Ra mắt tháng 6/2018, Cầu Vàng lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách lẫn giới truyền thông bởi thiết kế ấn tượng tựa như dải lụa vàng óng vắt giữa lưng chừng trời được nâng đỡ bởi bàn tay khổng lồ rêu phong. Không chỉ gây ngạc nhiên cho du khách bởi “Đây là cây cầu đặc biệt nhất Việt Nam bởi nó không bắc qua bất kì con sông nào”, cầu Vàng còn liên tục lọt vào “mắt xanh” của các nhiếp ảnh gia và giới truyền thông trong, ngoài nước.
![]() |
The New York Times mô tả: “Từ trên các vách đá, xuất hiện một đôi bàn tay khổng lồ nâng đỡ một sợi chỉ vàng, như thể chính ngọn núi đã mọc ra đôi bàn tay vậy”. Tờ tin tức Huffington Post của Mỹ không ngại ngần khẳng định đây là “Cây cầu thú vị nhất từng thấy”, trong khi The Guardian cũng khẳng định Cầu Vàng là “một trong những cây cầu đi bộ ngoạn mục nhất thế giới”. Với tờ Independent, Cầu Vàng là “một trong 10 cây cầu độc lạ “không thể tin nổi” trên thế giới”. Còn Bored Panda - trang tin chuyên về nghệ thuật và cuộc sống lại giới thiệu đây là "Cây cầu đẹp nghẹt thở như bước ra từ phim Chúa tể những chiếc nhẫn". Nhiếp ảnh gia của CNN cũng đã từng ca ngợi đây là “một trong những cây cầu đi bộ ấn tượng nhất thế giới”.
![]() |
Bên cạnh Cầu Vàng của Việt Nam, Top những bức ảnh ấn tượng của năm 2018 mà CNN bình chọn, còn có nhiều địa danh khác của các nước châu Âu như Pháp, Ý, Anh, Bồ Đào Nha… hay Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc của Châu Á.
![]() |
Đây không phải là lần đầu tiên Cầu Vàng có mặt trong danh sách bình chọn của các hãng thông tấn, tổ chức uy tín toàn cầu. Trước đó, vào tháng 8, tạp chí Time danh tiếng của Mỹ đã không ngại ngần đưa Cầu Vàng vào trong danh sách 100 điểm đến tuyệt vời nhất trên Thế giới. Cách đó không lâu, AFP- hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế giới cũng đã bình chọn Cầu Vàng là một trong 106 bức ảnh của năm 2018. Theo AFP, bức ảnh chụp du khách đang đi bộ dọc trên cầu Vàng xếp thứ 41 trong bảng xếp hạng và là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng uy tín này. Gần đây nhất, trong bảng xếp hạng “Những bức ảnh “kì lạ” nhất năm 2018 của Reuters, Cầu Vàng cũng nhanh chóng lọt vào Top 50 trong bảng xếp hạng của hãng tin nổi tiếng này. Tiêu chính bình chọn của Reuters gồm những tấm hình nổi tiếng nhất, tạo được tiếng vang với các độc giả và trên khắp mạng xã hội.
![]() |
Liên tiếp có mặt trong danh sách bình chọn của nhiều hãng thông tấn uy tín toàn cầu, cầu Vàng vẫn luôn chứng tỏ sức hút của mình đối với du khách lẫn giới truyền thông trong và ngoài nước kể từ khi chính thức ra mắt. Sản phẩm đầy sáng tạo của khu du lịch “bốn năm liên tiếp được vinh danh là Khu du lịch hàng đầu Viêt Nam” này đã tạo nên một điểm nhấn đặc biệt cho ngành công nghiệp không khói của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, tạp cú hích mạnh mẽ để du lịch Việt vươn khơi trong thời gian tới.
