![]() |
Cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai năm 2019-2020 |
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là chương trình giáo dục ATGT cho học sinh cấp THCS và THPT do công ty Honda Việt Nam, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công An phối hợp triển khai rộng khắp trên cả nước từ năm 2011 và đang dần phổ cập tới tất cả học sinh các cấp trung học.
Từ năm 2011 đến nay, chương trình giáo dục An toàn giao thông đã được triển khai phổ cập tới tất cả học sinh trung học phổ thông 63 tỉnh thành trên cả nước và 40 tỉnh thành cho học sinh cấp Trung học cơ sở.
Trong năm học 2019-2020 này, đã có tới hơn 2,6 triệu học sinh trung học PT và hơn 4 triệu học sinh trung học CS được tham gia các tiết học giáo dục TGT hấp dẫn, vui nhộn và rất bổ ích này.
![]() |
Cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai năm học 2018 - 2019 đã diễn ra thành công tốt đẹp |
Trong khuôn khổ chương trình, nhằm khuyến khích và động viên thầy cô và học sinh không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học về ATGT, hàng năm Hội thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” cũng đã được tổ chức sôi nổi rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, năm học 2019-220 năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, việc dạy và học bị gián đoạn trong trường học. Để hội thi không bị ảnh hưởng cũng như việc củng cố tăng cường kiên thức về ATGT tiếp tục được triển khai, từ ngày 03/2/2020, Công ty Honda Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã quyết định thay đổi hình thức thi từ thi trên giấy sang hình thức thi trực tuyến, giúp giáo viên và học sinh chủ động làm bài thi tại nhà.
Việc kịp thời thay đổi hình thức thi trong bôi cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 chính là minh chứng cho những nỗ lực của Honda Việt Nam trong việc chung tay không ngừng mở rộng triển khai và đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục nội dung ATGT, góp phần tích cực tạo ra tâm thế học tập, rèn luyện và trang bị cho các em học sinh những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông cần thiết.
Học sinh và giáo viên lấy đề thi, làm bài và nộp bài thi trên website http://giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn. Sau vòng sơ loại, Ban tổ chức sẽ tiếp tục chọn ra 30 giáo viên THPT và 12 giáo viên THCS có bài thi xuất sắc để bước vào thi Vòng Chung kết, với nội dung là xây dựng kế hoạch bài giảng và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy; 32 học sinh THPT và 15 học sinh THCS được chọn tham gia thi Vòng chung kết với hình thức trả lời trực tiếp kiến thức và tình huống về An toàn giao thông dự kiến diễn ra vào tháng 5/2020.
Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” có cơ cấu giải thưởng hấp dẫn gồm Cấp THCS: Tổng số 385 giải thưởng dành cho học sinh bao gồm: 05 giải Nhất - mỗi giải là 01 máy tính bảng, 10 giải Nhì - mỗi giải là 01 điện thoại di động , 70 giải Ba - mỗi giải là 01 đồng hồ đeo tay , 300 giải Khuyến khích - mỗi giải là 01 mũ bảo hiểm dành cho học sinh; bên cạnh đó là 222 giải thưởng dành cho giáo viên bao gồm: 03 giải Nhất - mỗi giải là 01 laptop, 09 giải Nhì - mỗi giải là 01 máy tính bảng, 60 giải Ba - mỗi giải là 01 điện thoại di động và 150 giải Khuyến khích - mỗi giải là 01 mũ bảo hiểm dành cho giáo viên.
Giáo viên và học sinh hãy tiếp tục đồng hành cùng chương trình và cập nhật thông tin hội thi trên website http://giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn |
Minh Ngọc
" alt=""/>‘An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai’ chuyển sang thi trực tuyếnChồng bỏ đi, mẹ đơn thân bất lực không cứu nổi con ung thư
Xin cứu lấy bé gái mắc bệnh hiểm cần phẫu thuật gấp
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, là nhiệm vụ quan trọng của cả đất nước. Hiện nay, trên cả nước, bên cạnh những trường hợp khó khăn, bệnh tật đặc thù cần giúp đỡ còn có rất nhiều gia đình với hoàn cảnh hết sức éo le đang rất cần sự tương trợ của cộng đồng.
