![]() |
“Đi để thấy mình không cũ kĩ” |
Mới đây, Cao đẳng Anh quốc BTEC FPT tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho làn sóng đầu tư vi mạch tại Việt Nam”. Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời, BTEC FPT công bố chính thức gia nhập và trở thành thành viên Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA).
Hội thảo có sự tham gia của ông Nguyễn Phúc Vinh - Ủy viên Ban chấp hành Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM, đồng thời cũng là Giám đốc cao cấp ứng dụng kỹ thuật của Synopsys Vietnam; thạc sĩ Lê Huỳnh Lân - Tổng Giám đốc Tập đoàn Mantis Việt Nam; ông Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic - BTEC FPT; Tiến sĩ Nguyễn Minh Sơn - Trưởng khoa Kỹ thuật máy tính, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Tại hội thảo, các chuyên gia và đại diện các đơn vị tham gia đã đóng góp những góc nhìn đa chiều, cũng như chia sẻ về lộ trình đào tạo và nhu cầu phát triển ngành công nghệ bán dẫn trước làn sóng đầu tư vi mạch Việt Nam mạnh mẽ.
Đại diện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn nhận định rằng, Việt Nam có hai thế mạnh để tham gia vào ngành công nghiệp này. Đó là khâu thiết kế và đóng gói. Lĩnh vực thiết kế cần rất nhiều nhân lực để thu hút trực tiếp các doanh nghiệp FDI đang dịch chuyển vào Việt Nam. Khi ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn phát triển đến một ngưỡng nhất định, Việt Nam buộc phải đào tạo thêm nhiều nhân lực, kỹ sư chuyên nghiệp để định vị thế mạnh của quốc gia trong hệ sinh thái chuỗi giá trị bán dẫn.
“Để phát triển lĩnh vực này, các đơn vị đào tạo cần phát triển hệ sinh thái nhà trường và doanh nghiệp. Có thể nói, mối liên kết giữa các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình cập nhật chương trình đào tạo mới, cũng như giúp sinh viên có cơ hội thực tập, thực hành thực tiễn để không bỡ ngỡ khi bắt đầu công việc”, ông Nguyễn Phúc Vinh - Ủy viên Ban chấp hành Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM cho biết.
Ông Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, cho rằng để tận dụng hoàn toàn tiềm năng mà Việt Nam đang có, cần tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng để chuẩn bị đón đầu làn sóng đầu tư vi mạch mới tại Việt Nam. “Là đơn vị cao đẳng đầu tiên đào tạo chương trình học ngành công nghệ bán dẫn, BTEC FPT đã và đang nỗ lực đón đầu xu hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành học được coi là “xương sống” của kỷ nguyên công nghệ”, ông Thành cho hay.
Để tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, các chuyên gia cho rằng: Nhà nước cần có chính sách, quy định cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển cơ sở sản xuất vi mạch bán dẫn. Ngoài ra, các đơn vị đào tạo bán dẫn cần đẩy mạnh tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn để giúp hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn cập nhật những công nghệ mới và xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế nhất.
Bên cạnh hội thảo trao đổi về giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với làn sóng đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn từ nước ngoài, sự kiện còn diễn ra lễ kết nạp BTEC FPT trở thành thành viên Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM.
Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM được thành lập từ năm 2013, là nơi quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực bán dẫn và có khả năng kết nối giữa Nhà nước với nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn. Điều này mở ra cơ hội cho BTEC FPT hợp tác cùng các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, ứng dụng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành vi mạch bán dẫn tại TP.HCM, nhằm giúp đỡ nhau trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn ngành vi mạch bán dẫn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển khoa học kỹ thuật.
" alt=""/>Việt Nam phải đào tạo nhân lực đón đầu làn sóng đầu tư vi mạch mớiThảo Cầm Viên là điểm đến được nhiều người dân TP.HCM yêu mến. Ảnh: Kỳ Anh Nguyễn.
Liên quan vụ thông tin Chi cục Thuế quận 1 (TP.HCM) có công văn về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1), trao đổi với Tri Thức - Znews chiều 10/12, bà Vũ Thị Hương Giang, Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết ban lãnh đạo sở thú vẫn đang chờ sự hỗ trợ của các sở, ban ngành nên chưa nghĩ đến việc Thảo Cầm Viên phải đóng cửa.
