Chương trình ‘hai không’
Với nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ cách đây hơn 20 năm, có lẽ cái tên VEF được coi là dấu ấn ‘vô giá’ trong cuộc đời. Đó có phải là lý do của chương trình mang tên VEF 2.0?
Chúng ta hãy cùng quay lại thời điểm cách đây hơn 20 năm, vào cuối năm 2000 khi mà Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) được Chính phủ Hoa Kỳ thông qua. Theo đó, công dân Việt Nam có thể nhận học bổng hoặc tài trợ để theo học chương trình sau đại học hoặc nghiên cứu sau tiến sĩ tại Hoa Kỳ trong các ngành khoa học, kỹ thuật, toán, y tế, và công nghệ. Sau 14 năm hoạt động, VEF đã giúp gần 600 công dân Việt Nam theo học sau đại học (chủ yếu là bậc tiến sĩ) và gần 60 người tham gia các chương trình sau tiến sĩ tại các trường hàng đầu Hoa Kỳ.
VEF đã kết thúc sứ mệnh của mình tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, vào cuối năm 2016 và đóng cửa tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2018. Thời điểm đó, tôi cùng nhóm cựu sinh viên, nghiên cứu sinh và học giả VEF rất trăn trở về việc làm sao có thể tiếp tục hỗ trợ những bạn trẻ đi sau có cơ hội theo học sau đại học tại Hoa Kỳ. Và chúng tôi đã mạnh dạn thử nghiệm một chương trình với thế mạnh là quy trình tuyển chọn, uy tín trong nhiều năm với các trường hàng đầu Hoa Kỳ cùng mạng lưới quan hệ với các giáo sư trong nhiều ngành.
VEF 2.0 đã ra đời như thế. Nó vừa mang ý nghĩa là phiên bản tiếp theo, vừa có ý nghĩa là một chương trình “hai không”: không dùng hay không có tiền học bổng của chính phủ và “không ràng buộc”, hiểu theo nghĩa một chương trình thực hiện hoàn toàn trên nền tảng tự nguyện, tự duy trì bởi các thành viên trong mạng lưới.
Khi bắt đầu thực hiện, chúng tôi chỉ dám kỳ vọng sẽ giúp được khoảng 5-6 bạn/năm. Tuy nhiên, năm 2021 là 22 bạn và tới năm 2022 là gần 30 bạn. Tổng cộng, chúng tôi đã giúp hơn 100 bạn theo học sau đại học (hơn 95% ở bậc tiến sĩ) tại Hoa Kỳ, gồm cả những tên tuổi lớn như MIT, Stanford University, Cornell University, University of California at Berkeley, Georgia Tech ….
![]() |
Các thành viên tham dự và khách mời trong Hội nghị Thường niên các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam tại Hoa Kỳ do chương trình VEF 2.0 tổ chức tại Đại học Chicago vào tháng 8, 2019 |
Vậy điều khác biệt ở đây là gì?
Đó là mạng lưới rộng khắp và uy tín được xây dựng từ chương trình học bổng VEF trước đây (2003-2016). Các trường đại học Hoa Kỳ vốn đã quen với quy trình tuyển chọn khắt khe của VEF cũng như phẩm chất và trình độ của sinh viên Việt Nam nên khi chúng tôi thực hiện chương trình VEF 2.0, với những cải tiến còn tốt hơn, thì các trường rất ủng hộ. Nhiều trường lớn như Đại học Rice còn miễn lệ phí nộp hồ sơ cho toàn bộ ứng viên được VEF 2.0 giới thiệu, điều đó thể hiện niềm tin rất lớn vào chất lượng quy trình tuyển chọn của chúng tôi.
Một điểm nữa tạo nên khác biệt là những ứng viên qua được vòng phỏng vấn tuyển chọn của VEF 2.0 sẽ được ít nhất một người đi trước (đang hoặc đã học trong cùng ngành hoặc ngành gần) giúp chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ cũng như giải đáp các thắc mắc. Đã có những bạn dù trình độ tốt, hồ sơ rất ổn nhưng khi tự mình xoay sở thì lại không thành công và nhờ tham gia chương trình VEF 2.0 mà cuối cùng đã vào được ngôi trường hàng đầu như mong muốn. Cũng có những hồ sơ không quá nổi bật, chưa có nhiều kinh nghiệm hay kết quả nghiên cứu nhưng VEF 2.0 vẫn giúp vào được những trường rất tốt và phù hợp.
