Theo hướng dẫn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, người dân có nhu cầu mua vé có thể truy cập website: www.dsvn.vn để mua vé online, xem thông tin chi tiết về mua vé tàu cũng như giờ tàu chạy, giá vé. Hoặc liên hệ tổng đài 1900 0109 để được tư vấn trực tiếp, giải đáp thắc mắc và mua vé qua điện thoại.
Theo quy định, hành khách có thông tin giấy tờ tùy thân trùng với thông tin trên vé điện tử mới đủ điều kiện vào ga lên tàu.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi, tránh mua phải vé giả, hoặc vé không đúng với quy định, hành khách có thể kiểm tra lại vé điện tử của mình bằng cách điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại website www.dsvn.vn.
Năm nay, ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5), cán bộ công chức, viên chức sẽ nghỉ 4 ngày liên tục, từ 28/4 đến hết 1/5 (trong đó ngày 28 và 29/4 là ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật hàng tuần).
Cũng trong dịp này, ngoài các đôi tàu chạy hàng ngày, ngành đường sắt bổ sung thêm 29 đoàn tàu với hơn 15.000 vé được mở bán.
" alt=""/>Cách phát hiện vé tàu giả dịp 30/4Thẻ tín dụng tích hợp cảm biến vân tay chính thức được phát hành sau 2 cuộc thử nghiệm thành công tại Nam Phi. Công nghệ áp dụng cho loại thẻ mới này cũng tương tự như công nghệ thanh toán bằng điện thoại di động: người dùng phải đặt ngón tay lên trên bộ phận cảm biến vân tay khi mua hàng.
Sản phẩm của Mastercard được coi là loại thẻ đầu tiên tích hợp cả mẫu vân tay của người dùng và cảm biến nhận dạng vân tay của họ tại điểm bán hàng.
Các thẻ thanh toán sinh trắc học trước đây chỉ hoạt động khi được sử dụng kết hợp với một máy quét vân tay riêng rẽ. Điều đó hạn chế tính hữu dụng của những loại thẻ này, vì chỉ các cửa hàng trang bị máy quét phù hợp mới có thể chấp nhận chúng.
Việc tích hợp cả dữ liệu và máy quét trên cùng một thẻ thanh toán đồng nghĩa nó sẽ được chấp nhận ở khắp mọi nơi, tại bất kỳ điểm địa điểm nào có thể sử dụng thẻ thanh toán dùng chip và mã pin thông thường. Song, với thẻ Mastercard, việc xác thực sinh trắc học chỉ có thể dùng cho các giao dịch tại cửa hàng. Các giao dịch trực tuyến và "không đòi hỏi thẻ cứng" khác vẫn đòi hỏi thêm những biện pháp bảo mật khác.
Ông Ajay Bhalla, giám đốc anh ninh của Mastercard, tuyên bố: "Công nghệ vân tay sẽ giúp mang tới thêm sự thuận tiện và bảo mật. Nó không phải thứ có thể làm giả hoặc sao chép".
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, cảm biến vân tay có thể bị tấn công. Theo Karsten Nohl, nhà khoa học hàng đầu tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu bảo mật ở Berlin, Đức, ông có thể qua mặt thiết bị nhận dạng vân tay chỉ bằng một cái cốc hoặc vật dụng đối tượng từng chạm vào trong quá khứ.
Ông Nohl nói thêm: "Nếu thông tin vân tay đầu tiên bị đánh cắp, bạn chỉ còn 9 cơ hội thay đổi vân tay trước khi hết tất cả các lựa chọn". Dẫu vậy, chuyên gia này vẫn lạc quan rằng, công nghệ nhận diện bằng vân tay vẫn "tốt hơn những gì chúng ta có hiện nay".
Tuấn Anh(Theo BBC, BGR)
" alt=""/>Thẻ tín dụng MasterCard tích hợp máy quét vân tay trình làngTới 86% người Mỹ cho biết họ có thói quen ngay lập tức kiểm tra email và mạng xã hội khi có thông báo, và điều này khiến họ rất căng thẳng.
Nhà nghiên cứu nội tiết học Robert Lustig cho biết, những thông báo từ điện thoại khiến đánh thức hoạt động của phần não bộ phía trước - bộ phận chuyên giải quyết những vấn đề được ưu tiên. Do đó, khi thông báo trên điện thoại liên tục hiển thị khiến bộ phận này bị rối rắm, quá tải và gây nên tình trạng căng thẳng, thậm chí là sợ hãi (với mức độ nhỏ). Quá trình này kéo dài sẽ tạo lập một chuỗi hành vi tự nhiên: có thông báo - sợ hãi, bồn trồn.
Chính vì thế, "nếu bạn không chấm dứt những điều ngu xuẩn (kiểm tra thông báo điện thoại thường xuyên) thì chúng sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối".
2. Smartphone làm giảm 40% hiệu suất làm việc của não bộ
Có một sự thật là còn người không thể cùng lúc xử lý nhiều việc. Chỉ có 2.5% dân số thế giới có thể "đa năng" - tức là có thể cùng lúc làm tốt nhiều việc. Do đó, 97.5% người còn lại không thể làm nhiều hơn 1 công việc cùng lúc.
