
 |
Vì dịch Covid-19, hình ảnh người mua kẻ bán trước cửa Apple Store Orchard, Singapore sẽ không còn nữa. |
Không còn cảnh xếp hàng mua iPhone
Từ lâu, Singapore là địa chỉ quen thuộc cho giới buôn iPhone xách tay Việt Nam. Những năm trước, việc xếp hàng mua iPhone trong ngày mở bán mang về nguồn thu lớn. Với mỗi chiếc iPhone về sớm, người bán có thể kiếm được 5-10 triệu đồng. Với những người mới kinh doanh iPhone, đây là cơ hội kiếm tiền tốt, số khác coi đây là một chuyến du lịch kết hợp miễn phí.
Tuy vậy, tình hình dịch bệnh Covid-19 năm nay đã khiến mọi thứ bị đảo lộn.
 |
Hàng trăm người xếp hàng trước cửa Apple Store Orchard năm 2019. |
“Hiện, hành khách vẫn có thể bay sang Singapore. Tuy vậy, khi đến, du khách buộc phải cách ly 7 ngày và xét nghiệm Covid-19. Lúc trở về, người đó phải được sự đồng ý của lãnh sự quán Việt Nam tại Singapore. Đồng thời, khi về Việt Nam, họ cũng phải cách ly thêm hai tuần”, Minh Trí, tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines chia sẻ về các thủ tục bắt buộc nếu muốn có mặt tại Singapore trong ngày iPhone mở bán.
Như vậy, nếu sử dụng cách thông thường, người buôn iPhone mất ít nhất 21 ngày để đi và về. "Những chiếc iPhone đó không thể gọi là sớm được. Vì vậy, chúng tôi từ bỏ", ông Vinh nói thêm.
Bên cạnh đó, người muốn sang Singapore mua iPhone phải chịu thêm khoản phí 189 SGD, tương đương 3,2 triệu đồng để xét nghiệm Covid-19.
“Tổng lại chi phí máy bay, ăn, ở, xét nghiệm, cách ly... không biết xách tay bao nhiêu chiếc iPhone về mới có lời”, Tuấn Thanh, người có kinh nghiệm nhiều năm xếp hàng mua iPhone tại Singapore nói với Zing.
Theo ông Thanh, những người buôn bán iPhone năm nay hoàn toàn không có ý định sẽ sang Singapore xếp hàng mua iPhone sớm.
Càng khó đưa về, iPhone 12 càng đắt
“Việc xếp hàng mua iPhone sớm năm nay không có hy vọng. Vì vậy, mọi người đều ở nhà chờ các chuyến hàng từ Singapore gửi về”, ông Trần Đạt, chủ một cửa hàng di động tại Đà Nẵng cho biết.
Với tình hình này, nhiều người bán nhận định iPhone 12 tại Việt Nam sẽ trở thành mặt hàng hiếm trong 3 ngày đầu mở bán.
 |
Nhiều người xem việc xếp hàng mua iPhone tại Singapore là một trải nghiệm du lịch miễn phí. |
“Dù khó nhưng nhiều người vẫn muốn đưa iPhone về sớm. Càng hiếm, càng khó thì chiếc iPhone đầu tiên về nước mới có giá cao”, Anh Vũ, người từng đưa chiếc iPhone 6S đầu tiên về Việt Nam cho biết.
Theo ông Anh Vũ, nếu chiếc iPhone 12 đầu tiên năm nay về đến Việt Nam, khả năng sẽ có giá trên 200 triệu đồng.
Singapore cấm tụ tập đông người
Ngoài ra, nếu có thể đặt chân đến Singapore, cảnh tượng hàng trăm người xếp hàng trước cổng Apple Store như những năm trước cũng không thể diễn ra.
Singapore còn sử dụng drone để kiểm soát việc tụ tập của người dân. Việc vi phạm các biện pháp phòng chống dịch tại Singapore là trái pháp luật.
 |
Những cảnh người mua kẻ bán trả giá trước cửa Apple Store sẽ không còn nữa. |
Ngày 16/5, 7 người gồm 4 người Anh, 1 người Australia và 2 người Mỹ đã bị cảnh sát Singapore tạm giữ vì tụ tập thành nhóm trước một cửa hàng ở khu Robertson Quay.
Theo trang TNP của Singapore, trong 7 người kể trên có một số không đeo khẩu trang, số khác đeo không đúng cách và không đảm bảo khoảng cách 1 m theo quy định.
