Phát biểu tại lễ khánh thành, đại diện Tập đoàn TH cho biết: “Mong rằng 27 nhà vệ sinh khánh thành ngày hôm nay nói riêng và các công trình trong Dự án 1.000 nhà vệ sinh cho em nói chung sẽ giúp các em học sinh có cơ hội được sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, thân thiện và an toàn, góp phần cải thiện vệ sinh trường học, chăm lo cho sức khỏe học đường, vì sự phát triển toàn diện về thể lực, tầm vóc và trí tuệ của các thế hệ tương lai”.
Các công trình nhà vệ sinh mới đã góp phần tạo điều kiện giúp học sinh tại các điểm trường còn thiếu thốn cơ sở vật chất được cải thiện sức khỏe và yên tâm học tập; đồng thời thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư đúng hướng cho trẻ em, góp phần hình thành mô hình trường học thân thiện, học sinh khỏe mạnh, tích cực.
“Nhà vệ sinh đảm bảo sẽ tạo ra một môi trường thoải mái và vệ sinh, giúp các em học sinh có một tâm thế thoải mái để tập trung học tập trên lớp. Khi có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh, các em sẽ lan tỏa ý thức ấy cho mọi người ở nhà cũng như sẽ giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, mọi lúc mọi nơi”, thầy Đỗ Khắc Tỉnh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Những người vui nhất ngày hội sức khỏe học đường này là các em học sinh. “Bây giờ có nhà vệ sinh mới rất thoải mái, rộng rãi và không còn phải xếp hàng nữa”, em Dương Thị Hải Thanh, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Bắc Quỳnh chia sẻ.
Chị Hoàng Thị Thu, phụ huynh tại thôn Hiệp Lực, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Thời trước, chúng tôi học không có nhà vệ sinh như bây giờ. Nhà vệ sinh mới thoải mái, sạch sẽ, có cả nước xả nữa. Có nhà vệ sinh mới như thế này chúng tôi rất yên tâm”.
Không chỉ dừng lại ở xây dựng nhà vệ sinh cho các trường học, Dự án 1.000 nhà vệ sinh của Quỹ Vì tầm vóc Việt còn cung cấp bảng hướng dẫn rửa tay, nước rửa tay cũng như tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn và ngày hội để nâng cao kiến thức và kỹ năng về nước sạch, vệ sinh học đường, sức khỏe học đường cho học sinh, phụ huynh.
Nhân dịp này, Ngày hội vệ sinh - Sức khỏe học đường được tổ chức cho học sinh trường Tiểu học Bắc Quỳnh, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Các em được chuyên gia của Quỹ Vì tầm vóc Việt chia sẻ kiến thức và được tham gia các hoạt động trải nghiệm bổ ích và lý thú như thuyết trình tranh vẽ về nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, các trò chơi truyền thống, cuộc thi rung chuông vàng, trải nghiệm máy lọc nước uống trực tiếp,…
Tại sự kiện, trường Tiểu học Bắc Quỳnh còn nhận món quà tặng là 2.784 ly sữa TH true MILK cho toàn bộ học sinh. Trung tâm Tình nguyện quốc gia (VVC) cũng đã trao 10 suất quà trị giá 500.000 đồng/suất và 350 áo ấm cho các em học sinh tại trường.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021 cho thấy, cả nước có 188.000 nhà vệ sinh học sinh ở các cấp học, trong đó có 67% nhà vệ sinh kiên cố, 33% còn lại cần hỗ trợ để nâng cấp, xây mới.
Với tâm niệm thể lực và trí lực của thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước, của giống nòi, Tập đoàn TH cho rằng việc nâng cao dinh dưỡng học đường, vệ sinh học đường nói riêng và sức khỏe học đường nói chung là hành động ưu tiên khi thể hiện trách nhiệm xã hội.
Mục tiêu dài hơi mà Tập đoàn TH theo đuổi là khởi xướng và đóng góp thiết thực cho chương trình bền vững và toàn diện hơn: Chương trình Sức khỏe học đường.
