Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết việc tinh giản nội dung dạy học sẽ chỉ tập trung vào học kỳ II của năm học này với tất cả các khối lớp.Theo đó, những nội dung nào có mức độ yêu cầu mang tính nâng cao sẽ được giảm bớt đi để đảm bảo thời gian học tập cho học sinh.
“Căn cứ vào chương trình, chúng tôi sẽ tinh giản theo hướng một số các tiết học trong sách giáo khoa gần nhau có thể thiết kế thành bài học theo chủ đề để tiết kiệm thời gian dạy học. Chẳng hạn như số tiết nhiều hơn 3 thì có thể rút bớt đi thời gian dạy học trên lớp. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được yêu cầu của chương trình”, ông Thành nói.
 |
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Bộ GD-ĐT cũng tính toán tinh giản theo hướng tích hợp những nội dung giao thoa giữa các môn học.
“Có một số nội dung giao thoa giữa các môn học trong chương trình hiện hành. Với những nội dung này, chúng tôi sẽ thiết kế để tổ chức tích hợp vào một môn chính. Như vậy, sẽ tiết kiệm được lượng thông tin, tiết kiệm được đối tượng mà học sinh phải nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình”.
Theo ông Thành, Bộ sẽ tinh giản chương trình tới mức có thể đảm bảo được yêu cầu, tính toán để có thể đáp ứng được khung thời gian kế hoạch năm học mà Bộ đã điều chỉnh, tức là hoàn thành chương trình trước ngày 15/7.
Ngoài ra, ông Thành cho biết, khi vào năm học mới, Bộ sẽ có hướng dẫn để các nhà trường tổ chức bù đắp thêm phần kiến thức đã được tinh giản của học kỳ II năm học này.
Hải Nguyên

Cựu Thứ trưởng Giáo dục chế tạo máy đo thân nhiệt từ xa
"Khi thấy rằng lúc đo thân nhiệt, cán bộ y tế và người được đo phải đứng sát nhau dễ gây ra lây nhiễm chéo, nên tôi lên ý tưởng về máy đo thân nhiệt từ xa và thực hiện trong 3 ngày" – GS Bùi Văn Ga chia sẻ.
" alt=""/>Sẽ tinh giản chương trình học kỳ II năm học 2019
Trên con đường từ cánh rừng phòng hộ đi ra, nhiều người đã quen với hình ảnh ông Nguyễn Văn Út (ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) với dáng người gầy gò, ốm yếu, mặt cúi gằm, trên vai vác bao "ve chai" đựng đủ thứ phế liệu. Những bọc nilon, mảnh nhựa, cọng dây,... mà ông băng rừng, vượt sình lầy nhặt về là "nguồn sống" giúp ông nuôi người vợ bệnh, vun đắp ước mơ đi học của đứa chắt.Cũng như một vài chuyến đi khác, chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian thăm hỏi mới tìm về được nơi những hoàn cảnh khó khăn trú ngụ như nhà ông Út. Sự giúp đỡ nhiệt tình, nét "nhiều chuyện" dễ thương của một người phụ nữ có nước da ngăm đen nơi miền biển xa xôi khiến mọi người ấn tượng mãi.
 |
Vợ ông Út bị tai biến đã 10 năm nay |
“Út nào, ở đây nhiều Út lắm”, người phụ nữ hỏi lại.
“Út mà có người vợ tai biến hơn 10 năm nay đó dì”.
Nhìn hai thanh niên đeo kiếng cận, người phụ nữ tò mò: “Các cậu đến để giúp người ta hả. Gia đình này khổ dữ lắm. Xứ này chưa thấy ai khổ vậy đó. Giúp được gì gắng giúp...”. Chị nói vồn vã như thể đây là hoàn cảnh của mình. Dường như chính chị cũng đang mong chờ điều gì tốt đẹp đến với nhà ông Út.
Trước mắt chúng tôi là căn nhà lá rộng chưa tới 30m2, được giữ cố định bằng 9 cây đước. Đó là nơi ông Út đang ở, do bà con địa phương giúp bằng cách người cho cây, người cho lá, góp dựng lên khoảng 1 năm nay.
Trong nhà, vợ chồng ông đang ăn cơm. Mâm cơm cho hai người già tóc bạc trắng là nửa con cá rô phi cùng đĩa rau luộc. Thế cũng gọi là "sang" vì có ít chất đạm.
 |
Bữa cơm đạm bạc của vợ chồng ông Út. |
Công việc hằng ngày của ông Út là đi lượm ve chai ven biển. Cái nghề này phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Cứ gió to, biển động mạnh sẽ có nhiều “chiến lợi phẩm” trôi dạt vào bờ. Không kể giờ giấc, khi 3 giờ sáng lúc 5 giờ chiều, hoặc có hôm trời tối mịt, ông cũng đi. Ông đi ngay khi cơn giận dữ của thiên nhiên vừa dừng lại.