Để được tại ngoại, nhóm người trên phải nộp tiền bảo lãnh 3.000 SGD/người. Nếu bị kết án, mỗi người sẽ phải nộp phạt tối đa 10.000 SGD hoặc lĩnh 6 tháng tù.
Người bán không dám nhận cọc iPhone 12 sớm
Như mọi năm, sau đêm Apple ra mắt sản phẩm, các cửa hàng iPhone sẽ nhận tiền đặt cọc của khách để bắt đầu tuyển người xếp hàng mua iPhone.
Năm 2017, chiếc iPhone X đầu tiên tại Việt Nam được bán với giá 68 triệu đồng từ một cửa hàng trên đường Trần Quang Khải, quận 1, TP.HCM. Nhiều năm sau đó, những chiếc iPhone đầu tiên đều có giá trên 50 triệu đồng.
 |
iPhone 12 đầu tiên về Việt Nam được dự đoán có giá không dưới 200 triệu đồng. |
"Năm nay không ai dám nhận tiền cọc để đưa iPhone về trong ngày đầu tiên cả, chuyện đó bất khả thi. Có nhiều yếu tố tác động, từ các chuyến bay bị hạn chế, có thể trong ngày mở bán iPhone không có chuyến bay nào", Phúc Bửu, chủ cửa hàng di động tại Vũng Tàu, từng đi xếp hàng ở Singapore năm 2019, cho biết.
Tại Việt Nam, ngày 26/8, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 15/10. Với mức xử phạt tăng từ 2-3 lần đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, nghị định này có thể gây ảnh hưởng rất lớn với giới buôn hàng xách tay, trong đó có iPhone xách tay.
"Khi con người không thể về cùng hàng hóa thì tất cả iPhone từ Singapore về Việt Nam đều phải khai báo hải quan, đóng thuế đầy đủ. Điều này góp phần khiến giá iPhone xách tay tại Việt Nam thời gian đầu sẽ rất cao", ông Vinh kết luận.
(Theo Zing)

iPhone 12 ra mắt tháng 10 cùng các sản phẩm được mong đợi?
Tin đồn mới nhất gợi ý iPhone 12 sẽ ra mắt trong sự kiện nửa sau tháng 10 cùng AirTags, Apple Watch Series 6.
" alt=""/>'Chiếc iPhone 12 đầu tiên về Việt Nam giá không dưới 200 triệu đồng'
Đất thổ cư khu vực Đông Anh, Hoài Đức có xu hướng tiếp tục tăng giá, trong khi đó khu vực Long Biên, Thanh Trì giá nhà đất vẫn khá ổn định.Phân khúc nhà đất thổ cư vẫn luôn là phân khúc ăn chắc mặc bền, ít biến động và cũng ít rủi ro. Đây là nguyên nhân, nhà đất thổ cư ít bị ảnh hưởng bởi sự trồi sụt của thị trường, đặc biệt là nhà đất thổ cư khu vực nội thành Hà Nội.
Theo khảo sát của chúng tôi, trong suốt 2 năm vừa qua phân khúc chung cư, biệt thự có sự tăng tốc rõ rệt thì phân khúc nhà đất thổ cư vẫn âm thầm giao dịch, một số khu vực được hưởng lợi từ hạ tầng bắt đầu tăng giá từ 10-15% trong khi đó nhiều khu vực giá chỉ nhích lên đôi chút hoặc giữ nguyên.
Khảo sát khu vực ven theo trục đường Võ Nguyên Giáp (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho thấy so với đầu năm 2015, giá đất tại khu vực hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đã tăng khoảng 10-15%. Cụ thể như khu vực xã Vĩnh Ngọc, chợ Vân Trì... giao dịch diễn ra sôi động.
Giá đất mặt đường tại khu vực xã Vĩnh Ngọc sát đường gom cầu Nhật Tân, giá đất dao động từ 60-80 triệu đồng/m2, đất trong ngõ có giá từ 20-30 triệu đồng/m2. Trong khi đó, ở các khu vực khác như địa bàn xã Nam Hồng hay gần thị trấn Đông Anh, mức giá phổ biến quanh ngưỡng 9-11 triệu đồng/m2, tăng nhẹ so với năm 2015.
Anh Quang Nam, một môi giới nhà đất khu vực này cho biết, nguyên nhân đất Đông Anh thời gian qua tăng giá là do khu vực này được đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt từ khi cầu Nhật Tân được đưa vào hoạt động.
