Mai có gia cảnh tốt hơn các đồng nghiệp. Bố mẹ cô ấy là chủ doanh nghiệp, chồng lại làm ăn được. Mai không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền như những người sinh ra và lớn lên ở quê, bươn chải nơi thành phố lập nghiệp.
Giàu có là thế, nhưng lần nào rủ người khác trong phòng đi ăn trưa, Mai cũng tìm cách quỵt tiền. Trước đây, tôi nghĩ có thể do bận nhiều việc nên Mai quên gửi lại tiền hoặc có thể cô ấy nghĩ nay người này trả, mai người kia trả.
Nhưng lần nào Mai cũng có lý do để không đưa tiền, lúc "quên ví", lúc lại "tí về mình gửi" hay "mình quên mang điện thoại nên không chuyển khoản được"... Về tới văn phòng, Mai quên sạch những lời đã nói, lờ luôn việc trả tiền.
Vì nghĩ không đáng bao nhiêu nên tôi cũng không đòi. Nhưng tôi bắt đầu thấy ngại và tìm mọi cách để tránh đi ăn trưa với cô ấy. Không chỉ tôi mà rất nhiều chị em ở cơ quan cũng gặp cảnh tương tự và cũng tìm cách tránh né.
Một đồng nghiệp từng kể, có lần cô đang đi siêu thị, Mai nhắn tin nhờ mua hộ cân táo, chùm nho kèm dòng chữ "tí mình gửi tiền nhé". "Tí" không phải là một buổi, một ngày, một tháng, một năm... mà sẽ là không bao giờ.
Bao nhiêu lần nhờ người khác mua giúp đồ, Mai chưa bao giờ chủ động rút tiền đưa cho người ta trước. Những lần cả phòng rủ nhau đi liên hoan theo hình thức đóng góp, ăn xong, Mai luôn tìm cớ về trước để khỏi phải trả tiền.
Dù đồng nghiệp đã chủ động gửi mã QR hoặc số tài khoản, nhưng chờ mãi cũng không thấy Mai chuyển.
Không thể chịu đựng được tính xấu của Mai, mọi người bàn nhau đòi trực tiếp. Có người chat trong nhóm, "tag" hẳn tên Mai nhưng cô ấy nhắn lại: "Mình quên"; "Em nợ khi nào ấy nhỉ, em không nhớ"; "Em nghĩ mình trả rồi mà"...
Thái độ của Mai khiến mọi người dần xa lánh. Những bữa trưa gọi đồ chung, rủ nhau đi liên hoan, cả phòng đều chừa Mai ra. Mai cũng biết nên không dám rủ mọi người đi ăn trưa, đặt đồ về phòng nữa.
Nhiều lần thấy Mai lủi thủi ăn một mình trong góc, tôi cũng hơi chạnh lòng, thương hại. Tôi không biết Mai có thay đổi được cái tính xấu này hay không, vì thực sự chính cô ấy đã tự đẩy mình ra khỏi tập thể.
Độc giả Nguyễn Lành(Hà Nội)
Bác sĩ Du lưu ý mặc dù Chính phủ và Bộ Y tế có rất nhiều nỗ lực nhưng Việt Nam vẫn còn những khoảng trống đáng kể về chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần. Ví dụ, nước ta hiện không có nhân viên tư vấn hoặc nhân viên công tác xã hội tại trường học để cung cấp hỗ trợ hay tư vấn cho học sinh khi gặp các vấn đề trên.
Do đó, đề án quốc gia cần tập trung tăng cường sự hợp tác đa ngành giữa các ngành và các bên liên quan, huy động sự tham gia của phụ huynh, người chăm sóc trẻ em, nhân viên y tế, giáo viên, nhà hoạch định chính sách giáo dục, nhân viên công tác xã hội, cộng đồng và bản thân trẻ em - vị thành niên.
Đề án quốc gia nên tuân theo cách tiếp cận chăm sóc liên tục; ưu tiên các cách tiếp cận, chương trình và dịch vụ phù hợp và cụ thể cho trẻ em và thanh thiếu niên trong các lĩnh vực. Ngoài ra, cần đầu tư vào các biện pháp để thúc đẩy nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần một cách tích cực, xóa bỏ sự kỳ thị xung quanh sức khỏe tâm thần...
