VĐV Trung Quốc tức giận khi vợt bị giẫm gãy sau khi giành HCV
Trong trận tranh HCV nội dung đôi nam nữ môn bóng bàn tại Olympic Paris 2024 diễn ra vào tối 30/7 (giờ Việt Nam), cặp đôi Wang Chuqin và Sun Yingsha của Trung Quốc đối đầu với cặp đôi Ri Jong Sik và Kim Kum Yong của Triều Tiên.
Với bản lĩnh và kinh nghiệm thi đấu dày dặn, cặp đôi đang xếp hạng số một thế giới của Trung Quốc đã đánh bại đôi VĐV Triều Tiên với tỷ số 4-2 để giành tấm HCV quý giá. Đây là HCV thứ 6 cho đội tuyển Trung Quốc tính đến tối 30/7 và là HCV đầu tiên cho đội tuyển bóng bàn quốc gia tại Thế vận hội Paris.
VĐV Wang Chuqin bực tức khi phát hiện vợt của mình bị giẫm gãy ngay sau khi anh vừa giành HCV nội dung đôi nam nữ môn bóng bàn Olympic Paris 2024 (Ảnh: Sina Sport).
Tuy nhiên, sau trận đấu, một tình tiết bất ngờ đã xảy ra khiến nhà vô địch Wang Chuqin cảm thấy bực tức, liên tục hét lớn dù có rất đông người hâm mộ xung quanh anh.
Theo đó, khi đánh bại đối thủ ở set đấu thứ 6, Wang Chuqin đã ném vợt để ăn mừng cùng đồng đội Sun Yingsha. Tuy nhiên, ít phút sau anh phát hiện ra cây vợt của mình đã bị ai đó giẫm gãy và không thể sử dụng được nữa.
Điều đáng nói là ngay sau khi giành HCV nội dung đôi nam nữ, Wang Chuqin vẫn còn phải tiếp tục thi đấu ở hai nội dung khác là đồng đội nam và đơn nam.
HLV Xiao Zhan phát hiện vợt của Wang Chuqin đã bị giẫm gãy sau trận chung kết nội dung đôi nam nữ môn bóng bàn (Ảnh: Sina Sport).
Người phát hiện ra vợt của Wang Chuqin bị giẫm gãy đầu tiên chính là HLV Xiao Zhan. Vị HLV của Trung Quốc phải ôm lấy Wang Chuqin để xoa dịu cơn nóng giận của cậu học trò đang bộc phát mạnh mẽ lúc đó.
Theo truyền thông Trung Quốc, thủ phạm làm gãy vợt của Wang Chuqin được cho là một phóng viên ảnh ở Olympic. "Phóng viên ảnh phải chịu trách nhiệm khi giẫm gãy vợt của tôi.
Có thể lúc đó anh ta không nhận ra điều đó, nhưng tôi cảm thấy rằng với tư cách là phóng viên ảnh của Olympic, đặc biệt là tại địa điểm thi đấu, họ nên có tiêu chuẩn ứng xử và tính chuyên nghiệp cao hơn", Wang Chuqin chia sẻ với truyền thông sau sự cố.
Tay vợt số một thế giới thừa nhận anh buộc phải sử dụng vợt phụ để thi đấu trong những ngày tới. "Với tình huống này, tôi buộc phải dùng vợt phụ để chơi. Tôi cảm thấy như đó là định mệnh vậy", Wang Chuqin bực tức nói thêm.
" alt=""/>VĐV Trung Quốc "chết lặng" vì bị gãy vợt sau khi giành HCV bóng bànZou Jingyuan giành HCV thứ 21 cho đoàn thể thao Trung Quốc sau ngày thi đấu thứ 10 ở Olympic (Ảnh: Reuters).
Trong ngày thi đấu 5/8, đoàn thể thao Mỹ chỉ giành thêm được 1 HCV và ở vị trí thứ hai, với 20 HCV, 30 HCB, 28 HCĐ. Tấm HCV của Mỹ do nữ VĐV Valarie Allman giành được ở nội dung ném đĩa với thành tích 69,50m, trong khi VĐV Trung Quốc Feng Bin giành HCB với 67,51m và cựu vô địch Olympic và thế giới Sandra Elkasevic của Croatia giành HCĐ cũng với thành tích 67,51m do cần nhiều lần thực hiện hơn.