Doãn Phong
" alt=""/>Cầu Vàng vào top ảnh du lịch ấn tượng trên CNN12h, bà Trịnh Thị Kim Lan (49 tuổi) vẫn đang tất bật cùng nhân công ngắt nụ cho hàng nghìn chậu hoa cúc tại vườn hoa của gia đình ở làng hoa Thới An (quận 12, TPHCM). Với hơn 8.000 chậu hoa các loại để phục vụ Tết, bà Lan cho hay đang phải ngồi trên "đống lửa" vì chỉ lác đác người đặt mua.
Tình hình kinh tế khó khăn, chủ vườn chủ động giảm 30% lượng hoa trồng so với mọi năm (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Nhân công chỉ làm 8 tiếng/ngày, còn tôi làm từ 6h đến tối muộn mới nghỉ. Làm cái nghề này hồi hộp lắm, như chơi lô tô vậy, phải chờ đến cận Tết mới biết công sức cả năm của mình có được đền đáp hay không.
Lỡ không may thời tiết thất thường, cây nhiễm bệnh hay bà con không ủng hộ hoa nữa, chúng tôi có thể mất trắng mấy trăm triệu đồng đầu tư như chơi", bà Lan cười xòa, nói.
Trong các loại hoa như dừa cạn, hoa mào gà,… được trồng tại vườn, bà Lan cho biết cúc mâm xôi là loại được ưa chuộng và dễ bán nhất. Vì vậy, bà và các chủ vườn đặc biệt tập trung bán loại hoa này để thu hồi vốn.
Theo bà chủ vườn hoa, nhận thấy kinh tế năm nay khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu nên bà và các chủ vườn lân cận đều giảm ít nhất 30% sản lượng.
Không chỉ tình hình kinh tế, thời tiết thất thường cũng đang khiến nông dân lo ngại cho doanh thu bán hoa Tết năm nay (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Mọi khi, nếu năm này sức mua hoa tăng thì năm sau sẽ có thêm nhiều người bán, cung lớn hơn cầu tạo ra sức ép cho người nông dân. Thế nhưng, năm nay đặc biệt do tình hình kinh tế tác động, chứ không chỉ nằm ở vấn đề cung và cầu nữa. Những năm trước tôi trồng hơn 10.000 chậu, nhưng năm nay giảm xuống còn 8.000 vì thị trường khó khăn", bà Lan giải thích.
Với số lượng này, bà thừa nhận chủ vườn như bà chỉ có thể mong thu hồi vốn, cầm cự sang năm sau.
Tại mảnh vườn rộng hàng nghìn mét vuông, bà Lan chỉ tay về phía khu đất đang bị để trống vì bà đã giảm diện tích trồng hoa.
Phần đất trống từng là nơi đặt hàng nghìn chậu hoa ở vườn bà Kim Lan (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Mọi năm, mảnh vườn này luôn được lấp đầy vì số lượng hoa trồng rất nhiều. Nhưng năm nay do giảm sản lượng trồng, vườn của tôi cũng để trống một vài chỗ. Tôi cũng giảm số ít nhân công vì thuê số lượng nhiều thì sẽ không đủ kinh phí chi trả", bà Lan nói.
Cách đó không xa, tại vườn hoa của ông Vũ Xuân Lâm, nhiều nhân công cũng đang tất bật tưới nước, ngắt nụ,... để chuẩn bị cung ứng hàng nghìn chậu hoa Tết ra thị trường.
Theo ông Lâm, tình hình kinh tế năm nay khó khăn nên vườn hoa của ông cũng giảm số lượng trồng. Như bao chủ vườn khác, ông Lâm cũng phải chờ đến cận Tết để quyết định giá bán bởi nguyên vật liệu năm nay tăng cao.
Một nhân công tại vườn cho hay: "Năm nay hầu như các vườn đều giảm sản lượng trồng vì sợ không bán hết. Chúng tôi không bị giảm thu nhập nhưng thấy tình hình kinh tế như vậy thật sự rất buồn và lo cho chủ vườn".