Cũng theo anh Nam, một lý do khác khiến nhiều nhà đầu tư và môi giới tin giá đất Đông Anh sẽ tiếp tục tăng là do trục đường Nhật Tân - Nội Bài hiện đã được quy hoạch chức năng đô thị, với diện tích quy hoạch lên đến hơn 2.000 ha. Theo quy hoạch, phía bên này cầu Nhật Tân thuộc địa bàn Đông Anh sẽ trở thành một trung tâm mới của thủ đô Hà Nội, nên việc giá đất tiếp tục tăng là điều không được số đông kỳ vọng.
Cùng diễn biến với giá nhà đất Đông Anh, giá đất thổ cư tại khu vực Hoài Đức cũng đang trong tình trạng rục rịch tăng, đặc biệt đối với những khu vực dọc trục Đại Lộ Thăng Long và trục quốc lộ 32. Khu vực An Khánh - An Thượng (huyện Hoài Đức), giá đất nền phổ biến ở mức 15 - 20 triệu đồng/m2, đất mặt đường ở mức 21-30 triệu đồng/m2.
Liên hệ theo thông tin rao bán trên mạng, chúng tôi gặp bác Quang người đang rao bán mảnh đất 54m2 mặt đường 5m2 tại khu vực An Thọ, An Khánh cho biết: "Tôi có đăng tin rao bán từ hồi tháng 5 với giá 25 triệu đồng/m2, tuy nhiên gần đây có thông tin huyện Hoài Đức sẽ lên quận vào năm 2020, nên gia đình tôi cũng nghe ngóng, cũng chỉ rao thế thôi chứ chưa muốn bán vội".
Trong khi giá nhà đất thổ cư khu vực Đông Anh, Hoài Đức có xu hướng tăng thì tại một số khu vực giá đất lại có xu hướng chững như tại Long Biên, Thanh Trì. Theo nhiều môi giới nhà đất trên địa bàn quận Long Biên, giao dịch BĐS đang sôi động với những lô đất có mức giá phổ biến 20-40 triệu đồng/m2.
Khu vực Thanh Trì, tại xã Tứ Hiệp, đất thổ cư đang được giao dịch trên thị trường ở mức 14 – 25 triệu đồng/m2, tùy vị trí ngõ to hay nhỏ. Tại thị trấn Văn Điển, khu vực Ngọc Hồi thì giá vẫn ở mức 27 đến trên 35 triệu đồng/m2. Mức giá này đã đứng yên khá lâu suốt 3 năm qua. Tại khu vực Đông Trạch, Ngũ Hiệp hay khu vực Tả Thanh Oai, nhiều mảnh đất thổ cư có giá bán phổ biến chỉ 14 – 15 triệu đồng/m2.
Anh Hùng Thắng, một môi giới đất tại khu vực Thanh Trì cho biết: "Khoảng một năm trở lại đây, đất thổ cư khu vực Thanh Trì khá trầm lắng, giá giảm nhẹ nhưng ít người hỏi mua". Theo anh Thắng, giá đất khu vực này dù chỉ cách khu trung tâm cũ Hoàn Kiếm và Trung tâm mới Mỹ Đình khoảng 10km tuy nhiên do hạ tầng không được nâng cấp, ít dự án lớn được xây dựng nên khách hàng cũng không mặn mà.
Theo ghi nhận của nhiều sàn giao dịch BĐS, nguồn cung chung cư giá rẻ tầm 1 tỷ đang ít dần trong 1 năm gần đây là nguyên nhân khiến nhu cầu mua đất thổ cư tăng mạnh thời gian qua. Hiện thị trường đã xuất hiện một số nhà đầu tư hàng ngày tỏa đi các khu vực để săn tìm các lô đất nhỏ giá rẻ rồi đầu cơ lướt sóng. Thậm chí có trường hợp nhà đầu tư còn mua một lúc cả mảnh đất tới 100-200m2 rồi tách từng thửa ra xây dựng nhà bán kiếm lời.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những môi giới BĐS lâu năm, khách mua nhà đất thổ cư chỉ nên xem và lựa chọn những mảnh đất đã có sổ đỏ chính chủ, không nằm trong diện đã quy hoạch, không có tranh chấp. Tránh trường hợp bỏ tiền rồi phải ngậm trái đắng khi mua phải đất phân lô bán nền trái phép, đất vườn chưa được cấp phép xây nhà hoặc đất mua không đủ điều kiện tách thửa hay đất đang có tranh chấp.
Theo Trí thức trẻ
" alt=""/>Hà Nội: Ai đang săn lùng đất thổ cư giá rẻ ven đô nhất định phải biết điều này