
 |
Ảnh: Minh hoạ |
Polyvinyl-alcohol (PVA) là một trong những thành phần chính trong công nghệ sản xuất tivi LCD. Chất này cũng được dùng để làm thuốc điều trị giảm khô mắt hoặc kích ứng mắt do điều kiện môi trường.
" alt=""/>Chiết xuất thuốc từ màn hình LCD cũ
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá thành phố Hải Phòng, trong những năm qua tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện “Xây dựng Hải Phòng – Thành phố không khói thuốc lá” với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.Năm 2018, đoàn kiểm tra liên ngành PCTH thuốc lá thành phố Hải Phòng đã kiểm tra 50 cơ sở trên địa bàn về việc thực hiện Luật PCTH TL
Cụ thể, trong năm 2018, đoàn kiểm tra liên ngành PCTH thuốc lá thành phố đã tiến hành 3 đợt kiểm tra việc thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá tại 50 cơ sở trên địa bàn gồm: UBND xã, phường, bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà máy, bến xe, công ty taxi, đại lý bán thuốc lá… Các cơ sở được kiểm tra hầu hết đã thực hiện nghiêm quy định treo biển: “Cấm hút thuốc lá” và tuân thủ Luật PCTH TL.
Tuy nhiên, số lượng biển treo tại các cơ sở còn ít, nhiều nơi chưa treo đúng quy định. Một số cơ quan chưa ban hành kế hoạch, nội quy, cam kết về phòng chống tác hại của thuốc lá. Các khách sạn chưa có nơi dành riêng cho người hút thuốc hoặc đặt nơi dành riêng chưa đúng quy định.
Các cửa hàng bán thuốc lá được kiểm tra còn thiếu việc treo biển không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi; không có giấy phép đủ điều kiện bán lẻ thuốc lá…
Tại các cơ sở đoàn kiểm tra đã tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở thực hiện nghiêm quy định PCTH TL
Trong 5 tháng đầu năm 2019, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Phòng cũng đã thực hiện việc kiểm tra tại 16 cơ sở trên địa bàn về việc thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Tại đây, 6 cơ sở bị nhắc nhở, viết giải trình yêu cầu sửa lỗi vi phạm, 1 nhà hàng bị xử phạt 3 triệu đồng, lỗi không treo gắn biển “Cấm hút thuốc”.
Ngoài việc kiểm tra, giám sát, xử phạt việc thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá, Ban chỉ đạo PCTH TL thành phố Hải Phòng cũng nỗ lực phối hợp với nhiều đơn vị, ban ngành triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại thuốc lá.
Ban chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá thành phố Hải Phòng cũng thường xuyên tổ chức các chiến dịch truyền thông thực hiện nghiệm Luật PCTH TL
Trong đó, tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ đối với tình trạng hút thuốc nơi công cộng, kêu gọi sự ủng hộ hợp tác và thay đổi hành vi về việc hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc.
Yêu cầu các sở, ban, ngành tuân thủ quy định treo biển báo cấm hút thuốc tại các địa điểm như nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học, khách sạn, nhà hàng…. Thực hiện nghiêm việc cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định cấm, ban hành nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá trong kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Đáng chú ý, Hải Phòng cũng kêu gọi các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và mọi người dân thành phố cùng nhau xây dựng “Hải Phòng – Thành phố không khói thuốc lá” góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, xây dựng “Thành phố Cảng xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Minh Tuấn
" alt=""/>Nỗ lực của Hải Phòng trong phòng chống tác hại thuốc lá
Chuyện chặt chém du khách, đặc biệt là ở các thành phố du lịch nổi tiếng, từ lâu đã là vấn nạn. Không ít trường hợp công an phải vào cuộc, thậm chí đại diện chính quyền địa phương phải đứng ra xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho du khách.Đi xích lô 1km, bị thò tay lấy mất 2,9 triệu đồng
 |
Ông Oki Toshiyuki - du khách người Nhật Bản bị 'chặt chém' gần 3 triệu đồng cho một cuốc xích lô 1km ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Niên |
Vụ việc mới đây nhất, một du khách Nhật Bản bị thu gần 3 triệu đồng cho một cuốc xích lô dài hơn 1km.
Vị khách là ông Oki Toshiyuki (83 tuổi, người Nhật Bản). Được biết, khi ông Oki đang đi dạo quanh khu vực trung tâm Quận 1 (TP. HCM) thì được một người đạp xích lô mời đi nhưng ông từ chối.