Thương lái lấy ít hàng vì sợ cảnh đập nát, đổ bỏ
"Giai đoạn vừa sau Covid-19, hoa bán rất đắt, lãi nhiều nên nông dân mừng lắm. Nhưng không hiểu vì sao năm nay mọi thứ lại quá khó khăn. Nguyên vật liệu tăng giá mà nông dân không dám tăng giá hoa, chỉ dám chờ các nhà vườn ở miền Tây ra giá rồi bán theo", bà Lan bộc bạch.
Để tiết kiệm chi phí, bà Lan phải thuê nhân công ít lại, tự ra vườn làm việc cả ngày (Ảnh: Nguyễn Vy).
Mặc dù còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết, nhưng vườn của bà Lan chỉ có lác đác vài thương lái đến đặt mua. Đơn hàng Tết đặt trước cũng không còn, bởi nhiều thương lái chọn "bán đến đâu, đặt hàng đến đó".
Chị T., một thương lái trên địa bàn TPHCM, đến vườn hoa vào sáng sớm. Chị T. cho biết, Tết năm nay chị giảm 50% số lượng hoa nhập từ vườn, từ lấy 100 chậu/lần xuống còn 50 chậu/lần.
"Năm nay kinh tế khó khăn, tôi không dám lấy số lượng nhiều vì sợ không bán hết, sẽ phải đập nát, đổ bỏ vào đêm Giao thừa. Nhìn khung cảnh ấy ai cũng buồn, thương lái còn buồn hơn nên xem như năm nay bán theo kiểu cầm cự, chờ sang Tết năm sau", chị T. nói.
Thương lái rầu rĩ, đắn đo số lượng nhập hàng để bán dịp Tết năm nay (Ảnh: Nguyễn Vy).
Bà Kim Lan cho hay khó khăn của các thương lái và chủ vườn chính là việc bị giới hạn thời gian bán hoa đêm Giao thừa.
"12h chúng tôi đã phải trả mặt bằng ở công viên, nhưng phải đến tận đêm người dân mới ra mua hoa về trưng Tết. Nhiều người nói rằng vì bận dọn dẹp nhà cửa nên phải sát giờ Giao thừa họ mới ra mua hoa. Lúc đó vì không muốn hoa bị mất giá, thương lái đành phải đập bỏ hết", bà Lan buồn rầu, nói.
Kinh doanh mặt hàng hoa hơn 30 năm, bà Kim Lan nói bản thân đã trải qua nhiều đợt khó khăn và từng mất trắng số tiền đầu tư vào hoa Tết. Tuy nhiên, năm nay là lần đầu bà phải giảm số lượng lớn hoa trồng, hồi hộp không thể đoán trước doanh thu.
"Vợ chồng tôi có 2 người con cũng thường xuyên ra phụ bố mẹ để làm hoa Tết. Nhưng để nói đến chuyện nối nghiệp thì chắc các con không làm, vì nghề này vất vả lại rủi ro quá cao. Nông dân như chúng tôi giờ đây chỉ có thể hi vọng Tết năm nay người dân ủng hộ, mua hoa thật sớm, để người nông dân cũng có tiền, yên tâm ăn Tết như bao gia đình khác", bà Lan trải lòng.
" alt=""/>Cả năm phơi nắng trồng hoa Tết, chủ vườn chỉ mong... thu hồi vốnDự án có tổng vốn đầu tư lên đến gần 25.000 tỷ đồng, sẽ góp phần đưa Sầm Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Dự án quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn trị giá hơn 1 tỷ USD do Tập đoàn Sun Group đầu tư gồm: Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn và các dự án đối ứng với tổng quy mô khoảng 550 ha (Khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn, Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ tại Sầm Sơn, Khu công viên vui chơi giải trí và đô thị Nam Sông Mã).