![]() |
Việc check tin nhắn, thông báo liên tục sẽ gây mất tập trung và làm giảm hiệu suất làm việc. |
Sự xuất hiện của một việc khác trong lúc chúng ta đang làm việc sẽ khiến não bộ bị sao nhãng và cần ít nhất là 1/10 giây trước khi trở lại hoàn toàn với công việc đang xử lý - các nhà khoa học gọi đây là "cái giá của sự chuyển đổi" - nó được tính bằng thời gian lãng phí mà một người mất đi do những ý nghĩ, công việc khác trong khi đang xử lý một công việc.
Và thật không may khi các thông báo từ điện thoại hoặc máy tính, các ý nghĩ chợt vụt qua đầu...thậm chí chiếm tối đa tới 40% hiệu suất làm việc của não bộ - nhà tâm lý học David Meyer cho biết.
Ngoài ra, mỗi khi sự xao nhãng xảy ra, cơ thể sẽ tiết ra lượng lớn hoóc môn corticol - gây stress. "Sự chuyển đổi" này cũng tạo ra bồn trồn trong suy nghĩ, gây nên hiện tượng muốn nghỉ ngơi của não trước, kích hoạt dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác nghiện của não bộ.
Nói một cách khác, tình trạng stress gây ra bởi tình trạng phải làm nhiều việc cùng lúc sẽ khiến cơ thể chúng ta tạo lập một hành vi gọi là "thích bị làm phiền". Và với tác động của các thông báo từ smartphone, người sử dụng sẽ mãi quẩn quanh trong vòng tròn stress và giảm hiệu suất làm việc..
3. Sử dụng nhiều smartphone khiến não bộ lười đi
Trên thực tế não bộ của chúng ta chỉ có tốc độ xử lý khoảng 60 bit/giây, do đó, khi càng có nhiều việc phải làm, chúng ta càng cần có sự chia nhỏ năng lượng não bộ hơn. Điều này khiến nhiều người muốn sử dụng điện thoại hoặc các trợ thủ điện tử khác để xử lý thêm nhiều việc hơn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều này không những khiến não chúng ta mệt mỏi hơn mà nó còn trở nên "lười lao động" hơn.
![]() |
Thói quen lạm dụng công cụ tìm kiếm khiến não bộ bị lười đi, con người ít tư duy hơn |
Cụ thể, nhiều nghiên cứu cho biết những người thông minh thường ít sử dụng các công cụ tìm kiếm trên smartphone của họ hơn những người khác. Mặc dù vậy điều đó không hoàn toàn có nghĩa là sử dụng nhiều smartphone thì bị ngu đi, mà chỉ đơn giản là những người thông minh do họ biết nhiều hơn nên cũng ít sử dụng các công cụ tìm kiếm hơn. Tuy nhiên, lại có một sự liên quan không nhỏ giữa việc sử dụng các công cụ tìm kiến và thói quen lười suy nghĩ, phân tích của cơ thể chúng ta.
Ngoài ra, việc tiếp nhận thông tin từ smartphone là một cách "tệ hại nhất", vì cơ thể con người có thói quen tiếp nhận kiến thức một cách sâu sắc hơn từ sách hơn là từ màn hình một thiết bị điện tử. Điều này khiến cho những người thường xuyên đọc sách sẽ có được tư duy sâu sắc và nhạy bén hơn.
Một nghiên cứu mới tại Thụy Sĩ cho biết hầu hết người sử dụng smartphone tại đây gặp tình trạng bồn trồn cả tay và não bộ khi họ nhìn chằm chằm vào điện thoại liên tục một thời gian dài.
Không chỉ thế, mới đây các nhà tâm lý học và nhà khoa học máy tính đã phối hợp nghiên cứu và chỉ ra một hiện tượng khá bất thường đó là: càng nhấp chuột vào các thông báo, hoặc lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng để xem các tin tức xã hội nhiều thì não bộ của chúng ta càng cảm thấy "khó chịu". Điều này không giống với hành vi bình thường của não bộ vì thông thường càng tiếp xúc với việc gì đó, thì não bộ sẽ ghi nhớ và trở thành một phản xạ tự nhiên hơn.
Lý giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng để học hỏi thông tin não bộ cần sự tham gia và hòa nhập vào các hoạt động hơn chỉ đơn giản là việc lướt ngón tay và thu thập thông tin một cách đơn giản.
Như vậy, hơn hết cả để tận dụng smartphone một cách thông minh, chúng ta cần quản lý chặt chẽ thời gian cũng như thói quen của mình để luôn thoải mái cũng như tăng hiệu suất làm việc cao hơn.
Theo Danviet
Để kiểm tra độ bền, người ta đã cho Samsung Galaxy S9 và Galaxy S9+ trải qua những màn tra tấn cực điểm, từ cạo xước bằng dao đến dùng lửa đốt màn hình và bẻ cong thân máy.
" alt=""/>Nghiện smartphone khiến não lười hoạt động?