Số ca ung thư mắc mới ở nam giới là hơn 95.300 ca, trong đó 3 loại ung thư phổ biến nhất là ung thư gan, phổi, dạ dày; nữ giới có 85.100 ca mắc mới, phổ biến nhất là ung thư vú, phổi, trực tràng.
Tại sự kiện, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, điều trị ung thư đa mô thức là sự kết hợp nhiều phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát ung thư.
Hiện nay, việc tầm soát, điều trị bệnh ung thư tại Việt Nam đã có nhiều bước phát triển, các thuốc mới, phương pháp điều trị mới đã được cập nhật thường xuyên.
GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K (Ảnh: T.H).
Ba phương pháp điều trị kinh điển (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng không thể thiếu trong điều trị bệnh ung thư.
"Hội thảo lần này với sự tham gia của hơn 1.300 chuyên gia trong và ngoài nước là cơ hội để kết nối các chuyên gia chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau cập nhật những kiến thức mới nhất về điều trị đa mô thức, góp phần thúc đẩy trình độ chuyên môn", GS Quảng nói.
Theo đó, nhiều chuyên đề được thảo luận trong hội thảo, như: Cập nhật những tiến bộ trong chẩn đoán điều trị chuyên ngành Xạ trị, Y học hạt nhân, Vật lý y khoa; Quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số; Xạ trị trong điều trị đa mô thức ung thư vú, phụ khoa, tiêu hóa; Xạ trị trong điều trị đa mô thức ung thư đầu cổ, ung thư lồng ngực...
Theo chuyên gia này, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển.
Công tác phòng chống ung thư hiện nay vẫn là một thách thức lớn đối với nền y học trên thế giới, không những đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật chuyên môn hiện đại, cập nhật của các y bác sĩ, mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người bệnh, gia đình, sự hỗ trợ tích cực từ xã hội, cộng đồng.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho người dân về phòng chống ung thư, khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư, ung thư biết sớm trị lành.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội nghị (Ảnh: T.H).
Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền kêu gọi người dân tiếp tục chủ động, tích cực tham gia BHYT để tiến tới BHYT toàn dân bởi đây là cứu cánh cho người dân nếu không may mắc bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, các bệnh viện cần tăng cường triển khai hình thức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ cũng như việc tiếp tục duy trì, hỗ trợ các kỹ thuật đã được chuyển giao tránh đào tạo dàn trải; đổi mới tinh thần thái độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh, nâng cao chất lượng bệnh viện...
"Đặc biệt, Bệnh viện K ngoài trách nhiệm là bệnh viện hạt nhân cần chú trọng đến việc phối hợp với Sở Y tế, bệnh viện các tỉnh xây dựng các cơ chế tài chính, thu hút người dân đến khám chữa bệnh, giảm tải cho các bệnh viện trung ương, người dân được hưởng các dịch vụ y tế tốt, chuyên môn cao ngay tại chính địa phương.
Điều này vừa góp phần giảm bớt chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, tạo lòng tin và an tâm điều trị cho người bệnh; thu hút người Việt chữa bệnh tại Việt Nam không đi ra nước ngoài chữa bệnh, cũng như thu hút người nước ngoài đến khám và điều trị bệnh ung bướu tại Việt Nam", Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
" alt=""/>Mỗi năm, hơn 120.000 người Việt tử vong vì ung thưBài thơ: Điều ước nhỏ của em
Tác giả: Bùi Mạnh Dũng (TP Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh)
Trong
cuộc sống
mấy ai dường may mắn
Sống thảnh thơi vui vẻ đến hết đời
Sông mấy ngả, đường trăm ngàn lối rẽ
Nên nổi chìm, lận đận lắm người ơi.
Em
trải qua
quá nửa đời mưa nắng
Nhưng hình như số phận đỗi mong manh
Cơn gió chướng
cuốn phăng màu hy vọng
Xô đẩy em xuống tận đáy trời xanh.
Kể
từ đó
căn nhà thêm tĩnh lặng
Tiếng cười vui rơi đâu mất, buồn đau
Cha mẹ yếu nằm thương con
nghèn nghẹn
Bầy trẻ thơ dáo dác đợi nhiệm màu.
Ngày
nhập viện
buồn vui len lén giấu
Sợ ban mai, tia nắng sớm quên về
Cha mẹ yếu, bầy trẻ thơ
chẳng hiểu
Một tay chồng liệu dang đủ chở che.
Càng
nghĩ đến
giọt lệ xuôi, chảy ngược
Bởi vì con, cha mẹ
mới cầu sinh
Trời thương xót chợt ban cho sức mạnh
Để bên em luôn ấm áp nghĩa tình.
Bàn
chân ấy
chưa một lần than mỏi
Đi cùng em khắp vạn nẻo đường trần
Mặc giông bão hay gập ghềnh, khúc khủyu
Chả nề hà hay toan tính si sân.
Bên
cạnh nữa
biết bao thiên thần trắng
Đem tấm lòng nhân ái chữa bệnh lui
Dù người bệnh mang hình hài gớm ghiếc
Vẫn bao dung, thắp lửa ấm nụ cười.
Căn
gác nhỏ
nơi em đang ở trọ
Thật rưng rưng trước những cảnh nghĩa nhân
Mỗi miếng cơm chứa từng niềm hy vọng
Để vững tin vào hạnh phúc lớn dần.
Em
ao ước
ngày mai mình thức dậy
Là an vui, hạnh phúc thật không mơ
Mỗi người bệnh như con thuyền giữa biển
Chẳng lênh đênh khi được thấy bến bờ.
" alt=""/>Bài thơ chồng dành tặng vợ đang điều trị ung thưNhiều trẻ em đang điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương vì các bệnh tật khúc xạ, nhược thị (Ảnh: PV).
PGS.TS Cung Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, thứ 5, tuần thứ hai của tháng 10 hàng năm được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) chọn là Ngày Thị giác thế giới.
Ngày Thị giác thế giới năm nay với chủ đề "Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em".
Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 45 triệu người mù, những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%. Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù, và cứ 1 phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù. 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn.
Tuy nhiên, có đến 80% các nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được.
Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém. Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân chủ yếu (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ...
Đặc biệt, với lứa tuổi học đường, các bệnh lý tật khúc xạ ngày càng gia tăng, với tỷ lệ mắc khoảng 15-20% ở học sinh nông thôn, 30-40% ở thành phố.
Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6-15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng gần 15 triệu em, với tỷ lệ mắc các tật khúc xạ khoảng 20%, thì Việt Nam ước tính 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó có tới 2/3 bị cận thị.
Đặc biệt, theo khảo sát về tình trạng mắc tật khúc xạ ở trẻ em trên một số trường tiểu học và THCS tại Hà Nội (năm 2000) và tại TP.HCM (năm 2023) cho thấy, Hà Nội có 51% trẻ mắc tật khúc xạ; ở TPHCM, tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ lên tới hơn 75%, trong đó, số trẻ bị cận thị chiếm gần 53%.
Khám mắt cho trẻ tại một trường tiểu học ở Hà Nội (Ảnh: N.P).
PGS.TS Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Phụ trách quản lý điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, khám và cấp kính cho trẻ em mắc tật khúc xạ lại là một trong những biện pháp can thiệp với chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao để giảm tỷ lệ mù lòa gặp nhiều rào cản từ nhận thức, cơ sở vật chất và kinh phí....
Vì thế, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu nhìn kém.
Để phòng các tật khúc xạ ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý tăng cường cho trẻ chơi ngoài trời, cho trẻ không gian mở, hạn chế sử dụng các thiết bị có màn hình.
Đồng thời, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc 20-20-20, nghĩa là cứ sau 20 phút nhìn màn hình thiết bị điện tử, phụ huynh nên cho bé nghỉ ít nhất 20 giây và tập trung mắt vào một vật cách xa hơn khoảng 6m.
" alt=""/>Một nửa học sinh Hà Nội phải đeo kính vì cận, loạn thị