Về mặt công năng, OIS ghi nhận chuyển động thân máy thông qua cảm biến con quay hồi chuyển của iPhone, qua đó điều chỉnh ống kính một cách đồng bộ để tránh hình ảnh bị mờ nếu người dùng vô tình di chuyển khi chụp ảnh.
Trong khi đó, cơ chế lấy nét tự động sử dụng cảm biến từ tính để đo và bù độ rung cũng như trọng lực, nhằm định vị chính xác ống kính. Đây là bộ đôi tính năng được tích hợp trên mọi iPhone từ thế hệ thứ 7 trở lại đây. Riêng OIS có mặt trên cả iPhone 6 Plus và iPhone 6s Plus.
Theo Apple, dù hai bộ phận này trên iPhone được thiết kế rất bền bỉ, nhưng vẫn hỏng nếu thường xuyên phải chịu rung chấn tần số cao, làm giảm hiệu quả vận hành. Người dùng dễ dàng cảm nhận được điều này khi thu về những bức ảnh kém chất lượng.
Do đó, Apple đề nghị không gắn iPhone trực tiếp lên khung hoặc tay lái của xe máy. Trong khi đó, với những phương tiện công suất thấp như xe đạp máy hay xe điện cỡ nhỏ, người dùng nên sử dụng các bộ gá có hệ thống giảm chấn đủ tốt, hoặc tốt nhất là sử dụng thiết bị GPS chuyên dụng cho mục đích tìm đường để tránh làm hỏng những chiếc iPhone đắt tiền.
Thực tế, không chỉ riêng iPhone mà việc máy ảnh của điện thoại bị hỏng khi gắn lên tay cầm xe máy là điều từng được nhiều người dùng ghi nhận. Đây là thực tế đáng ngại trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện thoại để tìm đường khi điều khiển các phương tiện hai bánh là thiết yếu với nhiều người, đặc biệt là nhóm nhân viên giao hàng hay xe ôm công nghệ.
Theo HàNộiMới
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hiện có thiết bị chuyển đổi gas dành cho xe máy cũ, giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng độ an toàn và bảo vệ môi trường
" alt=""/>Apple: Rung chấn từ xe máy sẽ làm hỏng máy ảnh trên iPhoneLuật sư Nguyễn Đức Thắng Ý (bào chữa cho bị cáo Luyện) cho rằng, thân chủ của mình không lừa đảo, đề nghị chuyển tội danh của bị cáo thành tội “Lừa dối khách hàng” và đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tự bào chữa cho mình, Nguyễn Thái Luyện đồng ý một phần với quan điểm bào chữa của các luật sư.
Bị cáo cho rằng, trong phần luận tội của VKS có lập luận khá rõ ràng. Tuy nhiên, trong bản luận tội chỉ tập trung về việc phân lô, tách thửa chứ không đề cập đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng lại kết luận bị cáo lừa đảo với khung hình phạt rất cao lên tới chung thân.
“Quá trình điều tra, tôi có hỏi tại sao khởi tố tôi tội lừa đảo, thì phía CQĐT trả lời là do có nhiều người làm đơn tố giác. Tôi đề nghị được xem một vài đơn của khách hàng, CQĐT đã đồng ý, nhưng tới giờ tôi vẫn chưa được xem", Nguyễn Thái Luyện trình bày.
Theo bị cáo này: "Khi tư vấn cho khách hàng, tôi cho đi xem đất, mọi việc đều rất minh bạch, không lừa dối. Tôi đã giao và ký chuyển nhượng cho khách hàng, nhiều dự án đã có khách hàng ở, sinh sống ở đó rồi”.
Một lần nữa khẳng định toàn bộ tài sản của mình đang có là các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu tòa đồng ý thì khách hàng vẫn có thể tiếp tục hợp đồng. Nếu khách hàng muốn lấy tiền thì công ty sẽ thanh toán lại tiền đã mua dự án và trả lãi theo lãi suất ngân hàng.
“Tôi không lừa đảo là sự thật. Từ khi khởi nghiệp kinh doanh thì mục đích chính của tôi là mong muốn giới thiệu cho khách hàng những lô đất vùng ven giá rẻ, giúp khách hàng giàu lên. Bởi vì đất vùng ven, tiếp giáp thành phố sẽ tăng giá.
Tôi mong muốn tạo công ăn việc làm cho các bạn trẻ để nuôi bản thân và gia đình. Toàn bộ đồng tiền thu được tôi không sử dụng cho cá nhân mà dùng để phục vụ cho hoạt động của công ty. Toàn bộ dự án đều có đất, không có lừa.
Tôi xây dựng công ty tầm nhìn tới 5 năm với mục tiêu “không chạm được vào vì sao thì cũng phải chạm tới bầu trời”. Mục tiêu là hướng tới 3 đối tượng: các cán bộ nhân viên, khách hàng và xã hội”, Nguyễn Thái Luyện nói.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Nguyễn Thái Luyện) bật khóc nói: “Bị cáo không nhận thức được việc làm của mình, nhưng bị cáo tin anh trai không lừa đảo”.