Nhiều gia đình hiện không có nổi một căn nhà vững chắc làm nơi cư trú, sống tạm bợ, nghèo khổ, con cái vì thế cũng không được hưởng những quyền ưu tiên của trẻ em (không có hộ khẩu, không được đi học…). Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người mà còn liên quan đến sự phát triển chung của xã hội.
Như chị Lê Thị Hợi, xã Hòa Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái hiện đang sống trong ngôi nhà chẳng bao giờ có ánh mặt trời, đèn điện được thay bằng những mảng dột và nền nhà toàn đất đá.
"Nhà đổ sập gần 1 năm nay rồi, dột nát hỏng, trời nắng em có nhà, trời mưa thì em không có nhà. Những ngày mưa quá em đi ngủ nhờ, ở nhà bên hàng xóm", chị ngại ngùng cho biết.
Mở chiếc bao được cất cẩn thận trong góc nhà, chị bảo đây là những bơ gạo cuối cùng. Bản thân đau ốm liên miên, chỉ trông vào 2 sào ruộng và vài cân hết bắt được mỗi ngày để sống. Khi bệnh tái phát cũng là lúc chị phải cầm bát đi vay gạo khắp xóm. Bệnh tật hành hạ khiến chị phải nằm liệt giường có khi cả tháng trời, bữa cơm nhờ vào hàng xóm, vậy nên sửa chữa nhà là điều quá xa vời đối với người phụ nữ này.
"Buổi tối ở một mình, nhiều lúc gió bão em sợ nhưng không biết làm thế nào. Em cũng mong muốn được sửa chữa, có gian nhà che nắng che mưa..", chị Hợi xót xa.
![]() |
Căn nhà xập xệ là nơi trú ngụ của những mảnh đời bất hạnh |
Còn đối với gia đình ông Thào Seo Vư và bà Mo Thị Vắng (ở Mường Lý, Mường Lát, Thanh Hóa), lẽ ra ở cái tuổi về già được hưởng an nhàn thì ông bà vẫn hàng ngày gồng gánh làm lụng. Con trai nghiện ngập bỏ đi, con dâu cũng đi lấy chồng khác, ông bà cùng 3 đứa cháu sống trong căn nhà tối tăm vỏn vẹn 20m2.
Mới đây, đứa cháu đầu là Giàng A Hùng lấy vợ, ông Vư phải nhường giường cho hai vợ chồng cháu, bản thân ông kê tấm phản xuống đất nằm. Tương lai những đứa còn lại, và cả đứa chắt sắp chào đời chưa biết sẽ ra sao khi cuộc sống hằng ngày vẫn gắn chặt với một nơi che nắng, che mưa không lành lặn.
Những người nghèo luôn mong muốn một nếp nhà vững chắc |
Chị Hợi, ông Vư, bà Vắng chỉ là một trong số rất ít những hoàn cảnh khó khăn ước ao một nếp nhà yên ấm trên khắp cả nước. Vì một mục tiêu tốt đẹp, Báo VietNamNet cùng VietNamReport (Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam -VNR) phát động kêu gọi các doanh nghiệp thuộc top VNR500 cùng thực hiện hoạt động mang tính biểu tượng, tham gia chương trình “Để ai cũng có một mái nhà”.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp ủng hộ tối thiểu 1 căn nhà/năm có trị giá từ 50-70 triệu đồng. Một mái ấm được cất lên, ước mơ được viết tiếp, để những số phận bất hạnh không còn phải lo lắng chỗ ở sau một ngày mưu sinh mệt nhọc, để những thế hệ mai sau được phát triển toàn diện hơn.
Mời độc giả giới thiệu những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Mọi thông tin xin gửi về: [email protected], hoặc số đường dây nóng: 0923 457 788
Đ.Hiếu - X.Quý - L.Dương - T.Dương - T.Hiền - Mai Hương
" alt=""/>VietNamNet phát động chương trình 'Để ai cũng có một mái nhà'