Trong đó, quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn có diện tích 15 ha, triển khai theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao, với tổng vốn đầu tư gần 1.456 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý I/2022.
Dự án nằm ngay mặt đường Hồ Xuân Hương – tuyến đường ven biển đẹp nhất thành phố Sầm Sơn, chia thành 2 khu vực: Khu Quảng trường biển, phố đi bộ và Khu vực trục cảnh quan lễ hội.
Quảng trường biển Sầm Sơn cùng với trục cảnh quan lễ hội kết nối thẳng đến Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ tương lai, có sức chứa lên đến hơn 10.000 người, hứa hẹn sẽ thành điểm đến của các lễ hội, sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao sôi động, quy mô.
Nơi đây cũng sẽ trở thành không gian công cộng chính của thành phố biển, giống như quảng trường trung tâm tại tất cả các thành phố du lịch nổi tiếng khác trên thế giới, thu hút không chỉ người dân đến giao lưu, sinh hoạt mà còn trở thành điểm dừng chân yêu thích của du khách để trải nghiệm đời sống văn hóa bản địa. Trung tâm của quảng trường là bức tượng đài cao hơn 60m, dự kiến sẽ trở thành biểu tượng mới của thành phố biển.
Các dự án đối ứng như Khu đô thị Quảng trường biển Sầm Sơn và Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ, điểm kết thúc của trục cảnh quan lễ hội, sẽ được định hướng trở thành trung tâm dịch vụ thương mại với những dãy nhà phố sầm uất, những biệt thự sang trọng bên sông, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, trải nghiệm của dòng khách cao cấp, đặc biệt là khách quốc tế.
Trong khi đó, Khu công viên vui chơi giải trí và đô thị Nam Sông Mã có quy mô hơn 130 ha sẽ được Sun Group phát triển theo hướng công viên chủ đề mang thương hiệu Sun World như những công viên nổi tiếng của Tập đoàn này tại Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc…
Phát biểu tại buổi lễ, ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Đây là dự án trọng điểm về phát triển du lịch, đô thị của tỉnh. Dự án được khởi công xây dựng là kết quả của quá trình hợp tác lâu dài, hiệu quả của tỉnh Thanh Hóa và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời; kết quả của quá trình chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng của nhà đầu tư; sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp, mà trực tiếp là UBND thành phố Sầm Sơn; đặc biệt là sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân địa phương.
“Hôm nay dự án Quảng trường Biển - Tổ hợp đô thị du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Sầm Sơn được khởi công xây dựng là bước tiếp theo trong việc hiện thực hóa mục tiêu đưa Sầm Sơn trở thành trung tâm kinh tế động lực, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đầu tư kết cấu hạ tầng, đô thị, phát triển du lịch trở thành trụ cột tăng trưởng của tỉnh.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch, hạ tầng đô thị, tạo nền tảng vững chắc để sớm đưa Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm của cả nước, như mục tiêu trong dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra”, ông Liêm nói.
Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group chia sẻ: “Lựa chọn Sầm Sơn là điểm khởi đầu cho hành trình đầu tư, chinh phục vùng đất xứ Thanh, chúng tôi kỳ vọng các sản phẩm của Sun Group sẽ không chỉ góp phần thay đổi diện mạo ngành du lịch, giúp thu hút thêm dòng khách hạng sang, khách quốc tế đến với thành phố biển.
Cùng với đó, việc kiến tạo một hệ sinh thái đẳng cấp bao gồm các dự án tầm cỡ để qua đó cải thiện môi trường đầu tư, tạo động lực thu hút thêm các Tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều công ăn việc làm với thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung”.
Tới đây, Tập đoàn Sun Group sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đầu tư hàng loạt dự án khác để phát triển Thanh Hóa, góp phần đưa nơi đây thành 1 trong 4 cực tăng trưởng mới của tứ giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa như Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị đã đề ra.
" alt=""/>Khởi công dự án tỷ đô tại Sầm Sơn