Theo Tiến sĩ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, lĩnh vực tâm thần rất chuyên biệt và đặc thù. Đây cũng là một trong những lĩnh vực sức khỏe cộng đồng bị bỏ quên nhiều nhất.
Trong khi đó, tại Việt Nam, cứ 7 người lại có một người mắc một trong 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến. Ở nhóm trẻ em và vị thành niên, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung là 8% đến 29%. Tỷ lệ số ca tự tử trên tổng số ca tử vong ở trẻ vị thành viên là 2,3%.
Đại diện Cục quản lý Khám chữa bệnh cho hay, trên toàn thế giới, đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng, phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người. Rối loạn lo âu và trầm cảm tăng hơn 25% trong năm đầu tiên của đại dịch.
Tuy nhiên, 71% người bị rối loạn tâm thần không nhận được các dịch vụ chăm sóc, các quốc gia chỉ chi trung bình hơn 2% ngân sách y tế cho lĩnh vực này. Các vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần ước tính có thể gây thiệt hại 16 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.
UNICEF cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực sức khỏe tâm thầnTheo bác sĩ Nguyễn Hữu Du, thực tế vẫn còn tình trạng thiếu hiểu biết, sợ hãi và thái độ phân biệt đối xử về các vấn đề sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần.
Do đó, các chính sách cần đầu tư vào các biện pháp để thúc đẩy nâng cao nhận thức, xóa bỏ sự kỳ thị xung quanh sức khỏe tâm thần. Đồng thời, khuyến khích các cá nhân liên hệ với bạn bè, gia đình, chuyên gia khi đối mặt với những thách thức về sức khỏe tâm thần.
Các chương trình nuôi dạy con cái, các chiến dịch nâng cao nhận thức và đầu tư nhiều hơn vào việc phòng ngừa và tiếp cận cộng đồng trong các lĩnh vực khác nhau.
"Tất cả chúng ta đều cần có kỹ năng để xác định các dấu hiệu cảnh báo rằng ai đó có thể đang gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần", ông nói.
Đại diện UNICEF cũng cam kết hỗ trợ Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan trong việc thúc đẩy nâng cao sức khỏe tâm thần tích cực và đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội, chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt là cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam.
" alt=""/>Hơn 20% trẻ vị thành niên Việt Nam gặp vấn đề sức khỏe tâm thầnCảnh giác với tai nạn từ trong nhà
TS.Yvonne Osborne - Giám đốc Đào tạo điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những chuyên gia cao cấp về điều dưỡng và là người chịu trách nhiệm cho việc phát triển một chương trình đào tạo điều dưỡng phù hợp với các nhu cầu sức khỏe tại Việt Nam. Bà tham gia khóa học “Người giúp việc kiểu mẫu” với vai trò là giảng viên của chương trình, hiện đang được triển khai tại các khu căn hộ Vinhomes Times City, Vinhomes Royal City, Vincom Bà Triệu và Vinhomes Riverside.
Không gian sinh hoạt của gia đình, nơi tưởng như an toàn nhất lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em và người già. Tham gia buổi học, những người giúp việc tại Vinhomes được hướng dẫn cách phòng tránh các tai nạn xảy ra tại nhà, khi nào cần hành động để đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già và những cách sơ cứu đúng chuẩn trong các tình huống khẩn cấp khi tai nạn xảy ra. Không quá nặng nề về lý thuyết, cách hướng dẫn sinh động và trực quan từ các bác sĩ đã giúp các học viên nhanh chóng nắm bắt cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể từ việc các em nhỏ bị nghẹn, đuối nước, bỏng, ngộ độc, điện giật cho đến các tai nạn đột quỵ, ngừng tuần hoàn với người già.