Người đi xe xích lô này kiên trì đi theo ông đến chợ Bến Thành (Quận 1). Lúc này, ông Oki đồng ý lên xe để người lái xích lô chở về khách sạn.
Đoạn đường chỉ dài hơn 1km, ông Oki vẫn trả người lái xích lô 500 nghìn đồng. Nhưng người lái xích lô không đồng ý và muốn đòi thêm tiền.
Khi ông Oki chưa kịp lấy tiền thì anh này thò tay vào ví tự ý lấy thêm các tờ tiền 500 nghìn và 200 nghìn.
Mặc dù là nạn nhân, nhưng khi chia sẻ với phóng viên báo Thanh Niên, ông Oki luôn miệng nhận phần lỗi về mình vì đã không hỏi giá trước khi đi.
Đại diện Công an Quận 1 cho biết, dù chưa nhận được đơn trình báo của nạn nhân nhưng Công an Quận đã chỉ đạo Công an phường Bến Nghé vào cuộc điều tra, đồng thời mời nạn nhân và người lái xe xích lô đến làm việc.
Đánh một đôi giày, ‘chém’ 350 nghìn đồng
Hồi đầu tháng 7 năm nay, trường hợp ‘đánh một đôi giày giá 350 nghìn đồng’ ở TP. Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng xử phạt mạnh tay.
Trước đó, ngày 1/7, anh Viên Đình Phương, 27 tuổi (quê Thanh Hóa) mời khách ở một quán mỳ Quảng (quận Hải Châu) đánh giày. Sau khi anh Phương đánh giày xong cho khách, vị khách này đưa tờ 500 nghìn đồng nhưng anh Phương chỉ trả lại 150 nghìn đồng, tức giá đánh một đôi giày là 350 nghìn đồng.
Vị Khách gọi điện báo sự việc cho Công an phường Hải Châu 1. Ngay lập tức, anh Phương đã được triệu tập về làm việc tại phường.
Được biết, anh này từng ‘chặt chém’ một lần khác cũng với hành vi trên và đã bị công an phường mời về làm việc.
Trứng xào cà chua 500 nghìn/ đĩa gây choáng váng
 |
Hóa đơn 9,2 triệu đồng của đoàn khách người Malaysia ở TP. Nha Trang. Ảnh: Facebook |
Đầu tháng 2/2019, một hóa đơn trị giá 9,2 triệu đồng được cho là của một đoàn khách Malaysia ở Nha Trang gây xôn xao cộng đồng du lịch.
Được biết, nhóm khách gồm 10 người này đi ăn ở nhà hàng Hưng Phát (Trần Phú, Nha Trang). Các món ăn trong hóa đơn gồm: mỳ xào hải sản, tôm chiên, nghêu hấp, tôm hấp, cá hồng nướng cùng 2 món rau và trứng xào cà chua. Tổng hóa đơn thanh toán là 9,2 triệu đồng, trong đó có những món ăn có giá quá cao như trứng xào cà chua: 500 nghìn đồng/ phần, đậu bắp luộc: 300 nghìn đồng/ phần, đậu Hà Lan xào tỏi: 300 nghìn đồng/ phần…
Khi đoàn khách này về khách sạn, có than phiền với nhân viên về việc giá đồ ăn đắt. Một nhân viên của khách sạn đã đăng ảnh hóa đơn lên Facebook.
Sau khi bức ảnh hóa đơn được lan truyền, nhà hàng Hưng Phát bị chỉ trích, các cơ quan chức năng của TP. Nha Trang đã vào cuộc.
Trong cuộc họp khẩn của UBND TP. Nha Trang về việc xảy ra liên tiếp các vụ du khách bị ‘chặt chém’, ông Trương Hải Đắc – quyền Đội trưởng Đội QLTT số 1 (thuộc Cục QLTT Khánh Hòa) đã khẳng định, nhà hàng Hưng Phát chưa đăng ký giấy phép kinh doanh và chắc chắn không có giấy tờ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đại diện Trung tâm Y tế TP. Nha Trang cho biết, nhà hàng này sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng nếu không đủ điều kiện kinh doanh ăn uống.
