![]() |
Nữ diễn viên nhận lỗi với khán giả vì đã sơ suất trong quá trình nhận PR sản phẩm. |
"Đầu tiên, Nam Thư muốn gửi lời xin lỗi đến với khán giả. Những ngày qua, tôi đã gây phiền lòng đến khán giả, những người yêu thương Nam Thư vì nội dung đăng trên fanpage liên quan đến tiền ảo. Tôi biết tiền ảo đang là vấn đề nhạy cảm. Nội dung đăng tải trên fanpage của Nam Thư vào tối 11/5 là hoàn toàn sai. Tôi xin nhìn nhận lỗi lầm của bản thân", cô viết.
Theo nữ diễn viên, fanpage chính của cô hiện do quản lý nắm quyền điều hành để tiện cho công việc. Người này đã nhận lời quảng cáo cho hình thức tiền ảo trên. Khi vụ việc gây ồn ào, nữ diễn viên đã nhanh chóng vào để kiểm tra và lập tức gỡ bài viết.
Ngọc Trinh và Kiều Minh Tuấn cũng từng đăng tải bài viết quảng cáo với nội dung tương tự.
Trước đó, vào tối 11/5, trang cá nhân của một số nghệ sĩ như Nam Thư, Kiều Minh Tuấn, Ngọc Trinh... đăng bài viết nhắc đến Dogecoin, Shiba Inu, FXT Token cùng nhiều đồng tiền mã hóa khiến nhiều người nghi ngờ có đơn vị đứng sau thuê người nổi tiếng quảng cáo. Ngay sau khi bị phản ứng, những người trên đã lập tức xóa bài và đồng thời giữ động thái im lặng.
Sáng 20/5, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cũng đã có động thái gửi đến các hội văn học nghệ thuật về vụ việc nhiều nghệ sĩ tham gia quảng báo bằng nhiều hình thức như đăng bài viết, video clip giới thiệu sản phẩm một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, tiền ảo... không đúng với quy định pháp luật, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Clip Nam Thư trong 'Sao nhập ngũ'
Thúy Ngọc
Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM yêu cầu các hội văn học nghệ thuật trên địa bàn kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng nghệ sĩ tham gia quảng cáo sản phẩm kém chất lượng.
" alt=""/>Nam Thư xin lỗi vì quảng cáo tiền ảoĐánh giá về hoạt động xuất bản năm 2022, ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, hiện nay cả nước có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản, trong đó có 48 nhà xuất bản thuộc Trung ương và 9 nhà xuất bản thuộc địa phương. Doanh thu của các nhà xuất bản ước tính đạt 3.200 tỷ, tăng 6%.
“Tính đến hết tháng 11/2022, chúng ta đứng số 1 tại Đông Nam Á về số lượng năm 2022 với 34.496 đầu sách. Thái Lan hay Indonesia xếp nhóm thứ 2 với số lượng từ 24.000 đến 27.000 đầu sách. Con số 487.385.939 bản (chưa bao gồm sách nói và sách điện tử khác), giảm 13,1% về số cuốn, tăng 5,4% về số bản cũng là một sự bất ngờ lớn trong ngành. Những con số thống kê này cho thấy niềm tin vào văn hóa đọc hiện nay của chúng ta”, ông Nguyễn Nguyên chia sẻ.
Cũng theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, một điểm nhấn nữa trong năm 2022 của hoạt động xuất bản là quá trình chuyển đổi số và phát triển xuất bản điện tử của các nhà xuất bản đang được đẩy nhanh. Nếu năm 2018 chỉ có 2 nhà xuất bản, 2019 có 4 nhà xuất bản, 2020 có 6 nhà xuất bản, 2021 có 11 nhà xuất bản thì năm 2022 có 19 nhà xuất bản. Đó là con số chưa nhiều so với khu vực nhưng là nỗ lực lớn trong điều kiện năng lực, tiềm lực, quy mô của các nhà xuất bản còn hạn chế.
Ông Nguyễn Thanh Lâm – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận những ý kiến của các đại biểu chia sẻ tại hội nghị và cho biết, trong năm tới, cơ quan quản lý sẽ tiến hành sửa đổi nghị định về nhuận bút trong xuất bản. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành những quy định về việc xử lý in lậu, xuất bản, phát hành sách trái phép, mạnh tay trong việc kiểm soát nội dung. Việc xây dựng văn hóa lên án việc mua sách lậu, in ấn vi phạm bản quyền, xây dựng văn hóa mua sách, văn hóa tặng sách cũng là những điều cần lưu ý.
“Chúng ta phải dần coi xuất bản là ngành kinh tế công nghệ. Chúng ta phải xây dựng các công cụ đo, tiêu chí xếp hạng để đánh giá sách, nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị sinh thái trong ngành xuất bản. Chúng ta cũng cần thận trọng với những dự án chuyển đổi số, chú trọng đầu tư các giải pháp công nghệ để quản lý bản quyền, khuyến khích phát triển sách tinh gọn trong nhiều lĩnh vực”, ông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ.
Ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trong phát biểu tại hội nghị, nhấn mạnh về xuất bản điện tử, chuyển đổi số trong năm vừa qua.
“Chúng ta loay hoay về khái niệm xuất bản điện tử mấy năm qua, nhưng sự chỉ đạo của cấp trên đã truyền cảm hứng, truyền quyết tâm để các nhà xuất bản cùng thực hiện tốt nhiệm vụ. Lĩnh vực này đã có khởi sắc, có sản phẩm. Trong đại dịch, chúng ta có đổi mới, sáng tạo, bứt phá. Những sách điện tử của chúng ta có rất nhiều người đọc, đến được với mọi người, đến được các vùng miền. Đó là những thuận lợi của xuất bản điện tử, một nét chấm phá tương đối đậm của ngành”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu.
Ông cũng nhận định, công tác lãnh đạo của các cơ quan chủ quản thực hiện tốt, bài bản giúp các nhà xuất bản làm tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, quản lý dù trong điều kiện khó khăn khi đi qua đại dịch. Ngành xuất bản có được sự phát triển như hiện tại nhờ vào lực lượng cán bộ, nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo yêu cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như buông lỏng, chưa quan tâm tới định hướng nội dung đề tài…. Năm 2023, ngành xuất bản cũng tiếp tục thực hiện tốt phát triển ngành theo hướng tinh gọn, xây dựng văn hóa, tạo ra nhiều sản phẩm ý nghĩa.
Ảnh: Thụy Trang