định cấm dạy thêm vì lợi nhuận và yêu cầu trường học giảm tải lượng bài tập - chính sách “giảm kép”. Sự kiện chấn động này chỉ trong một đêm đã “xóa sổ” một ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ đô la, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và tác động to lớn đến xã hội thế nhưng vì tương lai của đất nước, ngành giáo dục Trung Quốc vẫn đưa ra quyết định khó khăn này.
Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trên con đường phát triển của mình, để đạt được những thành tựu này nền giáo dục của họ phải thực sự rất phát triển, phải có những quyết sách rất đúng đắn. “Cấm dạy thêm vì lợi nhuận và yêu cầu trường học giảm tải lượng bài tập” cũng là một trong những quyết sách đó.
Dù ngành giáo dục Việt Nam vẫn còn chuyện học chủ yếu để thi, dù nhiều người cho rằng giáo viên lương thấp nên phải dạy thêm… nhưng vì đại cục, ngành giáo dục Việt Nam cần phải có những quyết định lịch sử nhiều người mong đợi như quyết định “giảm kép” học thêm và bài tập về nhà như một số quốc gia.
Khi có những quyết định lịch sử như vậy, tôi tin giáo dục Việt Nam mới có những bước ngoặt mới.
Phạm Xuân Anh (Giáo viên, Bắc Ninh)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Độc giả có ý kiến về vấn đề này có thể gửi vào phần phản hồi của bài viết hoặc về email: [email protected]. Xin cảm ơn." alt=""/>'Gia đình tôi gánh hậu quả nặng nề vì cho trẻ đi học thêm tối ngày'Sinh ra ở Hà Nội, khi Cẩn học cấp 2, bố mẹ không còn sống cùng nhau nữa. Cẩn và em trai chuyển về ở với mẹ. Đến năm anh học lớp 10, mẹ quyết định đi bước nữa. Thấu hiểu hoàn cảnh, hai anh em luôn chủ động trong việc học hành.
Là học sinh giỏi của Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm), Gia Cẩn thi đỗ vào chương trình Cử nhân Quốc tế IBD của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Mức học phí của chương trình khi ấy khoảng 40 triệu đồng/kỳ học.
Để có tiền cùng mẹ trang trải học phí, anh đi làm gia sư môn Toán cho những học sinh THCS. Tuy nhiên hết năm nhất, công việc của mẹ gặp trục trặc. Không đủ khả năng chi trả học phí, anh đành ngậm ngùi bảo lưu việc học.
Trong suốt thời gian không đến trường, Gia Cẩn chăm chỉ đi dạy thêm để tích lũy tiền bạc. Thời điểm này cũng là lúc mẹ phải chuyển tới một nơi ở khác, chỉ còn hai anh em Cẩn sống dựa vào nhau. May mắn, thời phổ thông Cẩn có một người bạn gái cùng lớp luôn đồng hành và hỗ trợ.
“Bạn ấy và gia đình đã hỗ trợ mình rất nhiều, luôn nhiệt tình giới thiệu học sinh, nhờ vậy mình mới có thể tự trang trải cuộc sống”, Cẩn nhớ lại.
Trải qua 1,5 năm, Cẩn quyết định quay lại việc học ở trường bằng số tiền tự tích lũy. Tuy nhiên, chương trình học nặng cùng áp lực học phí một lần nữa khiến Cẩn lung lay. Lần này, anh quyết định nghỉ hẳn để tập trung vào việc dạy học. 23 tuổi, Cẩn kết hôn với người bạn gái đã đồng hành cùng mình từ những năm tháng phổ thông.
“Khi ấy, mình không có gì trong tay. Gia đình vợ là những người đã hậu thuẫn cho mình rất nhiều”. Cẩn biết ơn và khẳng định nếu không có những sự hỗ trợ vô điều kiện ấy, có lẽ anh đã không thể vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.
Kết hôn xong, bố mẹ khuyên vợ chồng Cẩn nên chuyển về ở cùng tại quận Hoàn Kiếm để tiết kiệm chi phí. Quãng thời gian này, anh và vợ vẫn luôn đồng hành cùng nhau mở các lớp dạy thêm cho học sinh THCS. Suốt 9 năm kể từ 2011, dù chưa có bằng cấp bài bản, anh vẫn được phụ huynh tin tưởng, giới thiệu và gửi gắm con em. Nhờ vậy, hai vợ chồng có thể sống bằng đồng lương dạy thêm.