Ông Út năm nay đã 78 tuổi, ống chân chỉ còn da bọc xương nhưng hằng ngày, ông vẫn gắng gượng đi nhiều kilomet lượm đồ dọc bờ biển. Hình ảnh ông cụ hom hem vác trên vai cái bao cũ, vạch rừng vượt qua những bãi sình lầy đặc trưng của tán rừng ngập mặn khiến nhiều người đau lòng.
“Mệt thì nghỉ, qua sình thì mình bò tới, bò tới rồi kéo cái bao theo”, ông nói kinh nghiệm vượt bãi lầy.
 |
Ông Út chỉ sợ thằng chắt phải nghỉ học, mất đi tương lai |
Mỗi ngày như vậy, ông có thể kiếm được 20, 30, có khi 40 ngàn đồng. Nhiều năm nay, ông cần mẫn chịu cực khổ mong nuôi người vợ bị tai biến.
"Bà Út tái bệnh phải nằm liệt giường khoảng 10 năm nay. Mấy ông cháu mà đi lượm biển thì để cho bà nồi cơm ở đầu giường, cuối giường để cái bô. Đói thì ăn, mắc thì đi. Đi xong thì để đó chừng nào ông về ông đổ. Tội lắm.”, bà Phan Thị May, một hộ dân ở gần cho biết.
Cũng từ ngày vợ bệnh nặng, lại thêm tuổi già sức yếu, chẳng được ai thuê mướn nữa nên ông rời Hồng Dân (Bạc Liêu) về vùng biển này “hành nghề”. Sau đó, người cháu gái và hai đứa con nhỏ cũng về ở với ông. Vậy là mấy ông cháu dìu dắt nhau đi lượm ve chai. Hiện nay, ngoài nỗi lo cho vợ, ông Út lại nặng lòng lo thằng chắt “rất sáng chữ” được đi học.
 |
Em Nam học lớp 5 chăm chỉ nhặt phế liệu, kiếm thêm tiền đi học |
“Con làm mót tiền để đi học. Sau này con sẽ làm công an”, Nam - đứa chắt đang học lớp 5 của ông Út lỏn lẻn kể về ước mơ. Còn nhỏ nhưng em đã hiểu được hoàn cảnh của gia đình. Sau giờ học ở trường, cậu học trò nghèo không đi chơi với các bạn mà chịu khó theo cố, theo mẹ đi lượm biển.
Hai đứa cháu cố ngoan ngoãn là nguồn động lực để ông Út cố gắng. Nhưng với tình hình sức khỏe hiện tại, ở tuổi bát tuần, ông sợ rằng mình không cố gắng nổi nữa. "Lo nhứt là không ai lo cho bà. Thứ nữa là thằng Nam phải nghỉ học, mất tương lai”, ông trầm ngâm.
Ông Nguyễn Thành Được, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải cho hay, gia đình ông Nguyễn Văn Út đã chuyển về địa phương ở một thời gian. Do không có đất cát nên ông Út sống tạm bợ trên chân đê phòng hộ, thuộc diện phải giải tỏa.
Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hiện UBND xã đã xin cho ông 1 nền đất tái định cư, hàng tháng xã có hỗ trợ thêm gạo. Ngoài ra cũng vận động bà con xung quanh giúp đỡ thêm.
“Xã đang vận động các mạnh thường quân để sau khi được Sở NN-PTNT duyệt phương án cho đất sẽ tiến hành xây nhà cho hộ gia đình này.”, ông Được nói.
Thiện Chí
Mọi thông tin xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Út, ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, Trần Văn Thời, Cà Mau. SĐT: 0946 477 421 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.063 (ông Nguyễn Văn Út) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |

"Cha ơi cứu con, con đau lắm!"
Nghe tiếng kêu của con, lòng anh đau như cắt. Nhưng chính anh cũng đang bế tắc không biết kiếm đâu ra tiền để cứu lấy con mình.
" alt=""/>Cụ ông gần 80 tuổi vẫn lượm ve chai nuôi vợ liệt giường
Sau thông báo này từ cô giáo chủ nhiệm, đúng 3 giờ chiều ngày chủ nhật 22/3 vừa qua, chị Trịnh Thúy Giang (quận Cầu Giấy) cùng tất cả phụ huynh của lớp 6A11 Trường THCS Dịch Vọng bật máy tính để dự họp. Chỉ có điều, lần họp này chị Giang không phải nghĩ nhiều đến chuyện trang phục hay đi lại mà tập trung hơn vào "mò mẫm" ứng dụng. |
Cuộc họp phụ huynh trực tuyến của lớp 6A11 Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. |
Lớp con chị có 49 học sinh thì chỉ một số ít vắng mặt.
