Rất nhiều khó khăn trên hành trình chuẩn bị và tham gia cuộc thi nhưng tôi đã không bỏ cuộc, vượt lên chính mình và nỗ lực gặt hái thành công như ngày hôm nay.
Nhân đây, tôi cũng muốn khuyên các bạn nam thanh niên, nếu còn thiếu tự tin, rụt rè hãy biết đưa mình thoát khỏi vòng an toàn, chinh phục những nấc thang mới trong đời.
Á quân Mister Việt Nam mùa 1 giúp cuộc đời tôi thay đổi thì hành trình dự thi Mister Global 2023 từ khi bắt đầu đến khi chiến thắng đưa tôi đến những điều mới mẻ, nấc thang mới trong cuộc sống của mình’’.
Lê Hữu Đạt cho biết sau khi trở về từ cuộc thi sẽ tích cực tham gia chiến dịch tuyên truyền cho Mister Việt Nam mùa 2. Anh mong thành công của bản thân sẽ truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ dám vượt qua chính mình, chinh phục tương lai.
Bên cạnh đó, Lê Hữu Đạt dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng. Với vị thế mới, Lê Hữu Đạt sẽ đóng góp được nhiều việc có ích hơn cho xã hội và hỗ trợ nhiều hơn những mảnh đời khó khăn.
Nam vương Toàn cầu (Mister Global) là cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới, thường niên được tổ chức tại Thái Lan. Chủ tịch Mister Global ông Pradit Pradinunt cũng là Chủ tịch đương nhiệm cuộc thi Nam vương quốc tế (Mister International) bắt đầu từ năm 2023.
Á vương Mister Global 2023 Lê Hữu Đạt sinh năm 1995, quê Hải Phòng, sở hữu chiều cao 1,86m, cân nặng 80kg, ngoại hình rắn rỏi, mạnh mẽ. Năm 2019, Lê Hữu Đạt tham gia cuộc thi Mister Việt Nam mùa 1 và giành ngôi vị Á quân 2.
Thuý Ngọc
" alt=""/>Lê Hữu Đạt giành ngôi vị Á vương 4 ‘Nam vương toàn cầu 2023’Theo Đại sứ Kazakhstan, thành quả là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến việc Chính phủ Việt Nam đã huy động được mọi nguồn lực xã hội và người dân đồng lòng tham gia cuộc chiến chống dịch, thông tin tuyên truyền tốt và thực hiện nghiêm việc giám sát, cách ly các trường hợp nghi nhiễm cũng như nhập cảnh từ nước ngoài.
Ông Baizhanov nói, Đại sứ quán Kazakhstan đã tìm hiểu và tập hợp báo cáo về kinh nghiệm phòng chống Covid-19 của Việt Nam để đệ trình lên Chính phủ nước này. Ông cũng bày tỏ sự cảm kích khi Quốc hội Việt Nam đã trao tặng 20.000 khẩu trang y tế cho Kazakhstan.
Ông Baizhanov thừa nhận, tình hình dịch bệnh tại Kazakhstan vẫn diễn biến phức tạp. Quốc gia này hiện ghi nhận hơn 44.000 ca mắc Covid-19 với 188 người đã tử vong.
Kể từ ngày 20/6, Kazakhstan buộc phải áp lệnh tái phong tỏa đất nước sau khi chứng kiến tình trạng gia tăng các ca nhiễm mới virus trong cộng đồng sau quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế toàn quốc hồi tháng 5.
Theo đại sứ, cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, vị tổng thống đầu tiên đã cầm quyền ở Kazakhstan suốt 3 thập niên cho đến khi từ chức vào tháng 3/2019, cũng bị mắc Covid-19 dù không bộc lộ triệu chứng. Ông Nazarbayev sau đó đã tiến hành tự cách ly và vừa được xác nhận khỏi bệnh, một tin vui ngay trước khi Kazakhstan tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh của ông vào ngày 6/7 tới đây.
Đại sứ Baizhanov bày tỏ hy vọng, Việt Nam và Kazakhstan sẽ tiếp tục củng cố, phát huy mối quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Tuấn Anh
Tôi may mắn khi ở Việt Nam, nơi rất an toàn và ứng phó với đại dịch hiệu quả. Giờ đây, tôi có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam Shirel Levi chia sẻ.
Nhiều cơ quan thông tấn, báo chí quốc tế đã cho đăng tải các bài viết khen ngợi công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả của Việt Nam, giữa lúc virus corona chủng mới lây lan với tốc độ chóng mặt khắp toàn cầu.
" alt=""/>Đại sứ Kazakhstan ca ngợi thành tích chống CovidCô cho biết, con trai đang theo học các lớp tiếng Anh, toán, viết và taekwondo. Cô nhấn mạnh, những đứa trẻ khác trong cùng khu phố thậm chí “còn học thêm nhiều lớp hơn nữa”.
Một bà mẹ khác có con 3 và 7 tuổi chia sẻ, dù là một người mẹ tận tụy dám từ bỏ công việc để toàn tâm toàn ý nuôi dạy con cái, nhưng cô không khỏi choáng ngợp khi biết nhiều bà mẹ đầu tư hàng triệu won vào việc học thêm cho con, mà Hàn Quốc gọi là "hagwon".
"Nếu tôi cố gắng làm theo các phụ huynh khác, tôi nghĩ mình không thể đảm bảo tài chính cho tuổi già. Tôi đã không nhận ra trẻ em sẽ cần học thêm nhiều như vậy, khi chúng lên lớp. Có lúc, tôi đã hối hận vì nghỉ việc ở nhà”, cô Yoon nói.
Tâm sự của cô Kim và cô Yoon phản ánh thực tế các hộ gia đình Hàn Quốc đang chi một phần đáng kể thu nhập cho việc học thêm của con cái. Theo dữ liệu mới đây của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, người trong khung thu nhập trung bình đã chi 1,14 triệu won (869 USD) hàng tháng cho con trong độ tuổi từ 13 – 18 để học thêm. Con số này chiếm 17,5% thu nhập hàng tháng của họ.
Số tiền chi cho học thêm gần bằng tổng số tiền chi cho thực phẩm và nhà ở, trung bình lần lượt là 636.000 won và 539.000 won.
Các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn cũng không ngoại lệ. Những người thuộc nhóm này đã chi trung bình 482.000 won cho học thêm, 481.000 won cho thức ăn, và 356.000 won cho nhà ở.
"Dù phải thắt lưng buộc bụng, nhưng chúng tôi có thể làm gì khác? Tôi muốn cho con mọi thứ”, cô Kim chia sẻ.
Tính theo khu vực, chi tiêu trung bình hàng tháng cho học thêm ở thành phố Seoul là cao nhất với 596.000 won. Tiếp theo là Gyeonggi 446.000 won, Daegu 437.000 won, và Sejong 418.000 won. Tại Seoul, 91,2% học sinh tiểu học tham gia học thêm.