Theo tin từ VTV, trong sự kiện Telefilm 2018 diễn ra từ ngày 7-9/6/2018, tại TP.HCM, bên cạnh các hoạt động trưng bày và giới thiệu, VTV còn tổ chức một số hội thảo quốc tế quan trọng.
Hội thảo "OTT - Tương lai của truyền hình và nội dung Video" (thời gian 14h ngày 7/6) do VTV24 chủ trì có nội dung tiệm cận với xu hướng phát triển của công nghệ hiện đại của truyền hình thế giới về ứng dụng OTT (Over The Top). Các diễn giả là doanh nhân, chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật những xu hướng mới nhất, số liệu mới nhất cũng như những giải pháp hữu ích, tiềm năng nhất trên thị trường đầy hứa hẹn này. Nhiều tham luận sẽ được trình bày tại Hội thảo như: tham luận của Kantar Media về Nghiên cứu thị trường OTT gắn với xu hướng cá nhân hóa, xu hướng xem TV chủ động, sự dịch chuyển của quảng cáo sang OTT. VTVcab - Viettel chia sẻ về mô hình Onme, hay tham luận của Netflix (hoặc Iflix) về nghiên cứu thị trường Việt Nam; một đại diện doanh nghiệp đã làm OTT tại Việt Nam về cạnh tranh trên thị trường OTT tại Việt Nam và tham luận của đại diện quốc gia Hàn Quốc về sự bùng nổ OTT ở Hàn Quốc.
Trong thời gian diễn ra hội thảo "OTT - Tương lai của truyền hình và nội dung Video", các khách mời đến từ các đài truyền hình, các đại lý, các công ty truyền thông, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội hỏi đáp với các chuyên gia để tìm được những thông tin hữu ích cho công việc kinh doanh của mình. Ngoài ra, những tên tuổi lớn trong ngành viễn thông và truyền hình tại Việt Nam cũng sẽ công bố những kế hoạch và ứng dụng OTT mới nhất.
" alt=""/>Netflix, VTVcab và Viettel mang gì đến hội thảo OTT tại Telefilm 2018?Nghiên cứu đã xác định được một số các nhà phát triển ứng dụng đang tung ra các phần mềm độc này. Một số cái tên tiêu biểu: Atunable, Classywall, Firamo, FlameryHot, NeoApp, Goopolo, Litvinka Co, Livelypapir, Tuneatpa Personalization, Waterflo, X Soft và Zheka.
Điều thú vị ở đây là, danh sách trên còn xác định được ứng dụng vô cùng phổ biến ES File Explorer/Manager PRO là một ứng dụng có những hành vi tương tự. Tuy nhiên eZanga đã giải thích rõ ràng rằng mã độc chỉ được tìm thấy trong một phiên bản hack của ứng dụng này trong một tập tin APK chứ không phải phiên bản hợp pháp được bán trên Play Store. Vậy nên nếu ai cần một lời cảnh tỉnh vì sao chúng ta nên tránh xa các ứng dụng hack, thì đây chính là câu trả lời.
Những ứng dụng này đang làm gì máy của bạn?
Chúng ta vẫn quen thuộc với những phần mềm và ứng dụng độc hại nhắm vào bảo mật điện thoại cũng như chiếm quyền sử dụng dữ liệu người dùng, tuy nhiên các ứng dụng lừa quảng cáo này khéo léo hơn rất nhiều. Chúng yêu cầu quảng cáo và vờ như người dùng đã thật sự click vào, ngay cả khi bạn không dùng điện thoại và để chế độ ngủ. Bằng cách này chúng thu được một khoản lợi nhuận nhỏ cho nhà phát triển mà không cần người dùng phải thật sự click vào hay thậm chí là nhìn thấy quảng cáo. Tuy vậy nhưng trên quy mô lớn, lợi nhuận có thể cộng dồn nhanh chóng và trở thành con số khổng lồ. Tính đến hiện tại, những ứng dụng tự động này hầu hết được tải về dưới dạng ứng dụng hình nền động hay các ứng dụng làm đẹp miễn phí khác mà người dùng thường tải về và sau đó quên khuấy mất mình có trong điện thoại. Quan trọng hơn cả, chúng đều miễn phí!
" alt=""/>Phát hiện hàng loạt ứng dụng độc hại, gian lận quảng cáo trên Play StoreTheo con số thống kê được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ngày 5/6, hiện nay số lượng doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp trong nước khoảng 3.700, có hơn 33.000 hộ trang trại và hàng nghìn hợp tác xã.
Tới tháng 4/2018, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng 11,9% so với cùng kỳ 217, trong đó giá trị xuất khẩu nông sản đạt 6,5 tỷ USD…
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, sân chơi quốc tế đang mở rộng đối với nông sản Việt Nam.
Với tốc độ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu tiêu dùng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay, ông Đặng Kim Sơn nhấn mạnh kết cấu bữa ăn thay đổi tích cực và xu hướng chuyển từ vật liệu nhân tạo sang tự nhiên.
Để thích ứng với nhu cầu gia tăng của thị trường quốc tế và trong nước, Việt Nam cần nhận biết rõ những thách thức đang cần đối mặt và giải quyết bao gồm: rào cản kỹ thuật trong hội nhập, thể chế, khoa học công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, phát thải cacbon và biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là hiện nay nông nghiệp Việt Nam vẫn sản xuất manh mún, các hộ nông dân có số lượng lớn những thiếu tính chặt chẽ và quy trình, dẫn tới “không ra tấm ra món”.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao chia sẻ một sự thực gây “sốc” đó là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhiều hộ nông dân trong nước chưa coi trọng tới tiêu chuẩn của sản phẩm.
“Thực tế là các hộ nông dân, doanh nghiệp đa phần ít quan tâm tới tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn quốc tế. Thậm chí, nhiều nông dân nhấn mạnh rằng họ thật thà, hãy tin họ”, bà Hạnh chia sẻ, đồng thời khuyến cáo khi bước ra sân chơi quốc tế phải theo tiêu chuẩn, cam kết bằng giấy tờ chứ không thể như tình trạng hiện nay.
Trong khi đó, ngược lại, một ví dụ khác được bà Hạnh chia sẻ về một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cà pháo, mắm tôm coi trọng tiêu chuẩn quốc tế đã gặt hái được thành công. Giám đốc của công ty này vốn là tiến sĩ về chế biến thực phẩm ở Nga, am hiểu tiêu chuẩn quốc tế nên áp dụng và theo tiêu chuẩn ngay từ những hoạt động đầu là xây dựng nhà máy.
" alt=""/>Công nghệ Blockchain sẽ 'cứu giúp' nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế số?