Phụ huynh được hướng dẫn họp ngay trên chính ứng dụng mà các con của mình đang học trực tuyến hằng ngày - ứng dụng Zoom.
“Các bố mẹ có thể cái đặt ứng dụng này trên máy tính hoặc điện thoại thông minh của mình. Cô giáo gửi mã của buổi họp tương tự mã lớp học hằng ngày của các con, và những ai có mã sẽ tham gia được”, chị Giang kể.
Khi mỗi phụ huynh đăng nhập, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu đặt theo tên con để tiện theo dõi và tương tác. Chị Giang đăng nhập với tên hiển thị ngay dưới cam quay trực tiếp mình là PHHS. Nguyễn Minh Phương.
Cuộc họp phụ huynh của lớp lần này được tổ chức nhằm trao đổi về sự phối hợp giữa thầy cô và gia đình trong tổ chức, kiểm soát học online và học trên truyền hình sao cho hiệu quả.
Sau khi giới thiệu, cô giáo chủ nhiệm Ngô Thị Phương Thanh nghe lần lượt tất cả phụ huynh phát biểu qua màn hình trực tuyến.
“Họp trực tuyến nên cô mời lần lượt. Đến phiên ai thì người đó sẽ bật micro để tránh mọi người cùng nói sẽ gây ồn. Những người trùng quan điểm thì có thể xin không góp ý. Nhiều bố mẹ lần đầu sử dụng ứng dụng công nghệ này nên chưa quen phải nhờ con mở và cài đặt hộ”, chị Giang kể.
Sau đó, cô giáo tóm lược các ý kiến và trao đổi lại. “Trong cuộc họp, các phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp đã bàn về những nội dung như cách thức thông tin, trao đổi; tình hình phòng chống dịch bệnh, vệ sinh trường lớp. Quan trọng nhất đó là trao đổi về cách các con học qua truyền hình và trực tuyến. Có tầm 9 nhóm ý kiến. Qua màn hình trực tuyến, cô trả lời hết các nội dung và phụ huynh chúng tôi thấy rất hài lòng”, chị Giang kể.
 |
Theo chị Giang, đây là lần đầu tiên mà các phụ huynh nhìn thấy và biết được nhau hết. |
Cuộc họp phụ huynh trực tuyến hôm đó kéo dài trong một tiếng rưỡi.
Thời gian không quá dài, nhưng chị Giang cho rằng hình thức họp phụ huynh trực tuyến cũng rất hiệu quả, thậm chí có những điểm ưu việt hơn so cả với họp truyền thống.
“Đến trường họp trực tiếp tại lớp nhiều khi phụ huynh không biết hết được nhau. Còn lần họp trực tuyến này cũng là lần đầu tiên mà phụ huynh chúng tôi nhìn thấy nhau hết. Ai cũng được phát biểu và trao đổi rất đầy đủ thông tin, đều thấy nhau như nói chuyện trước mặt nên rất vui. Với câu hỏi của phụ huynh, cô giáo có thể giải đáp ngay và rõ ràng. Những ứng dụng trực tuyến này còn cho phép nhắn tin, nên khi phụ huynh khác đang trao đổi, mình muốn góp ý có thể nhắn luôn cho tất cả mọi người”.
Chưa kể, theo chị Giang, họp như vậy còn đỡ mất thời gian và công di chuyển. “Ở đâu có mạng là ở đó có thể tham gia họp được”, vị phụ huynh chia sẻ cảm nhận về ưu điểm của phương thức họp trực tuyến.
Để triển khai họp phụ huynh trực tuyến với các lớp, trước đó, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức họp trực tuyến với đại diện cha mẹ học sinh các lớp.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, họp phụ huynh trực tuyến cũng là một hình thức hiệu quả khi đảm bảo những trao đổi tương tác kịp thời, đồng thời tránh được việc tụ tập đông người.
Thanh Hùng

Cô gái biến 14 ngày cách ly thành thời gian dạy Tiếng Anh trực tuyến miễn phí
- Để 14 ngày cách ly trở nên có ích và trôi qua nhanh hơn, Lê Vũ Anh Thư (sinh năm 2000, du học sinh trở về từ Úc) quyết định dạy Tiếng Anh trực tuyến miễn phí cho mọi người.
" alt=""/>Họp phụ huynh trực tuyến vì Covid