Các bác sĩ cho biết, bệnh võng mạc trẻ sinh non là sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc, xảy ra ở trẻ sinh non, nhẹ cân và thường ở hai mắt. Nếu bệnh nhẹ, trẻ chỉ cần theo dõi sẽ tự thoái triển. Trường hợp bệnh nặng, tiến triển nhanh đòi hỏi phải can thiệp kịp thời, tránh biến chứng gây bong võng mạc.
Ngoài ra, trẻ cần phải theo dõi lâu dài sau điều trị (3 tháng, 6 tháng và hàng năm) để phát hiện các biến chứng muộn như: tật khúc xạ, nhược thị, lé, tăng nhãn áp, bong võng mạc…
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thành Danh, Trưởng đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi đồng 2, bong võng mạc trẻ sinh non rất nguy hiểm, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây giảm thị lực và mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
Bác sĩ Danh lý giải, ở trẻ sinh non, các mạch máu nuôi mắt có thể gián đoạn hoặc ngừng phát triển, chưa tiếp cận được võng mạc, mạch máu mỏng manh dễ vỡ, gây xuất huyết võng mạc. Các mạch máu bị vỡ còn hình thành mô sẹo, khi co lại sẽ kéo võng mạc rời khỏi phần sau của mắt dẫn đến nhãn cầu bị thiếu máu nuôi. Từ đó, gây bong võng mạc.
Trong nhiều trường hợp, bệnh diễn tiến rất nhanh, cha mẹ cần kiên trì đưa trẻ đến bệnh tầm soát mắt cho đến khi mạch máu nuôi võng mạc trưởng thành hoàn toàn (trung bình từ 40-42 tuần) hoặc đến khi được điều trị dứt điểm.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, giai đoạn sau Covid-19 có khoảng 20% trẻ sinh non bỏ ngang tầm soát mắt, đã có trẻ bị mù vĩnh viễn do cha mẹ đưa đến quá muộn.
Một số phụ huynh chia sẻ với bác sĩ, do gia đình ở xa, tần suất tái khám từ 1-2 tuần/lần nên gặp nhiều bất tiện. Ngoài ra, cha mẹ cũng lo ngại trẻ sinh non yếu ớt, dễ lây bệnh khác trong viện nên chần chừ tái khám mắt.
“Mặc dù thông cảm với phụ huynh nhưng tầm soát mắt rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả tương lai của trẻ. Hiện nay, có ít địa phương triển khai khám bong võng mạc cho trẻ nên cha mẹ cần cố gắng thu xếp công việc, duy trì việc thăm khám cho con”, bác sĩ Danh nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc của VTC cũng cho rằng, khi coi game là một ngành thì nó sẽ sinh ra nghề và lúc đó các trường đại học sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực cho ngành này. Bởi, xem game là một ngành sẽ khiến cho định kiến của xã hội thay đổi, lúc này các phụ huynh sẽ cho con theo học ngành game và sẽ bổ sung được nguồn nhân lực đang thiếu hiện nay.
Bên cạnh đó, khi xem game là một ngành thì không chỉ các trường chuyên đào tạo về công nghệ thông tin mà còn mở rộng việc đào tạo ra cho các trường khác. Chẳng hạn như, Trường Đại học Mỹ thuật sẽ đào tạo nhân lực thiết kế đồ hoạ cho game, hay thậm chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn sẽ đào tạo ra những người chuyên về xây dựng kịch bản, cốt truyện cho game…
Thực tế, game đã được nhiều trường đại học ở Việt Nam quan tâm trong thời gian qua. Có thể kể đến nghề lập trình game được đào tạo ở ngành công nghệ thông tin tại các trường như Đại học Bách khoa, Đại học Công nghiệp, Đại học Lương Thế Vinh,… hay ngành công nghệ thông tin đa phương tiện của Học viện Bưu chính Viễn thông, ngành Máy tính và khoa học thông tin…
Đáng chú ý, Đại học RMIT còn đào tạo hẳn cử nhân thiết kế game. Với chương trình này, người học sẽ được rèn luyện tư duy phân tích các dạng thức khác nhau của game, nâng cao kỹ năng thiết kế và kỹ thuật, thúc đẩy sự sáng tạo và kiến thức nghề. Ngoài ra, sinh viên có thể phát triển ở nhiều khâu trong thiết kế và sản xuất game như: thiết kế màn chơi, cân bằng gameplay, nghệ thuật dẫn dắt và kể chuyện hay quản lý dự án số, trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về hình ảnh game, lập trình game và lập trình kịch bản. Sinh viên sẽ được đào tạo mang đầy tính thực tiễn khi kết nối với những nhà sáng tạo cao cấp trong ngành game, hay thực tập tại các studio game, các doanh nghiệp và công ty phát triển game….
Thật ra, game là một ngành đào tạo không mới ở các nước trên thế giới. Tại các nước như Philippines, Singapore, Anh, Mỹ, Úc, Thụy Sĩ,… ngành lập trình game đặc biệt là thiết kế video game hay ngành thiết kế game đã được đào tạo từ rất lâu đời tại các trường đại học.
Sau khi nhận thông tin về sự cố, chủ tiệm cùng các thành viên trong gia đình đã tìm tới các bệnh viện và trung tâm y tế tại địa phương để gặp thân nhân cũng như bệnh nhân để xin lỗi, nhận trách nhiệm. Ngoài ra, tiệm cơm gà Trâm Anh công bố hai số điện thoại thường dùng để người bệnh liên hệ. Các trường hợp xuất viện sẽ liên hệ với quán cơm để gửi hóa đơn viện phí.
Những ngày qua, chủ quán cơm gà Trâm Anh liên tục chuyển khoản cho người thân hoặc bệnh nhân liên quan vụ nghi ngộ độc với tổng số tiền gần 500 triệu đồng. Người đại diện cho biết quán hoạt động trên 30 năm, người chủ tâm huyết với thương hiệu này. Sự cố xảy ra khiến cả gia đình rất buồn, mong rằng mọi người thông cảm, chia sẻ.
Thai phụ nhập viện sau khi ăn cơm gà đã qua nguy kịch
Hôm nay, đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch TP. Nha Trang làm trưởng đoàn đến thăm bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang và Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang. Ông Minh thăm hỏi sức khỏe của bệnh nhân, nắm tình hình các ca bệnh và quá trình điều trị. Đồng thời, đoàn đã trao tặng quà của UBND thành phố cho một số bệnh nhân.
Liên quan sự việc này, chiều 16/3, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết đã tiếp nhận thêm 13 người nghi ngộ độc, nâng tổng số lên 358 ca. Hiện, có 170 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện và trung tâm y tế tại địa phương. Các bệnh nhân tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Tuy nhiên, một số người vẫn còn triệu chứng sốt, tiêu chảy, đau bụng, nhưng không nguy hiểm.
Một phụ nữ mang thai 18 tuần đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Người này tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn, triệu chứng đã giảm so với trước. Bác sĩ đã điều trị kháng sinh, truyền dịch và mời bác sĩ khoa sản khám, cũng như làm lại các xét nghiệm, theo dõi sát tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Liên tiếp trong nhiều ngày, hàng loạt người dân nhập viện với triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần…, nghi ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại tiệm Trâm Anh. Kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm và mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân vẫn chưa có kết quả.
Hiện, Sở Y tế Khánh Hòa đã hướng dẫn các bệnh viện điều trị bệnh nhân theo hướng nhiễm trùng, nhiễm độc đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella.