Tuy nhiên, khi so với một số thông tin rao bán Honda CR-V 2.4L đời 2013 trên mạng từ 589 triệuđến 619 triệuđồng, tôi thấy mức chênh lệch đối chiếu với công thức trên cao hơn từ 11 đến 41 triệu đồng.
![]() |
Honda CR-V 2.4L đời 2013. Ảnh: Honda |
Tất nhiên tôi cũng biết phần lớn tin rao bán xe trên mạng đều là của các cửa hàng xe cũ, và họ phải có lợi nhuận mới bán, nhất là những dòng xe "hot" như Toyota, Honda. Nhưng liệu có thể áp dụng công thức định giá xe cũ "mặc cả" với người bán để tránh bị "hớ" không? Rất mong các ý kiến của người có kinh nghiệm chia sẻ để tôi thêm vững tâm đi tìm mua xe cũ.
Độc giả Phạm Quang Thắng(Thanh Khê, Đà Nẵng)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hãy tránh kiểm tra xe bằng mắt thường dưới trời mưa hoặc vào ban đêm, bối cảnh ấy sẽ khiến bạn khó phát hiện ra vấn đề hơn. Dưới đây là 10 điểm bạn cần lưu ý khi muốn mua một chiếc xe cũ.
" alt=""/>Mua ô tô cũ có công thức định giá không?Dự án Ocean View Nha Trang được quy hoạch 69 lô biệt thự, mật độ xây dựng 40-60%, chiều cao tối đa 3 tầng. |
Tại dự án này, được quy hoạch 69 lô biệt thự, mật độ xây dựng 40-60%, chiều cao tối đa 3 tầng. Tuy nhiên, năm 2019, các cơ quan chức năng TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa kiểm tra thì phát hiện có 13 công trình vi phạm khi xây dựng vượt chiều cao quy địnhh (4-8 tầng) và mật độ cho phép (80-100% diện tích).
Gần 1 năm qua, chính quyền Khánh Hoà đã có nhiều văn bản quyết định cưỡng chế, tháo dỡ các công trình sai phạm. Thậm chí chính Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng trực tiếp kiểm tra sai phạm hồi cuối năm 2019. Tuy nhiên đến nay các công trình này vẫn tồn tại, các công trình vi phạm phải cưỡng chế tháo dỡ tại Ocean View Nha Trang đã tăng từ 13 lên thành 15 biệt thự. Hơn thế, các chủ công trình còn bất chấp vi phạm pháp luật, vẫn hoàn thiện, một số công trình đã kịp hoàn thành và đưa vào sử dụng dù UBND tỉnh chỉ đạo yêu cầu tiến hành tháo dỡ, cưỡng chế vi phạm tại dự án trước ngày 30/6/2020.
Năm 2019, các cơ quan chức năng TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa kiểm tra thì phát hiện có 13 công trình vi phạm khi xây dựng vượt chiều cao quy địnhh (4-8 tầng) và mật độ cho phép (80-100% diện tích). |
Đại biểu Đoàn Minh Long đã thẳng thắn chất vấn ông Lê Văn Dẽ - Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa rằng: “Câu hỏi cử tri đặt ra vì sao các công trình này chưa được cưỡng chế tháo dỡ ngược lại vẫn ung dung tồn tại. Phải chăng các biệt thự này có thế lực nào chống lưng hay bật đèn xanh để họ thực hiện trái quy định pháp luật?".
Mới đây, thay vì cưỡng chế “cắt ngọn” các công trình sai phạm UBND tỉnh đưa ra thêm phương án xử phạt rồi cho các biệt thự tồn tại.
![]() |
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa cho biết chính quyền có lập chốt cũng không ngăn chặn được việc xây dựng, ngay cả đoàn giám sát của HĐND đi giám sát nhưng công trình sai phạm vẫn hoàn thiện. |
Theo ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, việc xử phạt vi phạm của 15 biệt thự này dự kiến thu về khoảng 65 tỷ đồng. Ông Hoàng cũng cho biết, quan điểm cá nhân ông đã tham mưu cho UBND tỉnh phương án này.
“Quan điểm ý kiến cá nhân tôi tôi có tham mưu cho UBND tỉnh vì xét thấy tình hình tồn tại khách quan nhiều công trình trái phép người đứng đầu địa phương không quản lý được để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép. Giải quyết tồn tại bất cập bằng việc phạt nặng có hiệu quả và nhân dân tuân thủ thực hiện nội dung này. Nếu cưỡng chế 7 công trình và cưỡng chế một phần 8 công trình còn lại tại Ocean View sẽ thu về 65 tỷ đồng” – ông Hoàng nói.
Từ khi chất vấn đến khi có các quyết định xử phạt, cưỡng chế các công trình đều đang xây dựng dở dang thì đến nay nhiều công trình đã hoàn thiện rất đẹp. |
Trong khi đó nhiều đại biểu nêu rõ quan điểm không đồng tình với việc phạt cho tồn tại và đặt vấn đề họ xây căn nhà 10- 15 tỷ nhưng phạt 150 triệu hay dù phạt đến 1 tỷ thì họ vẫn chấp nhận. Như vậy thì mọi người dân đều có thể làm được.
HIện Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà đã giao Sở Xây dựng dự thảo văn bản để báo cáo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để trình Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh xem xét cho ý kiến. Khánh Hoà sẽ xử lý thế nào với 15 biệt thự sai phạm tại dự án Ocean View Nha Trang quyết định tháo dỡ hay phạt cho tồn tại?
Theo thời gian công trình vi phạm phải cưỡng chế tháo dỡ tại Ocean View Nha Trang đã tăng từ 13 lên thành 15 biệt thự. |
Đại biểu Đoàn Minh Long đã thẳng thắn chất vấn: “Câu hỏi cử tri đặt ra vì sao các công trình này chưa được cưỡng chế tháo dỡ ngược lại vẫn ung dung tồn tại. Phải chăng các biệt thự này có thế lực nào chống lưng hay bật đèn xanh để họ thực hiện trái quy định pháp luật?" |
Thay vì cưỡng chế, chính quyền tỉnh đưa ra phương án xử phạt 65 tỷ đồng đối với 15 biệt thự. |
15 biệt thự sai phạm tại dự án Ocean View Nha Trang quyết định tháo dỡ hay phạt cho tồn tại?
|
Thuận Phong
“Phải chăng các biệt thự này có thế lực nào chống lưng hay bật đèn xanh để họ thực hiện trái quy định pháp luật?” - Đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa chất vấn về loạt sai phạm trong xây dựng tại dự án Ocean View Nha Trang.
" alt=""/>Đề xuất phạt 65 tỷ cứu 15 biệt thự sai phép Ocean View Nha TrangTại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Sở TT&TT Thái Nguyên, TP.HCM, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lạng Sơn, Thái Bình, Bình Dương và Đà Nẵng đã chia sẻ các kinh nghiệm và bài học hay về chuyển đổi số theo 3 nhóm chủ đề Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số, như: Triển khai áp dụng nền tảng Sổ tay đảng viên; Mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh tại Lạng Sơn; Triển khai hệ thống thông tin An toàn Covid-19 và PC-Covid phục vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch trên địa bàn TP.HCM; Giải pháp tổng đài AI để tư vấn, hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà; Ứng dụng cấp giấy đi đường QR Code phục vụ phòng, chống dịch tại thành phố Đà Nẵng...
![]() |
Các đại biểu dự hội nghị nhấn mạnh vai trò của công nghệ số và ngành TT&TT trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. |
Trao đổi tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Năm 2021 là năm cả nước khởi động triển khai chuyển đổi số trong một bối cảnh hết sức đặc biệt: Đại dịch Covid-19. Việc phổ biến, chia sẻ các câu chuyện về chuyển đổi số sẽ giúp chúng ta học hỏi lẫn nhau và từ đó sẽ làm tốt hơn trong năm 2022.
“Chuyển đổi số là câu chuyện của 63 địa phương, của hơn 700 huyện và là câu chuyện của hơn 11.000 xã vì đó là những cấp chính quyền gần, sát dân nhất, cảm nhận được những thay đổi của chuyển đổi số mang lại. Các câu chuyện vừa được các đại diện các Sở TT&TT chia sẻ mới chỉ là những bước chân nhỏ khởi đầu tiến trình chuyển đổi số mạnh mẽ thời gian tới”, Thứ trưởng nói.
Xây dựng kho truyện chuyển đổi số của Việt
Với quan điểm “Thành công đến từ chia sẻ”, lãnh đạo Bộ TT&TT đã giao Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì xây dựng Cổng thông tin T63 - Câu chuyện số của 63 tỉnh, thành phố tại địa chỉ T63.mic.gov.vn.