Cụ thể trong hành trình từ khi chuẩn bị nộp hồ sơ đến khi đặt chân tới Hoa Kỳ, VEF 2.0 sẽ hỗ trợ các bạn trẻ như thế nào?
Chặng đường từ lúc nộp hồ sơ tới khi hoàn thành chương trình tiến sĩ nhìn chung rất gian nan chứ không phải chỉ toàn là màu hồng như những bài báo với tiêu đề học bổng nhiều tỉ mà chúng ta thường thấy. Con số về mặt tiền bạc không có nhiều ý nghĩa bởi các trường đại học Hoa Kỳ thường sẽ trả toàn bộ chi phí và hầu hết sinh viên đã xác định sẽ ‘nghèo’ hoặc ‘chỉ đủ sống’, ít nhất là trong thời gian làm tiến sĩ.
Họ còn phải đánh đổi, hy sinh về sức khỏe và thời gian, thậm chí là đời sống tình cảm riêng tư để theo đuổi đam mê nghiên cứu.
![]() |
Đào Phương Khôi, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu và Nguyễn Minh Quang, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học Máy tính – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2020 tại MIT |
Các bạn trẻ tới với VEF 2.0 để tìm kiếm sự giúp đỡ vào giai đoạn quan trọng nhất của việc nộp hồ sơ. Khoảng thời gian hơn một năm trước khi nộp hồ sơ là lúc có rất nhiều câu hỏi, nhiều thứ cần chuẩn bị. Đa phần các bạn sẽ dễ bị “ngợp” giữa quá nhiều thông tin trên mạng nhưng lại khó có thể tìm được những điều mình thật sự cần. Ngoài ra, còn là cảm giác đôi khi hoang mang, thiếu tự tin vào bản thân, hay đơn giản là cảm thấy “lẻ loi”, không có người chia sẻ.
VEF 2.0 giúp các bạn ấy có được không chỉ là thư giới thiệu mà còn là sự động viên, hỗ trợ của những người đi trước, hướng dẫn nộp hồ sơ, và kết nối những người bạn cùng chung chí hướng, giúp đỡ nhau để rồi từ đó hình thành những mối quan hệ thân thiết. Trước khi các ban bắt đầu hành trình, VEF 2.0 tổ chức một kỳ định hướng trước khi lên đường (Pre-departure Orientation-PDO) nhằm chuẩn bị những kiến thức cần thiết cả về học thuật cũng như cuộc sống tại Hoa Kỳ. Khi sang tới Hoa Kỳ, chúng tôi cũng tổ chức Hội nghị thường niên để các bạn được giao lưu, trao đổi với các diễn giả về những chủ đề như phát triển bản thân, tạo dựng mạng lưới. Sắp tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm thêm chương trình giúp các bạn lựa chọn và chuẩn bị hướng đi sau tốt nghiệp.
Sợi dây liên kết người Việt trẻ
Bao năm nay, khi du học không còn là điều gì đó quá xa lạ, vẫn còn nhiều băn khoăn về việc ‘chất xám’ không quay trở về. Anh nghĩ thế nào về điều này?
Hàng năm, chúng ta có rất nhiều du học sinh, nghiên cứu sinh tự xin được học bổng trực tiếp từ trường hoặc giáo sư hướng dẫn. Họ đều không có ràng buộc gì cụ thể trong việc quay về Việt Nam nhưng tôi tin, trong thâm tâm, họ luôn mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của quê hương.
Với chúng tôi thì chương trình VEF 2.0 đang là nơi tập hợp, giữ sợi dây liên kết với Việt Nam cho nhiều bạn trẻ như vậy, nhất là những bạn du học từ bậc đại học. Thông qua mạng lưới của VEF 2.0 cũng như những mối quan hệ của bản thân, các bạn ấy đã hỗ trợ cho sinh viên trường cũ, các lab (phòng thí nghiệm) ở Việt Nam nơi mình từng làm việc. Những sự giúp đỡ đó đều rất quý giá và là khởi đầu cho những đóng góp to lớn hơn trong tương lai.
![]() |
Nguyễn Ánh Nguyệt, nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa học và Nguyễn Huy Hoàng, nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2018 và 2021 tại Viện Công nghệ Georgia (Georgia Tech). |
Theo anh, điều giúp chương trình duy trì được trong suốt 5 năm qua, cũng như giữ được sợi dây liên kết ấy là gì?