"Tôi biết các lãnh đạo TP và cả người dân đều dành tình cảm đặc biệt cho nơi này. Trong giai đoạn Covid-19, nhiều người đã yêu thương sở thú, các anh em cũng chấp nhận giảm thu nhập để duy trì hoạt động nên chúng tôi tin rằng khó khăn này sẽ được tháo gỡ", bà Giang nói.
Lãnh đạo sở thú cũng cho hay sau khi có thông tin bị cưỡng chế thuế, nhiều người dân lo lắng nơi này phải đóng cửa đã nhắn tin hỏi thăm, động viên ban quản lý Thảo Cầm Viên thông qua fanpage.
Bà Giang tin rằng với sự hỗ trợ từ các sở, ban ngành, Thảo Cầm Viên sẽ tiếp tục hoạt động và phục vụ người dân, khách tham quan.
Về việc bị cưỡng chế thuế, Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết đơn vị này đang bị Chi cục Thuế quận 1 truy thu gần 850 tỷ đồng tiền nợ thuế. Trong đó, số tiền quá hạn phải thực hiện cưỡng chế nợ thuế là hơn 787 tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2014, Thảo Cầm Viên được UBND TP.HCM ký quyết định cho thuê đất với diện tích 158.117 m2 sử dụng vào mục đích công cộng theo chế độ trả tiền hàng năm, thời hạn 50 năm. Chi cục Thuế quận 1 đã thông báo tiền thuê đất trên toàn bộ diện tích kể trên, tổng số tiền mỗi năm là 163,3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, đơn vị quản lý Thảo Cầm Viên Sài Gòn chỉ sử dụng khoảng 5.600 m2 và đã đóng tiền hàng năm. Diện tích đất còn lại được sử dụng vào mục đích bảo tồn.
Bà Giang khẳng định chức năng chính của Thảo Cầm Viên là quản lý vườn thú cổ 160 năm tuổi, chăm sóc gần 2.000 cá thể động vật và hơn 2.000 cá thể thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Doanh nghiệp cũng không hoạt động vì lợi nhuận vì giá vé vào cổng chỉ 60.000 đồng cho người lớn và 40.000 đồng cho trẻ em cao 1-1,3 m.
Thời gian qua, Thảo Cầm Viên đã tạm nộp gần 30 tỷ đồng tiền thuê đất tính trên diện tích đất công cộng có mục đích kinh doanh (tức 5.590 m2 kinh doanh dịch vụ), đơn giá theo thông báo của Chi cục Thuế quận 1.
Bà Giang cho biết việc cưỡng chế nợ thuế là quy định của luật thuế. Tuy nhiên, việc cơ quan chức năng cưỡng chế bằng cách đóng hóa đơn, tài khoản, sẽ khiến đơn vị gặp khó vì hàng ngày, số tiền mua thức ăn cho thú và chi trả cho thú y là rất lớn.
Theo lãnh đạo Thảo cầm viên Sài Gòn, sau cuộc họp hồi đầu năm với các sở, ngành, đơn vị cũng làm hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng đến nay vẫn chưa có thông báo. Cách đây hơn một tuần, UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường phải làm việc, điều chỉnh lại quyết định trên, nhưng sẽ rất lâu dài và tốn thời gian.
Liên quan việc cưỡng chế thuế, Tri Thức - Znewsđã liên hệ Cục Thuế TP.HCM nhưng chưa nhận được phản hồi.
Thảo Cầm Viên được xây dựng năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo, sau đó được người dân TP.HCM quen gọi là sở thú.
Công trình được xây dựng cùng thời với Bưu điện thành phố, chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà...
Tổng số động vật tại sở thú vào đầu năm nay là 2.169 con thuộc 128 loài. Đến tháng 6, chỉ còn 1.927 con thuộc 125 loài bao gồm gấu mèo, linh dương sừng kiếm, nai cà tông, trĩ sao, rùa cổ sọc... Số động vật giảm 338 con theo báo cáo là do chết già, bệnh tật.
Lương nhân viên Thảo Cầm Viên tăng mạnh trở lạiThu nhập của người lao động ở Thảo Cầm Viên tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức chi trả của một số nhà băng. " alt=""/>Vụ Thảo Cầm Viên nợ thuế 850 tỷ đồng: Đang chờ sở ngành hỗ trợ
|