Thông tin này cũng được xác nhận bởi Malen, người chăm sóc của chuột Magawa. Cô cho biết, chú chuột đang phản xạ chậm dần vì dấu hiệu tuổi tác, và quyết định này được đưa ra nhằm "tôn trọng nhu cầu của nó".
![]() |
Chú chuột dò mìn Magawa đã chính thức nghỉ hưu sau 5 năm ở Campuchia. Ảnh: APOPO |
Magawa sinh tại Tanzania năm 2014, và được APOPO huấn luyện để đánh hơi chất nổ từ khi còn nhỏ. Trải qua quãng thời gian được đào tạo cẩn thận và nghiêm ngặt, chú chuột và các “đồng đội” được cử đến Campuchia vào năm 2016, với nhiệm vụ xác định bom mìn dưới lòng đất và gửi tín hiệu thông báo để các lực lượng đặc trách đến gỡ bỏ chúng một cách an toàn.
Dù thuộc giống chuột khổng lồ châu Phi, với cân nặng khoảng 1,2kg và dài tới 70cm, Magawa vẫn đủ nhỏ con và nhẹ cân để không kích nổ bất kỳ quả mìn nào bị nó bước qua. Không những thế, chú chuột còn có khả năng dò tìm bao quát một khu đất có kích thước tương đương một sân quần vợt chỉ trong 20 phút, điều mà APOPO cho rằng một người bình thường mang theo máy dò kim loại sẽ phải mất từ 3 đến 4 ngày mới có thể hoàn tất.
Kể cả khi được so sánh với các “đồng nghiệp”, thành tích của Magawa vẫn rất vượt trội. Suốt 5 năm tại Campuchia, chú chuột đã quần thảo trên diện tích hơn 22,2ha, phát hiện được 71 quả mìn và 38 quả bom chưa được kích nổ.
Thành tích đáng nể này giúp Magawa được xem như “người hùng” tại Campuchia. Và vào năm ngoái, chú chuột đã nhận được huy chương vàng từ tổ chức từ thiện Nhà thương của nhân dân dành cho động vật bị ốm (PDSA) của Anh, danh hiệu cao quý từ thời Thế chiến II dành riêng cho các con vật có đóng góp xuất sắc trong chiến đấu.
![]() |
Magawa trở thành chú chuột đầu tiên nhận được huy chương vàng của tổ chức từ thiện PDSA. Ảnh: APOPO |
"Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 77 năm vinh danh các loài động vật, chúng tôi được trao huy chương này cho một chú chuột", Chủ tịch PDSA John Smith cho hay.
Christophe Cox, người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của APOPO, cho biết tổ chức của ông nảy ra ý tưởng sử dụng chuột cho các nhiệm vụ tìm kiếm và rà phá bom mìn, công việc được cho là tốn thời gian và nguy hiểm đối với con người.
Theo ông Christophe Cox, dù có thị lực kém, nhưng khứu giác nhanh nhạy cùng khả năng di chuyển phi thường của loài chuột là những điều kiện lý tưởng cho những nhiệm vụ này. Chúng có khả năng rà soát một khu vực rộng 200 mét vuông chỉ trong nửa giờ, điều mà các phương pháp thủ công con người sẽ mất tới 4 ngày mới hoàn thành.
Dù đã được tuyên bố “nghỉ hưu”, song theo APOPO, Magawa vẫn sẽ giữ chức vụ của mình thêm vài tuần nữa để "cố vấn" cho các chú chuột tân binh. Tuần trước, tổ chức cho biết một lứa chuột mới đã vượt qua các vòng sát hạch của Trung tâm rà phá bom mìn quốc gia Campuchia (CMAC) với thành tích xuất sắc.
![]() |
Chuột Magawa và người chăm sóc Malen. Ảnh: APOPO |
Theo tổ chức phi chính phủ về rà phá bom mìn HALO Trust, Campuchia đã ghi nhận hơn 64.000 ca thương vong và khoảng 25.000 người phải chịu thương tật do hậu quả từ bom mìn để lại trong quá khứ cho đến nay.
Việt Anh
Hóa ra những con vật nhỏ "yêu nước" tại Liên Xô đã đóng một vai trò lớn trong chuyển biến cán cân quyền lực thời Thế chiến thứ hai.