Đến năm 2019, khi con gái được 2 tuổi cũng là lúc em gái vợ chuẩn bị thi đại học, Cẩn là người hỗ trợ, hướng dẫn em ôn thi.
Thấy chồng có “duyên nợ” với công việc dạy học, vợ Cẩn ra sức động viên chồng thử thi lại đại học xem sao. Thời điểm ấy chỉ còn cách ngày thi đại học khoảng 3 tháng.
“Mình suy nghĩ rất nhiều bởi bản thân đã nhiều tuổi, cũng lâu không động đến kiến thức. Hơn nữa, hình thức thi khi ấy đã khác so với thời của mình vì chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm”.
Dẫu vậy, Cẩn vẫn tự hệ thống lại kiến thức dựa trên những điều còn nhớ. Anh cũng hoàn toàn tự học dựa trên các tài liệu online. Không tự tin đăng ký vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Cẩn chọn ngành Sư phạm Toán của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, xét tuyển bằng khối D07 (Toán, Hóa, Anh). Năm ấy, anh đạt 30,85/40, thừa điểm trúng tuyển vào trường.
Vào trường, thời gian đầu Cẩn thấy ngại vì “nhìn mình già hơn rất nhiều so với các bạn cùng lớp”. Nhưng rất nhanh sau đó, anh bị cuốn vào những bài giảng “khá lâu mới có dịp học lại”.
“Mình đi học với tâm thế háo hức, môn nào cũng thích thú, tò mò không biết sẽ có những nội dung gì. Vì học với niềm yêu thích nên mình luôn cố gắng lắng nghe mọi điều thầy cô giảng, tự nghiên cứu cả ở lớp và khi về nhà”.
Nhờ vậy suốt 8 kỳ, Cẩn đều giành học bổng, trong đó hầu hết các môn đều đạt A và A+. Kết thúc 4 năm học, Cẩn đạt điểm tổng kết 3.77/4.0, trở thành thủ khoa đầu ra toàn trường.
Ngay sau khi tốt nghiệp, anh đã thi và trúng tuyển vào vị trí giáo viên môn Toán của Trường THCS Đô Thị Việt Hưng (Long Biên).
Trải qua 4 năm đại học, Cẩn cảm thấy may mắn vì bản thân quyết tâm lựa chọn học lại. “Mình đã học được rất nhiều điều. Việc học hành bài bản cũng cho mình cơ hội, nếu không có lẽ cuộc sống của mình sẽ rất khó khăn, không có tương lai”.
4 năm đại học trải qua thuận lợi, theo Cẩn, cũng là nhờ sự hỗ trợ của vợ và bố mẹ vợ. “Vợ mình là người luôn đồng hành, hỗ trợ và cảm thông cho mình từ giai đoạn khó khăn. Đó có lẽ là điều may mắn nhất trong cuộc đời của mình. Còn bố mẹ vợ cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ con về thời gian và chuyện chăm sóc cháu. Lúc nào mình cũng cảm thấy bản thân mắc nợ mọi người rất nhiều”.
Cũng vì những sự hy sinh ấy, Cẩn nói sự nỗ lực của mình là điều đương nhiên phải làm và kết quả đạt được cũng đều nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình.
Ông Huy cho biết, qua tiếp xúc cử tri phản ánh chi phí cho con học thêm là khoản chi tiêu lớn nhất của gia đình, nhất là khi có con học tiểu học và trung học cơ sở.
Tuy nhiên, ĐB nhìn nhận thực tế đời sống của đại bộ phận giáo viên hiện nay, dạy thêm là giải pháp để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống. Ông cho rằng điều đó là chính đáng, bởi nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập, nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Ông phân tích, cán cân cung - cầu trong giáo dục là cơ hội cho giáo viên có thể kiếm thêm thu nhập cho cuộc sống cá nhân. Khi học sinh muốn ôn luyện kiến thức chưa vững, muốn rèn luyện thêm năng lực nâng cao, sẵn sàng cho các kỳ thi tuyển sinh, chuyển cấp, thi học sinh giỏi… thì các lớp học thêm là địa chỉ tin cậy để người học tìm đến. Việc học thêm nếu xuất phát điểm từ nguyện vọng chính đáng của người học thì không đáng bị lên án.