Tôi nghĩ, một trong những điểm đáng quý của VEF 2.0 là được thực hiện hoàn toàn bởi các thành viên trong mạng lưới của VEF. Chúng tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người bạn quý ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi covid vừa qua, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, rất mừng là các anh chị em VEF vẫn hết sức nhiệt tình, cùng nhau chung tay duy trì chương trình. Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ nhận được thêm sự chung tay hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có chung nguyện vọng và chia sẻ giá trị với chương trình.
![]() |
Nguyễn Bảo Ngọc, nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học Môi trường và Vũ Hoàng Anh, nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật Sinh học – 2 thành viên của chương trình VEF 2.0 khóa 2021 tại ĐH California Berkeley |
Với dấu mốc 5 năm hoạt động và hơn 100 bạn trẻ được theo học các trường hàng đầu Hoa Kỳ, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc tới các anh chị em cựu sinh viên, nghiên cứu sinh và học giả của chương trình VEF trước kia, các giáo sư đã hoặc đang giảng dạy tại Hoa Kỳ đã hỗ trợ giúp phỏng vấn, tuyển chọn ứng viên; các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhiệt tình ủng hộ chương trình. Danh sách này nếu liệt kê đầy đủ có khi sẽ dầy bằng cả cuốn sách! (cười).
Tôi cũng muốn cảm ơn chính các bạn trẻ của chương trình VEF 2.0 vì đã tin tưởng, đồng hành cùng chúng tôi từ những ngày đầu và đang đóng vai trò rất lớn trong việc tiếp tục duy trì, phát triển VEF 2.0 thông qua việc hướng dẫn cho các ứng viên đi sau, giúp kết nối với các giáo sư tại Hoa Kỳ và chung tay hỗ trợ việc vận hành. Nhiều bạn VEF 2.0 của khóa 2017 đầu tiên sẽ tốt nghiệp trong năm nay, và các bạn ấy sẽ lại đóng vai trò là người phỏng vấn, xét duyệt ứng viên các khóa sau.
Chúng tôi hay nói vui với nhau là chẳng mấy chốc, sẽ có các bạn trẻ VEF thế hệ 3.0 và 4.0 nhận được sự dìu dắt của chính các bạn VEF 2.0 mà chúng tôi đã và đang dày công hỗ trợ. Tất cả vì mục tiêu chung là phát triển mạng lưới gắn kết chặt chẽ các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam tại Hoa Kỳ, và sắp tới có thể là trên toàn thế giới, qua đó, tạo dựng một cộng đồng nghiên cứu, ứng dụng và khởi nghiệp khoa học, công nghệ mạnh mẽ, tất cả vì sự phát triển của Việt Nam.
Lan Anh (thực hiện)
Sáng 25/1 đã diễn ra buổi gặp mặt ấm cúng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và các cựu du học sinh Việt Nam. Câu chuyện về bức thư đặc biệt cách đây 10 năm được nhắc lại.
" alt=""/>Chương trình 'hai không' đưa hơn 100 người Việt đến Hoa Kỳ làm tiến sĩCác bức ảnh của chị đã được đăng trên hơn 130 tạp chí và tờ báo trên khắp thế giới, bao gồm Vogue Italia, Vogue Talents và Vanity Fair Pháp…, và được Christie's Hong Kong bán đấu giá để làm từ thiện. Artprice, công ty hàng đầu thế giới về thông tin thị trường nghệ thuật xếp Trần Việt Hà vào danh sách nghệ sĩ toàn cầu.
Năm 2019, chị Việt Hà được Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha và Bộ Ngoại giao Việt Nam đề cử là một trong 200 người Việt có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Đi ngược với số đông
Chị Việt Hà nói yêu thích nghệ thuật từ nhỏ nhưng thời điểm tốt nghiệp phổ thông, với giải Ba quốc gia môn Tiếng Anh, chị quyết định đăng ký ngành Sư phạm Anh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
“Mình tiếp xúc rất nhiều với các tác phẩm văn học nghệ thuật của Anh, Pháp và rất yêu thích những tư tưởng nghệ thuật và sự lãng mạn trong đó” - chị Hà kể.
