![]() |
Chung cư cao cấp Hoàng Kim (quận 7, TP.HCM) sau nhiều năm không được bảo trì, sửa chữa đã hư hỏng, xuống cấp. Ảnh: Cẩm Tú |
Trên đây là những bức xúc thường trực của cư dân chung cư Hoàng Kim (đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM). Tình hình càng thêm căng thẳng khi chủ đầu tư sang tay quyền quản lý chung cư cho công ty khác.
Bên thứ ba đòi nhảy vào thu chi
Chung cư Hoàng Kim do Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế KTT làm chủ đầu tư, quy mô 94 căn hộ. Chung cư được đưa vào sử dụng từ năm 2010 nhưng đến nay chưa có ban quản trị, cư dân chưa được làm sổ hồng, công tác bảo trì bị bỏ mặc. Tổng giám đốc KTT đang chấp hành án tù do một vụ án kinh tế khác nên mọi hoạt động liên quan đến chủ đầu tư phải thông qua người đại diện là bà Nguyễn Thị Mộng Kiều Tiên.
Bất ngờ ngày 25/8, cư dân nhận được thông báo của Công ty TNHH Tư vấn- Thiết kế Sơn Hùng cho biết chính thức tiếp quản từ Công ty KTT toàn bộ việc quản lý chung cư theo “hợp đồng chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp tại chung cư” giữa KTT và Sơn Hùng.
Ngay sau đó Sơn Hùng yêu cầu cư dân đóng tiền đợt cuối (5% còn lại) để “triển khai làm chủ quyền”, thanh toán phí quản lý đang nợ, nếu không sẽ cắt nước. Đáng nói, công ty rao bán chỗ đậu ô tô trong chung cư với giá 990 triệu đồng.
Theo cư dân, mới đây tại chung cư xuất hiện một nhóm người gây huyên náo, đe dọa khiến họ vô cùng bất an, phải cấp báo chính quyền. “Chủ đầu tư quá đáng đến nỗi chúng tôi đã đóng phí quản lý nhưng vẫn bị họ cắt nước, quận phải yêu cầu thì họ mới mở lại” - một số hộ cho hay.
Không quản lý, chỉ kinh doanh
Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Xuân Sơn, Giám đốc Công ty Sơn Hùng, cho rằng: “Tôi không phải là người nhận chuyển nhượng dự án (phải được sự chấp thuận của UBND TP - PV) mà là người mua lại những tài sản thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư. Việc tiếp quản là sự hợp tác của tôi và KTT”.
Theo ông, Sơn Hùng chỉ là đơn vị thu hộ, hóa đơn, chứng từ, con dấu… vẫn thuộc KTT. Về khoản đóng 5%, hợp đồng mua bán đã nêu cư dân phải hoàn tất trước khi chủ đầu tư làm thủ tục cấp giấy nên việc thu tiền là hợp lý.
Trước phản ứng của cư dân, ông Sơn cho hay sẽ rút khỏi hoạt động quản lý chung cư Hoàng Kim, chỉ tập trung việc kinh doanh tại đây. Cụ thể, ông nói: “Tầng trệt, sân thượng và tầng hầm chủ đầu tư đã chuyển nhượng hợp pháp cho tôi. Tôi đã xem kỹ các hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và khách hàng. Khoảng 2/3 hợp đồng nói rõ chỗ đậu ô tô thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư. Số còn lại không đề cập nhưng đối chiếu với quy định thời điểm đó và theo đại đa số trường hợp thì phần này thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư”. Như vậy ông Sơn cho rằng mình là người mua hợp pháp nên có quyền sắp xếp, tính toán việc khai thác kinh doanh, chỉ cần bảo đảm giữ đúng diện tích đậu xe máy của cư dân theo giấy phép xây dựng là không vi phạm.
Về giá bán chỗ đậu ô tô gần 1 tỷ đồng, ông Sơn giải thích nói trong lúc tức giận vì phản ứng của cư dân và đó chỉ là giá rao, đôi bên có toàn quyền thỏa thuận lại.
Hiện tại UBND quận 7 đã có những chỉ đạo để bảo đảm an ninh trật tự tại chung cư Hoàng Kim, đồng thời cho rà soát hồ sơ pháp lý của chung cư và hợp đồng chuyển nhượng của KTT cho Sơn Hùng để giải quyết các khiếu nại của cư dân.