Tại Cổng thông tin này, hiện các tỉnh, thành phố đã có thể tự đưa câu chuyện của địa phương mình lên theo các chủ đề về Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, Covid-19, công nghệ số, với yêu cầu bài viết không quá 1.000 từ và clip thì không quá 12 phút.
Chỉ trong vài ngày qua, đã có 18 câu chuyện được các địa phương chia sẻ trên Cổng thông tin T63. |
Nói về quyết định giao Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì nhiệm vụ này, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho hay, chuyển đổi số cần tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm cả trong nước và quốc tế. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế sẽ mang những câu chuyện thành công của các nước về Việt Nam và ngược lại cũng lan tỏa câu chuyện thành công của Việt Nam ra quốc tế, qua đó góp phần cải thiện năng lực, vị trí xếp hạng của quốc gia.
“Đây chỉ là bước khởi đầu nhỏ, nhưng là khởi đầu của 1 hành trình dài và là khởi đầu của một ước mơ lớn. Những năm qua, chúng ta vẫn sử dụng những câu chuyện thành công của nước ngoài. Với việc khởi động câu chuyện này, chúng tôi rất muốn mỗi chúng ta hãy đầy cảm xúc, đầy tự hào khi kể về những câu chuyện thành công của chính mình”, Thứ trưởng chia sẻ.
Thứ trưởng cũng mong rằng thời gian tới, các địa phương sẽ có thêm nhiều câu chuyện, bài học kinh nghiệm về các vấn đề còn đang thiếu vắng tại hội nghị lần này như: Chuyển đổi số trong của Hội đồng nhân dân các cấp; Câu chuyện thành công về đào tạo kỹ năng số; Các công cụ, nền tảng giúp địa phương chuyển đổi số; hay bài học thành công trong sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định...
Đại diện Bộ TT&TT yêu cầu Vụ Hợp tác quốc tế và Cục Tin học hóa hoàn thiện website T63.mic.gov.vn để thuận tiện hơn cho người sử dụng trong việc gửi, chia sẻ cũng như lan truyền các câu chuyện gốc trên trang; sao cho khi muốn chia sẻ, mọi người chỉ cần 1 click là có thể chia sẻ câu chuyện của mình trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Đây cũng sẽ là kho câu chuyện gốc để các cơ quan truyền thông ở trung ương và địa phương khai thác, xây dựng các phóng sự, infographic để góp phần lan tỏa, chia sẻ rộng rãi.
Bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 10.000 cán bộ, công chức trong năm 2022
Tại hội nghị, đại diện các Sở TT&TT cũng đã thảo luận về các giải pháp thúc đẩy việc chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm về chuyển đổi số trong thời gian tới. Lãnh đạo các Sở TT&TT cam kết thời gian tới sẽ tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm chuyển đổi số tại địa phương mình và sẵn sàng chuyển giao bài học thành công cho các địa phương khác.
Nhấn mạnh việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm là quan trọng và cần được làm thường xuyên, liên tục, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã chỉ đạo tổ chức hội nghị chia sẻ, phổ biến những câu chuyện chuyển đổi số thành công của các địa phương với định kỳ 6 tháng/ lần.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Trần Thị Quốc Hiền thông tin về Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho 10.000 cán bộ, công chức, viên chức. |
Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã giới thiệu Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho 10.000 cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước và trong các cơ quan truyền thông, báo chí. Thời gian triển khai bồi dưỡng cho các đối tượng theo Chương trình sẽ bắt đầu từ tháng 3/2022, tập trung vào 4 nội dung chính: Nâng cao nhận thức chung về chuyển đổi số; Chính phủ số; Kinh tế số; Xã hội số.
“Cục Tin học hóa xác định đây là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Cục trong năm 2022 và có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp, tham gia tích cực của các cơ quan liên quan, trong đó có vai trò rất lớn từ các địa phương để giúp tổ chức triển khai Chương trình bồi dưỡng, tập huấn thành công”, bà Trần Thị Quốc Hiền nhấn mạnh.
Đại diện Bộ TT&TT bày tỏ mong muốn chương trình đào tạo về chuyển đổi số của các tỉnh sẽ gắn kết với chương trình bồi dưỡng, tập huấn sắp được Bộ triển khai để tạo thành sự hợp lực từ trung ương đến địa phương.
Vân Anh
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu, đề xuất các bài toán lớn cần giải quyết để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.
" alt=""/>Lan tỏa các câu chuyện chuyển đổi số của Việt Nam