Thời gian qua, Tập đoàn TH và Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á thông qua Quỹ Vì tầm vóc Việt đã mang đến hàng trăm nghìn bữa ăn cho trẻ em vùng cao, hàng nghìn suất học bổng cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số; hàng trăm điểm trường, cây cầu và đường dân sinh cho các vùng khó khăn trên cả nước với kinh phí mỗi năm lên đến hàng trăm tỷ đồng; đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ban ngành có liên quan triển khai nhiều hoạt động vì sức khỏe trẻ em Việt Nam trong lĩnh vực học đường, trong đó có Chương trình Sữa học đường; Dinh dưỡng học đường; Thể thao học đường…
Toàn Anh
" alt=""/>Khánh thành 27 công trình ‘Nhà vệ sinh cho em’ tại Lạng SơnVì thế, ngoài giờ lên lớp hay mỗi khi rảnh rỗi, Dương lại tìm đọc những nội dung về Triết học trên Internet và trong các cuốn sách kinh điển. Đôi lúc, Dương cũng nhen nhóm mong muốn dừng hẳn việc học ở ngành Toán để chuyển sang nghiên cứu bài bản về Triết học. Nhưng những suy nghĩ ấy nhanh chóng bị gạt bỏ.
“Thực tế mình hiểu nếu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này đi chăng nữa, so với một người giỏi Toán ở Việt Nam cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hơn nữa vì đã nỗ lực trong suốt 2 năm, mình nghĩ nên cố gắng nốt 2 năm còn lại để hoàn thành tấm bằng đại học”, Dương nói.
Năm 2017, Dương tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, sau đó có 2 năm đi làm giáo viên dạy Toán. Trong quãng thời gian này, trăn trở “đâu mới là đam mê thực sự của bản thân” một lần nữa lại trỗi dậy. Nhưng lần này, Dương không muốn để hoài phí thêm thời gian nữa và cũng bởi vì hiểu “cuộc đời con người là hữu hạn”, anh quyết định sẽ sống đúng với đam mê.
Có được câu trả lời, Dương quyết định bỏ hết tất cả, ôn thi lại vào ngành Triết học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, dẫu cũng có nhiều lời khuyên ngăn. Năm 2019, Dương đăng ký dự thi khối A00 (Toán, Lý, Hoá) theo diện thí sinh tự do, đạt 23 điểm và trúng tuyển ngành Triết học.
Vào trường, Dương có nhiều thuận lợi bởi đã nắm được phương pháp học và có những nền tảng kiến thức chuyên môn nhất định. Việc học Toán cũng giúp Dương rất nhiều do có những môn cần dùng tới các công thức hoặc những biểu tượng trong Toán học để lập luận.
Ngoài ra, vì lớn hơn các bạn trong lớp 6 tuổi, Dương luôn trân trọng việc học này. “Mình đã học đại học một lần và đây là lần thứ hai, mình nghĩ không phải ai cũng có cơ hội như thế. Do vậy lần này, mình nghĩ phải cố gắng nhiều hơn”.
Bởi học vì muốn được nghiên cứu sâu thay vì điểm số, Dương say mê với từng bài giảng của thầy cô. Trong những buổi thi vấn đáp tại trường, anh luôn coi đó là cơ hội để được trình bày và được gợi mở những vấn đề còn chưa nắm rõ.
Với nhiều người, Triết học là môn “gây ám ảnh” nhưng theo Dương, môn Triết khó là do mọi người chưa có sự tập trung và tư duy hệ thống.
“Triết học là môn đòi hỏi sự logic. Cho nên người học không thể học Triết theo cách cố nhớ từng kiến thức nhỏ lẻ mà cần nắm được mạch logic, từ đó suy luận sẽ thấy kiến thức Triết học đơn giản hơn mình nghĩ rất nhiều”.
Không phải là những điều xa vời, theo Dương, Triết học thực chất rất gần gũi với cuộc sống. Ví dụ một người phải đưa ra quyết định xem nên làm theo sở thích, đam mê hay làm theo trách nhiệm, kiến thức Triết học sẽ giúp ta đưa ra được những quyết định phù hợp nhất với bản thân.
4 năm học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng khiến Dương tự nhận thấy “cá tính của mình đã biến đổi rất nhiều” so với khi còn học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
“Mình trưởng thành hơn, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn. Trước đây khi các bạn đồng trang lứa ra trường và có công việc ổn định, mình vẫn đang là sinh viên, nhiều người trong gia đình cũng lo lắng khiến mình suy nghĩ và sốt ruột. Nhưng sau khi học Triết, mình nghiệm ra rằng thời gian mỗi người là khác nhau, do đó không thể áp đặt suy nghĩ của người khác vào bản thân mình”, Dương nói. Theo anh, đây cũng là cách giúp bản thân luôn kiên định với con đường đi của mình.
Sau khi tốt nghiệp, Dương lựa chọn công tác tại một Viện nghiên cứu. Tuy nhiên, anh dự định sẽ tiếp tục tìm kiếm học bổng tại các nước châu Âu để có cơ hội nghiên cứu sâu hơn trong ngành Triết. Dương mong muốn sau khi trở về sẽ có cơ hội giảng dạy bộ môn này ở bậc đại học.