Mua tầng hầm rồi bán chỗ đậu xe: Còn tranh luận Theo luật sư Nguyễn Thị Mỹ Viễn, Công ty Luật An Ánh Dương, Điều 74 Luật Nhà ở 2005 nêu rõ “nơi để xe là sở hữu chung”. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu hợp đồng có nội dung mâu thuẫn với pháp luật hiện hành thì nội dung đó bị vô hiệu. Bà phân tích: “Dù KTT viện dẫn tầng hầm là sở hữu riêng của chủ đầu tư theo hợp đồng thì nội dung này cũng không có giá trị pháp lý. KTT bán tầng hầm cho người khác là sai, trừ khi KTT được cấp sổ hồng đối với tầng hầm này.” Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thành Dâng, Công ty Luật Pháp Lý Việt, cho rằng chủ đầu tư có quyền bán những hạng mục thuộc tài sản riêng của mình tại chung cư. Ông nói: “Bãi đậu xe chỉ cần đảm bảo đủ chỗ cho xe máy theo giấy phép xây dựng, phần đậu ô tô thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư. Hợp đồng cũng đã nói rõ nên chủ đầu tư có quyền bán. Bên mua giữ đúng chức năng hạng mục này là bãi đậu xe và có quyền cho thuê hoặc bán”. Một lãnh đạo UBND quận trên địa bàn TP cho rằng Sơn Hùng chỉ có thể mua lại quyền khai thác dịch vụ cho thuê chỗ để xe tại tầng hầm và phải tiếp tục cho thuê, không được bán vì như vậy là “ép cư dân, không thể chấp nhận được”. “Gần đây bên bảo trì thang máy thông báo phải thay một số linh kiện quan trọng mới đảm bảo an toàn, chi phí gần 150 triệu đồng. chủ đầu tư hứa sẽ thực hiện nhưng chúng tôi tìm hiểu thì đơn vị bảo trì cho biết tiền lần trước chủ đầu tư còn chưa trả, nói chi đến bảo trì mới. Công ty Sơn Hùng đòi bán một chỗ đậu ô tô gần 1 tỷ đồng trong khi có chiếc xe giá chỉ vài trăm triệu đồng” - cư dân chung cư Hoàng Kim. “Về chỗ đậu ô tô, tôi sẽ sắp xếp lại theo quy chuẩn xây dựng để bán cho người mua được cấp giấy chứng nhận như một số chung cư khác” - ông Đào Xuân Sơn, Giám đốc Công ty Sơn Hùng. |
Theo Pháp Luật TP.HCM
Trên đây là nhận định được Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn đưa ra trong cuộc họp KTXH đang diễn ra tại UBND TP.HCM sáng ngày 25/9.
" alt=""/>Mua căn hộ tiền tỷ rồi chịu “sống chết mặc bay”Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết thêm, không chỉ khi phim “Đất rừng phương Nam”, hàng năm, trường đều tổ chức cho học sinh đi xem kịch, cải lương và các bộ phim khác. Học sinh của trường đã từng đi xem phim "Mắt Biếc", "Bà chúa Tuyết", vở cải lương "Trăm năm nguồn cội", kịch nói "Yêu là thoát tội"…
“Tôi đã đi xem phim "Đất rừng phương Nam" và thấy nội dung của phim lành mạnh, có tính giáo dục, tính văn học, quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam, cho học sinh thấy một giai đoạn đời sống của người dân Nam Bộ. Ngoài ra, xem phim là một cách để học sinh giải trí và phía nhà trường cũng cần có những buổi sinh hoạt tập thể để kết nối các em, phù hợp với chương trình giáo dục 2018. Mặt khác, nhà trường hợp đồng được giá rẻ nên muốn tổ chức cho các em đi xem”- ông Phú nói.
Đồng thời, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cho rằng phim “Đất rừng phương Nam” đã được Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch cấp phép công chiếu có nghĩa là tính hợp pháp, nội dung, hình thức đều đảm bảo. Tuy nhiên, do nội dung phim đang có nhiều ý kiến trái chiều, vì vậy nhà trường tạm dừng việc tổ chức, chờ ý kiến cuối cùng của cơ quan chức năng.
Cùng với Trường THPT Bùi Thị Xuân, Trường THPT Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cũng tạm dừng việc tổ chức cho học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Hữu Hân, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin trước đó, ông có phê duyệt kế hoạch cho tổ Ngữ Văn tổ chức cho học sinh xem phim này vào chiều 28/10. Phía rạp báo giá cho học sinh 95.000 đồng/em. Hiện nội dung của phim đang gây tranh cãi, Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch đang thẩm định lại nên nhà trường dừng việc này.
Trước đó, Trường THCS Đồng Khởi (Quận 1) cũng có thư ngỏ đề nghị cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm xem phim trên với kinh phí 80.000 đồng/em. Vì mục đích làm đa dạng hóa hoạt động trải nghiệm nên bà đã đồng ý việc này. Tuy nhiên sau khi nhà trường nắm bắt tình hình dư luận phản hồi đa chiều về bộ phim nên trường đã thu hồi toàn bộ thư ngỏ. Đồng thời, Trường THCS Đồng Khởi đã dừng hoạt động trải nghiệm.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đưa ra xoay quanh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy giáo dục quốc phòng, an ninh trong nhà trường.