" alt=""/>'Người hùng' rà phá bom mìn ở Campuchia chính thức nghỉ hưu![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Thống kê của Viettel Cyber Security về tỷ lệ các lỗ hổng bảo mật được tin tặc sử dụng trong các chiến dịch tấn công thực tế vào hệ thống tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, chiếm phần lớn là các lỗ hổng tồn tại trong mã nguồn trang web và các lỗ hổng nghiêm trọng từ các năm trước trong các sản phẩm CNTT phổ biến. Nổi bật có thể kể tới các lỗ hổng CVE-2020-7961, CVE-2019-16891, CVE-2019-18935, CVE-2017-9248, CVE-2022-41040 hay CVE-2022-41082.
“Nguyên nhân là các tổ chức sử dụng những sản phẩm CNTT tồn tại những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng nêu trên vẫn chưa thực hiện cập nhật bản vá hay các biện pháp khắc phục. Đây là một mục tiêu ưa thích của các nhóm tấn công trong thực tế”, chuyên gia Viettel Cyber Security phân tích.
Các chuyên gia Viettel Cyber Security cũng dự báo rằng trong các tháng cuối năm nay, các nhóm tin tặc vẫn sẽ tiếp tục nhắm tới việc khai thác các lỗ hổng đã được công bố với mức độ cao, nghiêm trọng trên các sản phẩm phổ biến như CMS, email server, các giải pháp bảo mật, các nền tảng quản lý công việc… Cùng với đó, các nhóm tấn công còn khai thác, sử dụng những lỗ hổng bảo mật mới được công bố.
Để phòng tránh, các chuyên gia khuyến nghị quản trị viên cần nắm thông tin kịp thời, cập nhật và thực hiện các biện pháp bảo mật cho hệ thống để đảm bảo an toàn thông tin cho đơn vị, tổ chức mình.
Đề cập đến nguy cơ bị tấn công mạng từ khai thác lỗ hổng bảo mật, Cục An toàn thông tin nhận định, trong quá trình chuyển đổi số, số lượng các ứng dụng, hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhiều. Do vậy, các lỗ hổng và nguy cơ tấn công mạng thông qua các lỗ hổng bảo mật mới cũng xuất hiện thường xuyên hơn.
“Sự phát triển của công nghệ càng nhanh, các nguy cơ, thách thức về an toàn thông tin càng nhiều. Ngay cả khi việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng được chú trọng ngay từ đầu thì các lỗ hổng mới cũng thường xuyên xuất hiện. Điều quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin của cơ quan, tổ chức là cần phát hiện sớm để kịp thời xử lý và khắc phục các nguy cơ tấn công”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Thời gian qua, nhiều biện pháp đã và đang được Cục An toàn thông tin triển khai để góp phần ngăn ngừa các nguy cơ từ những điểm yếu, lỗ hổng của hệ thống, phần mềm như: Triển khai đánh giá, xác định các lỗ hổng bảo mật có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng trên diện rộng để hướng dẫn các bộ, ngành cách khắc phục; Chỉ đạo kiểm tra, giám sát trực tiếp và từ xa cho hệ thống thông tin của cơ quan tổ chức.
Cục An toàn thông tin cũng thường xuyên theo dõi, cập nhật cảnh báo an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức tại Cổng thông tin Khonggianmang.vn, bao gồm việc cảnh báo điểm yếu, lỗ hổng; xây dựng các phương án ứng cứu khẩn cấp, hỗ trợ và khắc phục sự cố trong trường hợp xảy ra tấn công mạng.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cơ bản kỹ năng về an toàn thông tin mạng; đào tạo, bồi dưỡng cho nhân sự chuyên trách an toàn thông tin của cơ quan nhà nước; tổ chức diễn tập thực chiến quy mô quốc gia hằng năm, mời bộ, ngành, địa phương tham gia.
Ngoài ra, việc liên kết, tiếp nhận, trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp an toàn thông tin trong và ngoài nước để kịp thời nắm bắt các xu hướng, thông tin cũng là một giải pháp được Cục An toàn thông tin chú trọng.
Theo thống kê, hiện đã có 88 đơn vị gồm 63 tỉnh, thành phố và 25 bộ, ngành triển khai giải pháp phòng chống mã độc tập trung và thực hiện kết nối chia sẻ thông tin về mã độc với NCSC.
Số bộ, ngành, địa phương đã triển khai giám sát an toàn thông tin và thực hiện kết nối chia sẻ dữ liệu giám sát với NCSC là 87, gồm 63 tỉnh, thành phố và 24 bộ, ngành.
" alt=""/>Nhiều lỗ hổng trong các sản phẩm CNTT phổ biến đã bị tin tặc khai thác