Cháo 400 nghìn/ bát, khổ qua xào 500 nghìn/ đĩa
Cũng tại TP. Nha Trang, một hóa đơn khác của quán Tháp Bà Làng Chài (phường Vĩnh Thọ) cũng gây bất bình khi tính giá một đĩa rau khổ qua xào giá 500 nghìn đồng, mồng tơi xào 250 nghìn/ đĩa, cháo 400 nghìn/ bát…
Tuy nhiên, theo giải thích của nhân viên nhà hàng thì do đoàn khách trên ăn vào thời điểm Tết Nguyên đán, quá đông khách nên nhân viên đã bấm nhầm tên món. Món rau xào thực chất là rau xào thịt bò, còn món cháo là cháo tôm hùm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó Chủ tịch TP. Nha Trang khẳng định, dù giá những ngày lễ Tết có cao hơn ngày thường vài chục nghìn nhưng nếu giá quá cao như vậy cũng không thể chấp nhận được.

Tài xế taxi dù trả giá đắt vì 'chặt chém' du khách giá 'cắt cổ'
Nam tài xế đối diện với bản án 6 tháng tù và nộp phạt 10.000 đô la Hong Kong (gần 30 triệu đồng).
" alt=""/>Chặt chém du khách, từ đĩa trứng 500 nghìn tới cuốc xích lô gần 3 triệu

 |
Lê Thị Linh tự tin chụp với những bông hoa giấy mình tự làm. |
Đó là câu chuyện về cô bé Lê Thị Linh sinh năm 1994 ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hơn 1 tháng tuổi, gia đình phát hiện em mắc bệnh nhưng lúc đó người ta chưa đọc được tên chính xác căn bệnh của em.
Ngày đó, cả gia đình em vẫn sống trong căn nhà tranh. Mỗi mùa lũ về là đồ đạc trong nhà trôi đi hết.
Ba mẹ thay nhau bồng bế em đi viện, từ khi còn đi bộ cho tới lúc tìm được xe ôm.
Bác sĩ không hiểu về bệnh tình của em, mỗi lần đi viện là chân tay em lại bị lôi, kéo, càng bó bột thì xương lại càng gãy nhiều hơn. Em đau đến xé ruột gan. Nhiều lần, em đau quá, túm lấy đầu tóc mẹ mà la hét. Cứ mỗi lần em đi viện là mẹ lại khóc.
Ba mẹ vay tiền đưa em đi chữa trị, rồi lại về làm lụng trả nợ, trả hết lại đi tiếp. Mỗi lần nghe ở đâu chữa trị được, ba mẹ lại bế em đi.
‘Em không nhớ mình đã bị gãy xương bao nhiêu lần. Bây giờ nghĩ lại em vẫn còn sợ. Đêm ngủ em vẫn còn mơ mình bị gãy xương. Em khóc đến khản cả tiếng vì quá ám ảnh nỗi đau ấy’.
 |
Nằm liệt giường suốt 16 năm qua, Linh chọn công việc làm hoa giấy để giúp đỡ ba mẹ. |
Năm 3-4 tuổi, nếu có người dắt, em vẫn còn đi bộ được. Càng lớn, xương em càng gãy nhiều hơn. Rồi em chỉ còn biết ngồi, bò lết khắp nhà, chứ không đi được nữa.
Một thời gian sau, em được tặng chiếc xe lăn. Chưa vui mừng được bao lâu thì vài tháng sau, xương em lại bị gãy. ‘Em nhớ như in cái lần cuối bị gãy. Lần đó, em nằm viện gần 1 tháng trời. Hai tay chân em bị tiêm thuốc nhiều đến nỗi sưng phù. Hôm ra viện, em nghe bác sĩ dặn mẹ về nhà không được bồng bế em lên, không được tập cho em ngồi hay đi nữa, chỉ để em nằm im trên cái chăn thôi’.
‘Lần đó, em hiểu ra rằng mình không có cách gì để khỏi bệnh được nữa. Em sẽ phải mang căn bệnh đó suốt đời. Bao nhiêu kỳ vọng của mẹ, hi vọng của em vậy là chấm hết, không còn gì cả’.
Từ đó đến nay đã 16 năm, em nằm liệt trên giường. Cuộc sống đóng sầm cánh cửa trước mắt em. Thế mà, ngày nhỏ em cứ nghĩ rằng lớn lên mình sẽ hết bệnh.
Em từng tự trách bản thân rất nhiều. Em khóc và tìm cách giải thoát cho mình, nhưng em lại không đủ can đảm để chịu đau thêm một lần nữa.