Thiếu tướng Phạm Đức Lâm, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng cho hay, Luật Giáo dục quốc phòng đã quy định cụ thể điều kiện để trở thành giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh là phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
Tuy nhiên thực tế, Thiếu tướng Phạm Đức Lâm cho biết số lượng giáo viên, giảng viên giảng dạy đúng chuyên ngành rất ít, chủ yếu từ nhiều chuyên ngành khác nhau được tuyển chọn vào các trung tâm, cơ sở đào tạo của quân đội kiêm nhiệm.
Tại phần lớn các cơ sở, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy giáo dục quốc phòng, an ninh chưa có sự phát triển và chuẩn hóa như mong muốn.
Điều này, theo Thiếu tướng Phạm Đức Lâm, xuất phát từ việc các cơ sở đào tạo giáo viên, giảng viên chuyên ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh rất khó tuyển sinh. Điển hình như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội những năm qua đều lấy điểm chuẩn khoảng 16,5 điểm. Dù điểm đầu vào thấp nhưng trường này vẫn không tuyển được đủ số lượng.
Mặt khác, sự bất cập đến từ việc biên chế tổ chức của môn học ở một số cơ sở đào tạo chưa được thống nhất, đồng bộ. Một số trường ghép chung vào khoa với nhiều bộ môn khác nhau.
“Điển hình như tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, biên chế trong Khoa Chính trị - Quốc phòng an ninh – Giáo dục thể chất, thường cán bộ khoa thuộc chuyên ngành khác; cá biệt có một số ít trung tâm lớn có khoa “Giáo dục Quốc phòng – An ninh”. Vì vậy, việc hoạt động phương pháp bộ môn khó khăn và kém hiệu quả hơn các môn học khác”, Thiếu tướng Lâm nói.
Đại tá, PGS.TS Lê Xuân Thủy, Chủ nhiệm khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng cũng cho rằng, đội ngũ giảng dạy giáo dục quốc phòng, an ninh hiện nay còn thiếu về số lượng; trình độ chuyên môn cũng chưa chuẩn hóa theo yêu cầu.
“Số giáo viên của các trường THPT đạt chuẩn về chất lượng còn thấp (50,76%); số lượng giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học còn thiếu so với nhu cầu (91,6%).
Ngoài ra, việc tổ chức bồi dưỡng để phát triển còn thiếu tính chiến lược, chưa thực sự chú trọng vào chất lượng. Việc kết hợp giữa tuyển dụng, đào tạo, bố trí, bồi dưỡng và sử dụng để phát triển giảng viên, giáo viên ở không ít cơ sở giáo dục còn thiếu tính đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ”, PGS.TS Lê Xuân Thủy cho hay.
Cũng theo PGS.TS Thủy, theo khảo sát số sinh viên chính quy ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh tốt nghiệp 2 năm gần đây của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho thấy, chỉ có khoảng trên 50% được sử dụng đúng chuyên ngành đào tạo.
Trước những thực tế này, theo PGS.TS Thủy, việc hoàn thiện về cơ chế, chính sách tạo động lực bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh là điều cần thiết.
“Cần phải kết hợp tuyển chọn đào tạo cử nhân quốc phòng - an ninh dài hạn 4 năm với cử tuyển đào tạo văn bằng 2, để vừa ổn định tổ chức biên chế của các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt, vừa xây dựng nguồn chính quy lâu dài.
Ngoài ra, cần phải xây dựng biên chế cơ hữu và có chính sách ưu tiên tuyển dụng hợp lý, chú trọng bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ giảng viên, nhất là sĩ quan biệt phái ở các cơ sở đào tạo.
Bên cạnh đó, cần phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện để mở mã ngành đào tạo sau đại học chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh, tạo cơ sở nâng cao chất lượng, đẩy nhanh chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giảng viên”, PGS.TS Lê Xuân Thủy đề xuất.
Thiếu tướng TS Trần Ngọc Thanh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh, việc tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, bảo đảm số lượng, chất lượng, đạt chuẩn hóa là điều quan trọng.
“Đây là giải pháp giữ vai trò quan trọng hàng đầu, xuyên suốt để nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên cần thực hiện thông qua tuyển chọn, kiểm soát chất lượng đầu vào và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. Cùng với đó, cần chủ động xây dựng, ban hành các cơ chế, đãi ngộ phù hợp để đội ngũ cán bộ, giảng viên yên tâm, gắn bó với công việc”, ông Thanh nói.
Theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo đối với các trình độ giáo dục đại học do Bộ GD-ĐT ban hành, khối lượng học tập tối thiểu với cử nhân là 120 tín chỉ, thạc sĩ là 60 tín chỉ nếu trình độ đại học cùng nhóm ngành.
" alt=""/>‘Điểm đầu vào thấp vẫn không tuyển đủ sinh viên ngành Giáo dục quốc phòng’