Cũng như nhiều bạn bè chọn con đường du học sau khi tốt nghiệp, nhưng trong khi phần lớn đăng ký du học Anh, Mỹ, Úc, chị Hà lại chọn du học Nhật. Đậu học bổng toàn phần của Đại học Ritsumeikan APU, chị Hà rẽ hướng theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh.
Theo chị Hà, Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ hai vào thời điểm đó. Chị tò mò tìm hiểu cách nước này trở thành một quốc gia hùng mạnh sau Thế chiến thứ hai. Ngoài ra, chị cũng muốn học ngôn ngữ và kỷ luật làm việc của người Nhật, điều mà chị dự đoán sẽ rất quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Không nhiều sinh viên nước ngoài có thể kiếm được việc làm ở Nhật Bản sau khi tốt nghiệp. Dù vậy, với nỗ lực và thành tích xuất sắc của mình, chị Hà đã được 1 công ty tại Tokyo nhận vào làm ngay khi còn là sinh viên năm 3. Trong những năm học ở Đại học Ritsumeikan APU, chị Hà đã giành được học bổng Thống đốc quận Oita, Học bổng sinh viên nước ngoài xuất sắc thành phố Beppu, giải Ba thiết kế trang web của trường, Giấy khen cho luận văn tốt nghiệp xuất sắc…
Sau khi tốt nghiệp, chị Hà làm việc tại ngay trung tâm Tokyo trong vòng gần 2 năm. Trong thời gian đó, song song với công việc chính ở công ty, chị cũng đảm nhiệm thêm vị trí chuyên gia nghiên cứu thị trường (freelance) cho một công ty có trụ sở ở Singapore. Sau 6 năm ở Nhật, chị Hà quyết định về nước và chỉ vài ngày sau khi về đến Việt Nam, chị được nhận ngay vào làm việc ở Ngân hàng Mizuho Nhật Bản (chi nhánh Hà Nội) với mức lương người Nhật bản xứ.
Tuy vậy, sau một thời gian, chị Hà muốn tạm dừng để đi học lên cao hơn. Vì vậy, chị đã nộp hồ sơ học Thạc sĩ ngành Quản trị Marketing tại Đại học IE (Tây Ban Nha) và trúng tuyển học bổng gần như toàn phần.
“Khi du học Nhật thì trường đã yêu cầu mình phải có thêm 1 ngoại ngữ nữa và mình học tiếng Tây Ban Nha. Khi mình nói mình học Thạc sĩ, nhiều người nghĩ mình sẽ học tại Anh, Mỹ, Úc nhưng mình chọn Tây Ban Nha vì đơn giản mình muốn trau dồi ngôn ngữ và khám phá nền văn hoá giàu có của đất nước này. Khi sang đây, mình là sinh viên có quốc tịch Việt Nam đầu tiên của Trường Kinh doanh IE” – chị Hà nói.
Tại một trong những trường kinh doanh hàng đầu thế giới, chị Hà tiếp tục khẳng định được năng lực của mình khi được giữ lại làm việc, rồi trở Giám đốc tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Tài chính - vị trí quản lý cấp cao ở Đại học IE trong vòng 11 năm.
Trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp
Chị Hà nói con đường đến với nhiếp ảnh rất tình cờ khi đi làm thêm để trang trải cuộc sống.
“Trong những năm đầu tiên ở IE, mình thường biểu diễn múa bụng ở các sự kiện của trường và làm ở các quán Ả Rập. Lúc đó mình quen được 1 chị nhiếp ảnh người Columbia. Chị ngỏ ý mời làm người mẫu ảnh cho dự án múa vì ở Tây Ban Nha có rất ít người châu Á”.
Sẵn máu nghệ thuật trong người, chị Hà đồng ý và trở thành mẫu ảnh dù chưa hề có chút kinh nghiệm nào. Cô gái người Việt còn cảm thấy thích thú bởi vừa được trang điểm, làm tóc, mặc quần áo đẹp và được hướng dẫn cách tạo dáng.
Được 1 thời gian, chị Hà bắt đầu cảm thấy hứng thú với công việc chụp ảnh. Không nghĩ ngợi gì nhiều, chị quyết định mua máy ảnh và tập chụp ảnh cho nhiều người mẫu khác.