Tuyển Australia cũng vượt qua chủ nhà Pháp để vươn lên vị trí thứ 3 nhờ giành thêm 1 HCV trong ngày thi đấu hôm qua. HCV do VĐV Noemie Fox giành được ở nội dung chèo thuyền vượt chướng ngại vật KX1 của nữ.
Các vị trí còn lại sau vị trí thứ 4 của Pháp trong top 10 không thay đổi gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Hà Lan, Đức.
Đáng chú ý, sau ngày thi đấu thứ 10 đã có thêm nhiều đại diện của khu vực Đông Nam Á giành được huy chương. Đoàn thể thao Malaysia đã có được tấm HCĐ thứ 2 tại Olympic Paris 2024 sau khi Lee Zii Jia giành HCĐ môn cầu lông.
Đoàn thể thao Indonesia cũng có được 1 HCĐ của nữ VĐV Gregoria Mariska Tunjung ở nội dung đơn nữ môn cầu lông.
Kunlavut Vitidsarn mang về tấm huy chương đầu tiên cho đoàn thể thao Thái Lan ở nội dung cầu lông đơn nam (Ảnh: Reuters).
Đoàn thể thao Thái Lan cũng đã giành HCB sau khi Kunlavut Vitidsarn để thua Viktor Axelsen của Đan Mạch ở chung kết đơn nam môn cầu lông.
Tính đến thời điểm này, tổng cộng đã có 45 đoàn thể thao giành được HCV trong tổng số 73 đoàn thể thao giành được ít nhất 1 huy chương tại Olympic Paris 2024.
Trung Quốc giành lại vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương từ Mỹ sau ngày thi đấu thứ 10 ở Olympic.
Sau ngày thi đấu thứ 10, đoàn thể thao Việt Nam chưa giành được huy chương và chúng ta chỉ còn lại hai VĐV tranh tài là VĐV cử tạ Trịnh Văn Vinh ở hạng cân 61kg nam (ngày 7/8) và VĐV canoeing Nguyễn Thị Hương ở nội dung đua thuyền C1 200m nữ (ngày 8/8).
" alt=""/>Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024: Trung Quốc giành lại ngôi đầu từ MỹV-League cần nguồn tài chính lớn để vận hành (Ảnh: Đỗ Minh Quân).
Trong phiên thảo luận của mình, Phó chủ tịch VFF kiêm chủ tịch VPF Trần Anh Tú cho biết giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V-League, hạng Nhất, Cúp Quốc gia, Siêu Cúp Quốc gia) muốn vận hành phải có một nguồn lực tài chính lớn.
Theo ông Trần Anh Tú, bản quyền truyền hình là nguồn thu lớn của các giải đấu. Trước năm 2023, nguồn thu bản quyền truyền hình của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam không nhiều. Từ năm 2023, với nhiều thay đổi đột phá, VPF đã bán được 2 triệu USD (gần 50 tỷ đồng) một mùa giải tiền bản quyền truyền hình.
Ông Trần Anh Tú chia sẻ: "Muốn bán được bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giá cao hơn nữa thì phải tiếp tục nâng chất lượng giải đấu. V-League và các giải khác phải thu hút được nhiều hơn người hâm mộ quan tâm.
Chất lượng chuyên môn của các cầu thủ và trận đấu phải được nâng cao. Thời gian bóng chết, cầu thủ nằm sân câu giờ phải triệt để khắc phục và triệt tiêu bạo lực sân cỏ.
Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú phát biểu trong phiên thảo luận của mình (Ảnh: Nam Khánh).
Thời gian qua VPF đã yêu cầu các đội bóng chỉnh trang, nâng cấp mặt sân cỏ. Hiện tại các sân Hàng Đẫy, Lạch Tray, Thống Nhất, Bình Dương mặt sân rất đẹp. VPF cũng phối hợp với VFF để đầu tư hệ thống VAR cho các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Với sự có mặt của công nghệ VAR, sự công bằng, minh bạch của giải đấu được nâng cao, qua đó tăng cường chất lượng chuyên môn của giải. Với 4 xe VAR hiện có, VPF hướng đến việc áp dụng công nghệ VAR cho tất cả các trận đấu ở V-League. Ban tổ chức hướng đến tổ chức nhiều trận đấu ở khung giờ 19h15 như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng để phục vụ khán giả tốt hơn".
" alt=""/>Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam đạt doanh thu gần 50 tỷ đồng/năm