Trước đó, trong phần luận tội, đại diện VKS cho hay, các hồ sơ, tài liệu đã thể hiện, Nguyễn Thái Luyện để người thân tín đứng tên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu… rồi ủy quyền cho các công ty con của Công ty Alibaba. Sau đó, Luyện chỉ đạo vẽ dự án không có thật để dụ dỗ, lôi kéo khách hàng.
Thậm chí có những thửa đất vừa mới đặt cọc hoặc chưa mua, Luyện cũng chỉ đạo nhân viên vẽ dự án để bán cho khách hàng.
UBND các địa phương nơi Công ty Alibaba lập dự án không hề nhận được hồ sơ xin lập dự án và Công ty Alibaba cũng không làm thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án phân lô, bán nền tại cả 58 dự án.
Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm đã sử dụng chiêu thức bán giá rẻ, có những lô đất chỉ có giá hơn 100 triệu đồng, bán trả góp mỗi tháng 2-3 triệu, thu mua lại giá cao, trả lãi… để lừa đảo khách hàng.
Vì vậy, cáo trạng truy tố các bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có cơ sở, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Thái Luyện tù chung thân, vợ và em trai của Luyện cũng bị đề nghị mức án 30 năm tù.
Phát biểu tại Hội thảo về vấn đề xây dựng đơn giá thuê bao truyền hình trả tiền do Hiệp hội truyền hình trả tiền (VNPayTV) tổ chức vào sáng 17/6/2015, các doanh nghiệp truyền hình cáp đã lên tiếng tố cáo lẫn nhau cạnh tranh không lành mạnh, trong đó điển hình là chiêu bán phá giá để cạnh tranh, giành giật khách hàng của nhau nhằm tận diệt đối thủ.
Ông Lương Quốc Huy, Phó Tổng giám đốc SCTV cho biết, hiện tại trên thị trường truyền hình cáp đang có một đơn vị có tiềm lực mạnh đang triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog với giá thuê bao chỉ 50.000 đồng/tháng. SCTV đã đầu hơn 20 năm xây dựng hạ tầng truyền hình cáp, đến nay đã khấu hao gần hết nhưng cũng chỉ đạt lợi nhuận chỉ có 7-8%. Do đó, ông Huy khẳng định, đơn vị bán giá dưới 50.000 đồng đảm bảo trừ chi phí hạ tầng sẽ không thể có lãi, đây là giá bán dưới giá thành. Không chỉ hạ giá, doanh nghiệp mới này còn cung cấp dịch vụ tích hợp giữa Internet và truyền hình, xong chỉ thu cước Internet còn tặng không dịch vụ truyền hình cho khách hàng.
Tuy không nêu rõ tên đối thủ cạnh tranh nhưng ông Huy khẳng định, đây là chiêu thu hút thuê bao để tận diện đối thủ. Doanh nghiệp này nhất định có sự bù chéo giữa viễn thông và truyền hình đang ảnh hưởng lớn đến thị trường dịch vụ truyền thông – viễn thông. Khi bóp chết được các doanh nghiệp khác, một ngày nào đó doanh nghiệp này sẽ tăng giá dịch vụ để người dân chịu thiệt.
Ông Huy kiến nghị, đối với dịch vụ truyền hình không thể lấy nông thôn nuôi thành thị như lĩnh vực viễn thông và các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ sòng phẳng, ở khu vực nào giá cao thì phải bán giá cao, ở khu vực nào cần hỗ trợ thì có chính sách hỗ trợ riêng, còn không nên bù chéo dịch vụ, hạ giá hoặc cho không để thâu tóm thị trường như hiện nay.
Trong khi ông Huy lớn tiếng phản ánh tình trạng bán phá giá để cạnh tranh, thì ông Lê Văn Minh Giám đốc Công Truyền hình cáp Hải Dương lại chỉ trích SCTV cũng đang dùng chiêu giảm giá để tận diệt các doanh nghiệp truyền hình cáp nhỏ ở địa phương.
Ông Minh cho biết, tại Hải Dương truyền hình đang có sự cạnh tranh giữa 4 nhà mạng rất khốc liệt, trong đó điển hình là SCTV đã cạnh tranh không lành mạnh chèn ép Truyền hình cáp Hải Dương. Hiện tại SCTV đang cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog ở trung tâm tỉnh Hải Dương với giá 50.000 đồng/tháng, còn ở các huyện chỉ có giá 33.000 đồng/tháng là rất vô lý.
Ông Minh còn oán trách, ông Trần Văn Úy, Tổng giám đốc SCTV là Phó chủ tịch VNPayTV không những không bảo vệ “anh em”, mà còn dùng thế mạnh để đè bẹp hội viên.
" alt=""/>'Tổng giám đốc SCTV không bảo vệ anh em, còn chèn ép hội viên khác'