“Trong thời gian làm mẫu ảnh, mình đã quen biết với rất nhiều nhà tạo mốt, thiết kế, trang điểm và người mẫu và mình đã liên hệ với họ. Trong vòng 3 năm đầu tiên, mình đã chụp đến gần 100 buổi với người mẫu và ekíp khác nhau, tổng số người mình hợp tác cho những dự án này lên đến gần 500 người” - chị Hà nhớ lại.
Dần dần, các tác phẩm của Việt Hà xuất hiện nhiều trước truyền thông và được tải trên trang Vogue - tạp chí chuyên về thời trang và phong cách ăn mặc nổi tiếng thế giới.
![]() | ![]() |
2 bức ảnh nằm trong bộ sưu tập "The Soul of Vietnam" của Trần Việt Hà
Từ năm 2014, chỉ một năm sau khi bắt đầu bấm máy, các tác phẩm nhiếp ảnh của chị Hà đã xuất hiện ở rất nhiều các tạp chí nhiếp ảnh và nghệ thuật, và sau đó là ở các phòng tranh và nhà đấu giá ở Madrid, Barcelona, Milan, Paris, Tel Aviv (Israel), Los Angeles, Pennsylvania, Bắc Kinh, Bangkok, New Delhi.
Chị Hà từng được tạp chí Vogue Italia danh tiếng mời làm nhiếp ảnh cho chuyên mục Vogue Talents Shooting (chụp với tài năng trẻ). Gần đây, hãng Louis Vuitton Pháp đặt chị vẽ một bức tranh nhân dịp khai trương cửa hàng.
“Là thành viên của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Tây Ban Nha, Trần Việt Hà là một nghệ sĩ đương đại được yêu thích tại các nhà đấu giá ở Tây Ban Nha, tên tuổi chính thức niêm yết trên thị trường nghệ thuật từ năm 2015”- thông tin về Trần Việt Hà được đăng tải trên website của Vogue.
Năm 2016, chị Việt Hà trở thành Giám đốc Triển lãm tại Đại học IE (Tây Ban Nha) và là thành viên Ban giám khảo Giải thưởng Quỹ IE tại Đại học Nhân văn IE.
Năm 2020, chị quyết định dành toàn bộ thời gian cho công việc của một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Hiện tại, chị song song sáng tác các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật và tranh vẽ trừu tượng, tuy thời gian dành cho nhiếp ảnh vẫn là chính. Chị cũng dành thời gian nghiên cứu và sáng tạo các tác phẩm NFT dựa trên các tác phẩm nhiếp ảnh của mình.
Các tác phẩm của chị hiện có mặt trong các bộ sưu tập cá nhân và tập thể ở 30 nước trên thế giới.
Một năm trở lại đây, các tác phẩm của chị xuất hiện ở nhiều cuộc triển lãm khác nhau tại New York, Milan, Tokyo, trong đó có một cuộc triển lãm với 30 tác phẩm về phụ nữ của chị tại cung điện bá tước Medinaceli, Tây Ban Nha.
Sau 2 năm Covid, chị Việt Hà nói ưu tiên hàng đầu của mình là sáng tác về phong cảnh thiên nhiên ở khắp nơi trên thế giới, cổ vũ phát triển môi trường bền vững.
“Mình đã đi đến rất nhiều nước và tận hưởng phong cảnh đẹp. Trước Covid-19, mình từng đến Nepal, Israel, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Butan, Ai Cập, Iran …Thế giới thật đẹp, và mình tự hỏi, trong khoảng 10-20 năm nữa, con mình có được ngắm nhìn những cái hồ rất đẹp như thế không, nếu như không phát triển môi trường bền vững” - Việt Hà nói.
“Thay vì chụp ảnh, cô ấy cố gắng vẽ những cảm xúc của phụ nữ, những giấc mơ nội tâm, sự gần gũi, thơ ca và triết lý bằng máy ảnh của mình. Do đó, các bức ảnh của cô, ngoài không khí của những bức tranh cổ điển, còn ghi lại khoảnh khắc phù du của những cảm xúc nữ tính chảy qua dòng sông thời gian” - The photophore đánh giá về chị Việt Hà.
Doãn Hùng
Có xuất phát điểm không mấy thuận lợi, từng gạt bỏ lối mòn để bứt phá theo con đường riêng, Đạt mong muốn tập hợp được những người trẻ có dấu ấn trên con đường tự học, cùng hội tụ giúp đỡ thế hệ học sinh mới tại Việt Nam.
" alt=""/>Trần Việt Hà