Ông đề nghị cần quy định và tổ chức thực hiện việc dạy thêm học thêm như thế nào cho lành mạnh và đúng quỹ đạo, giúp những người thầy chân chính có cơ hội cải thiện thu nhập, học sinh có nguyện vọng chính đáng được bổ trợ và nâng cao năng lực được hỗ trợ điều kiện tiếp cận chất lượng giáo dục uy tín.
Đồng thời, những lớp học thêm tai tiếng vì "găm bài", vì gợi mở đề kiểm tra phải bị xử lý một cách nghiêm khắc và quyết liệt.
Để trả lại sự trong sạch cho môi trường dạy thêm, học thêm, ông kiến nghị Bộ GD-ĐT nhanh chóng, khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan để quản lý hiệu quả, sâu sát, thiết thực và hài hòa lợi ích của học sinh, phụ huynh, giáo viên. Cần quan tâm siết chặt hơn chất lượng các giờ học chính khóa cũng như thay đổi tư duy thi cử, cởi trói bớt áp lực học hành đang đè nặng lên phụ huynh, học sinh.
ĐB tỉnh Thái Bình kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT sớm tham mưu để cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Giáo viên nào bớt kiến thức để dạy thêm đề nghị báo Bộ trưởng
Trả lời sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhắc lại câu hỏi của người dân chất vấn đến ngày nào "bộ trưởng có thể quét sạch được việc dạy thêm, học thêm trên toàn cõi Việt Nam". Ông bày tỏ mong muốn này hết sức cảm xúc và nhắc lại đã có 8 ý kiến hỏi Bộ về vấn đề dạy thêm, học thêm. Bộ đã có phân tích, trả lời về vấn đề này.
Bộ trưởng khẳng định dạy thêm, học thêm hay các nguyện vọng được học tập ngoài trường là một nhu cầu thực tế, trong quá trình đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng của người học thì hoạt động này cũng rất đa dạng. Bộ GD-ĐT đã có nhiều quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên với môi trường ngoài nhà trường, Bộ trưởng nhìn nhận còn đang thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, giám sát, điều tiết, xử lý.
Bộ cũng đã từng gửi các văn bản đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ KH&ĐT đề xuất trong quá trình sửa Luật Đầu tư và có văn bản gửi Thủ tướng vào năm 2020 đề nghị bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin: "Không rõ lý do vì sao trong năm 2020, 2021, việc này không được chấp thuận. Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của ĐB Nguyễn Văn Huy cần phải đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý để xử lý bên ngoài trường học".
Với 53.000 trường học trên cả nước, Bộ trưởng mong muốn những gì xảy ra bên ngoài nhà trường, chính quyền địa phương phối hợp để kiểm soát việc dạy thêm học thêm. Bởi việc dạy thêm, học thêm nằm ngoài nhà trường nên Bộ cũng rất khó kiểm soát xung quanh địa bàn 53.000 trường học.
Ông cho rằng việc đưa con đi học thêm rất nhiều cũng một phần xuất phát từ chính phụ huynh. "Trong đó, có người đưa con đến nài nỉ cô vừa dạy, vừa trông giúp. Hay cha mẹ thấy con đi học một ca chưa yên tâm nên sau giờ học cứ nghe thấy đâu có thầy tốt là đưa đến ngay, dẫn đến một tối 3-4-5 ca, việc này tác động đến sự căng thẳng của việc học với trẻ em. Hoặc phụ huynh thấy con mình chưa xuất sắc thì không yên tâm", Bộ trưởng phân tích.
Do đó, Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị cần có giải pháp tổng thể và phụ huynh cần phối hợp để xử lý. Ông đề nghị ĐB Nguyễn Văn Huy trong quá trình đi thu thập thông tin, với trường hợp giáo viên bớt kiến thức ở trường học để đi dạy thêm cần xem đó là ai, người nào, ở đâu, trường nào để Bộ phối hợp với tỉnh Thái Bình xử lý đến nơi, đến chốn.