Ba mẹ chưa một lần kêu than về em. Nhưng nhiều đêm, em thấy mẹ ngồi dựa cửa nhà khóc. Em biết ba mẹ lo cho cuộc sống của em sau này, khi ba mẹ không còn sức để lo cho em được nữa.
‘Nhà giờ có em, ba mẹ và một cậu em bị tâm thần nữa. Ba mẹ em làm ruộng. Ba là lao động chính trong nhà. Ai kêu thì ba đi làm cho người ta. Mẹ từ khi mổ dạ dày về không làm được gì nhiều’.
‘Bây giờ em không khóc vì bệnh nữa. Nếu có, em chỉ khóc vì thương ba mẹ’.
Tay yếu nhưng em vẫn nỗ lực hết sức mình để làm ra những bông hoa giấy – công việc duy nhất em có thể kiếm chút thu nhập giúp ba mẹ.
‘Em biết em càng buông xuôi thì ba mẹ càng thêm gánh nặng. Em đối diện với chính bản thân mình trước khi đối diện với mọi người’.
Cách đây 3 năm, em lấy hết can đảm đăng bức hình đầu tiên trên Facebook. Em băn khoăn vì em biết sẽ phải đối diện với nhiều ánh mắt, dù em biết mọi người yêu quý mình.
‘Đối diện với bản thân mình thực sự khó, chị ạ. Nhưng chỉ bỏ đi được sự mặc cảm đó, em mới có thể sống tiếp. Cuộc sống quá ngắn ngủi nên em không thể buông xuôi được nữa’.
‘Em muốn làm việc khi không đau, muốn sống thật có ích và không lãng phí thời gian. Em đã lãng phí quá nhiều thời gian khi cứ khóc và tìm cách từ bỏ cuộc sống này’.
Từ nhỏ, mẹ không dám cho em chơi với ai vì sợ xương em lại gãy. Em chưa một ngày được đến trường. Em học chữ từ chị gái. Thế rồi, em làm bạn với những cuốn sách. Em thích nhất cuốn ‘Hiểu về trái tim’. Những cuốn sách giúp em hiểu hơn về cuộc sống, mở ra cánh cửa đưa em đến với thế giới bên ngoài.
Những lúc buồn vui em viết ra tâm sự của mình. Những tâm sự ấy được tập hợp và in trong cuốn sách ‘Khoảng lặng mùa trăng’.
‘Những gì em viết ra đều là những khoảng lặng từ sâu thẳm trong em. Mùa trăng giống như cái tuổi của em - vừa tròn vừa khuyết’.
 |
Linh khoe, cuốn sách 'Khoảng lặng mùa trăng' em đã bán và tặng gần hết. |
Em vui vì những người bạn và cả những người xa lạ đồng cảm với em. Em vui hơn nữa khi có những người khuyết tật sau khi đọc sách của em đã quyết tâm làm lại cuộc đời. Em vui vì ít nhất những dòng tâm sự của em có thể khiến một người suy nghĩ lạc quan hơn.
Em kể, em học cách làm hoa trên YouTube và nghiên cứu các mẫu hoa trên Google. Bây giờ, em vẫn đang bán hoa giấy trên Facebook. Em ước mơ có một góc nhỏ để trưng bày và bán những sản phẩm của mình. Em yêu hoa từ nhỏ, rồi bây giờ em lại gắn bó với những bông hoa giấy. Em bảo có lẽ đó là cái duyên.
‘Những người khuyết tật như em mong mỏi nhất là có một công việc phù hợp với khả năng của mình, để bớt gánh nặng cho gia đình, để vượt qua nỗi chán chường khi phải đối diện với 4 bức tường mỗi ngày’.
'Em cũng từng nghĩ, nếu em được là người bình thường, em sẽ làm gì để giúp đỡ những người khuyết tật. Có lẽ em sẽ giúp họ tìm thấy lẽ sống. Giống như em bây giờ, được làm hoa giấy, được giúp bố mẹ bớt lo về mình, được vui với công việc nhỏ bé là niềm hạnh phúc của em mỗi ngày'.

Tình yêu cô thợ may 19 năm ngồi xe lăn: 'Anh ấy vệ sinh cá nhân cho em'
‘Ngày xưa em buồn lắm. Còn bây giờ, ngồi xe lăn không còn là thứ gì đó quá tồi tệ với em. Em biến nó thành động lực để làm những việc mà mình muốn’, Thắm nói.
" alt=""/>Cô gái xương thủy tinh vượt qua số phận, viết sách về cuộc đời mình