”Trong quá trình khảo sát trước khi xây dựng khóa học “Người giúp việc kiểu mẫu” tại Vinhomes, chúng tôi nhận thấy rằng một trong những vấn đề mà các gia chủ quan ngại nhất đó là việc để người già và trẻ nhỏ ở nhà với người giúp việc không có kinh nghiệm và thiếu kiến thức sơ đẳng trong phòng tránh các tai nạn thường gặp. Việc hợp tác cùng các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã giúp chúng tôi thiết kế được những nội dung học sinh động, thiết thực và đúng chuẩn trong việc phòng tránh và sơ cứu ban đầu nếu tai nạn xảy ra, giúp các gia chủ yên tâm đi làm khi trong nhà đã có những “Y tá gia đình” chuẩn mực”, đại diện Vinhomes cho biết.
![]() |
Lớp học “Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp” với sự giảng dạy của chuyên gia nước ngoài từ Bệnh viện Vinmec |
Kỳ vọng về người giúp việc như y tá gia đình
"Ngày nào khi đi làm, tôi cũng phải gọi điện liên tục về nhà vì thực sự lo lắng khi mẹ chồng tôi đã 74 tuổi còn đứa nhỏ mới chỉ 2 tuổi. Tôi khá bất ngờ khi nghe bác giúp việc kể về buổi học đặc biệt với bác sĩ nước ngoài về cách đảm bảo an toàn và chăm sóc người già, trẻ nhỏ tại nhà. Điều này thực sự khiến chúng tôi yên tâm hơn vì bác giúp việc ở nhà đã được trang bị các kỹ năng y tá cơ bản”, chị Thu Trà, cư dân Vinhomes Riverside tâm sự.
Không chỉ chị Trà, mà khi được hỏi, rất nhiều gia chủ tại Vinhomes cũng đánh giá cao những nỗ lực từ phía ban tổ chức khóa đào tạo “Người giúp việc kiểu mẫu”, bởi những gì mà khóa học đang làm đã thực sự đáp ứng được kỳ vọng của mọi người.
![]() |
Không khí sôi động tại lớp học “Người giúp việc kiểu mẫu” tại Vinhomes do cách giảng dạy trực quan, gần gũi |
Nếu như khi mới bắt đầu nhận được thông tin về khóa học, các cư dân chỉ hy vọng rằng người giúp việc của gia đình mình sẽ thay đổi được cách ứng xử thường nhật cũng như thành thạo hơn với các công việc nhà đơn giản hàng ngày. Thì nay, các nội dung học không ngừng được đổi mới và bổ sung đã khiến hình ảnh của người giúp việc ngày một đẹp hơn trong cộng đồng cư dân Vinhomes.
“Khi mới thuê người giúp việc, tôi chỉ mong là họ có thể pha sữa theo đúng công thức chuẩn cho con mình, hoặc nhớ đúng tên thuốc và giờ uống thuốc cho bố mẹ tôi. Vậy mà, tối qua bác giúp việc còn hướng dẫn lại vợ chồng tôi cách thức sơ cứu khi con bị hóc dị vật và sặc sữa. Sắp tới khi cháu nghỉ hè ở nhà, chúng tôi cũng đỡ lo hơn rất nhiều”, chị Hoa, cư dân Vinhomes Times City vui vẻ chia sẻ.
Bắt đầu được triển khai từ tháng 1/2016, các lớp học tổ chức trong hơn ba tháng là khoảng thời gian không dài nhưng với những nỗ lực của mình, Vinhomes đã chứng minh được rằng “Người giúp việc kiểu mẫu” thực sự là một khóa học đặc biệt đáp ứng đúng những kỳ vọng của các gia chủ và trở thành một nét độc đáo góp phần vào chuỗi giá trị “hạnh phúc” mà Vinhomes luôn theo đuổi.
Từ tháng 1 đến đầu tháng 4/2016, Vinhomes tổ chức khóa đào tạo “Người giúp việc kiểu mẫu” cho đông đảo đội ngũ người giúp việc gia đình tại các khu đô thị/khu căn hộ Vinhomes, bao gồm: Vinhomes Riverside, Vinhomes Times City, Vinhomes Royal City và Vincom Bà Triệu. Chương trình được Vinhomes tài trợ miễn phí, học viên tham gia được đào tạo về Văn hóa ứng xử tại các khu đô thị, Kỹ năng đảm việc nhà và Kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp. |
Minh Tuấn
" alt=""/>Vinhomes: Người giúp việc tập làm y tá gia đình