"Sức học của em cũng bình thường so với các bạn lớp chuyên của trường. Lúc thi, em làm bài cũng tạm nhưng không ngờ là điểm cao như vậy. Khi biết mình là thủ khoa của tỉnh, em bật khóc vì bất ngờ và hạnh phúc…”, Bảo Châu khiêm tốn và cho biết với số điểm này, em có dự định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Trường ĐH Khoa học và Xã hội nhân văn TPHCM.
Cô Nguyễn Thị Kiều Anh - chủ nhiệm lớp 12/3, Trường THPT Nguyễn Khuyến chia sẻ, lớp cô chủ nhiệm không phải là lớp chuyên của trường nên sức học của các em cũng bình thường. Riêng Ngô Bảo Châu rất siêng năng, lễ phép và khiêm tốn. Em học giỏi đều tất cả các môn chứ không riêng gì khối C.
Bảo Châu vốn là học sinh giỏi 12 năm liền, có tính tự học rất cao, em luôn đứng top đầu của lớp và trường về điểm số trong 3 năm THPT. Vừa qua, em được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý và đạt giải 3.
"Sáng nay, tôi gọi điện thoại chúc mừng, Bảo Châu đã bật khóc vì bất ngờ và vui mừng... Là giáo viên chủ nhiệm, tôi cũng bất ngờ và tự hào khi học trò của mình trở thành thủ khoa. Với những nỗ lực không biết mệt mỏi thời gian qua thì Bảo Châu hoàn toàn xứng đáng với kết quả này. Đây là niềm vui của lớp 12/3 nói riêng và của Trường THPT Nguyễn Khuyến nói chung", cô Kiều Anh chia sẻ.
Được biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, cả tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 91 bài thi đạt điểm 10. Trong đó môn Hóa học 17, Lịch sử 26, Địa lý 33, Giáo dục công dân 9, Ngoại ngữ 6.
Ngô Bảo Châu là thủ khoa của tỉnh, với 55,25 điểm.
Thủ khoa các tổ hợp môn cơ bản - A00(Toán, Lý, Hóa) là thí sinh Nguyễn Văn Tĩnh (Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm) 28,9 điểm (Toán 9,4; Vật lý 9,75; Hóa 9,75);B00(Toán, Hóa, Sinh) là Đoàn Ngọc Thịnh (Trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông) 28,6 điểm (Toán 9,6; Hóa 9,75; Sinh 9,25); D01 (Văn, Toán, Anh) là Lê Nguyễn Ngọc Hân (Trường THPT Hồ Nghinh - Duy Xuyên) 27,9 điểm (Toán 8,8; Văn 9,5; Tiếng Anh 9,6).
Có 2 thí sinh thủ khoa tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) là Phạm Thị Minh Tuyền (Trường THPT Lương Thúc Kỳ - Đại Lộc) 29,5 điểm (Văn 9,75; Sử 10; Địa 9,75) và Hồ Thị Thanh Tuyền (Trường THPT Hồ Nghinh) 29,5 điểm (Văn 9,75; Sử 9,75; Địa 10).
Vị giáo sư được nhắc tới trong bài này chính là nhà Toán học người Việt Nam Phạm Hữu Tiệp. Ông Tiệp sinh năm 1963, là cựu học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Nói về đóng góp của giáo sư Tiệp, trang tin khoa học đánh giá “Đây là những tiến bộ đột phá trong lĩnh vực lý thuyết biểu diễn của nhóm hữu hạn, một hướng nghiên cứu của Toán học.
Những lời giải của Giáo sư Tiệp có thể mở rộng hiểu biết về tính đối xứng trong các cấu trúc và vật thể trong tự nhiên và khoa học, cũng như về đặc điểm dài hạn của những quá trình ngẫu nhiên thuộc các lĩnh vực từ Hóa học, Vật lý đến kỹ thuật, Khoa học máy tính và Kinh tế".
Trang Phys.org đưa ra những bình luận trên sau khi Giáo sư Phạm Hữu Tiệp công bố bài báo khoa học trên tạp chí Annals of Mathematicssố tháng 9, với lời giải cho một vấn đề do nhà Toán học lỗi lạc người Mỹ gốc Đức Richard Brauer đưa ra năm 1955.
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp, hiện giảng dạy tại Khoa Toán của Trường Nghệ thuật và Khoa học Đại học Rutgers (Mỹ), đã chứng minh cho Giả thuyết Height Zero (Giả thuyết cao độ 0).
Giáo sư Tiệp chia sẻ, ông đã suy nghĩ về bài toán của Brauer suốt phần lớn sự nghiệp của mình và dồn sức nghiên cứu trong 10 năm qua. “Giả thuyết là những ý tưởng có thể đúng, nhưng chúng cần được chứng minh. Tôi mong muốn góp phần phát triển lĩnh vực này, không ngờ có thể giải được bài Toán đó”, ông bày tỏ.
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp và các đồng nghiệp đã đi theo lộ trình Brauer vạch ra qua loạt giả thuyết Toán học được công bố từ những năm 1950-1960.
“Brauer là một trong số ít những nhà Toán học có trí tuệ xuất chúng. Họ như đến từ một hành tinh hay thế giới khác và có thể nhìn thấy những hiện tượng ẩn mà người khác không thấy”, giáo sư Tiệp nói.
Thành công này được đánh giá là đã tháo gỡ được một nút thắt quan trọng trong lý thuyết nhóm đã tồn tại suốt 70 năm qua.
Khám phá thứ 2 của Giáo sư Phạm Hữu Tiệp, được công bố trong một nghiên cứu khác trên tạp chí Annals of Mathematics số tháng 7, trong đó ông giải thành công một bài Toán khó được gọi là lý thuyết Deligne-Lusztig, liên quan đến vết (trace) của ma trận. Vết của một ma trận là tổng các phần tử đường chéo của nó và là một khái niệm quan trọng của đại số tuyến tính.
Stephen Miller, Giáo sư danh dự và Trưởng Khoa Toán tại Đại học Rutgers, nhận định: "Những công trình chất lượng cao và chuyên môn của Giáo sư Tiệp về các nhóm hữu hạn đã giúp Rutgers duy trì vị thế là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới về lĩnh vực này”.
Ông Miller nhấn mạnh rằng một trong những thành tựu lớn nhất của Toán học thế kỷ 20 là việc phân loại các nhóm hữu hạn "đơn giản" - lĩnh vực mà Rutgers dẫn đầu và những đóng góp của Giáo sư Tiệp đã giúp Khoa Toán, Đại học Rutgers tăng cường sự hiện diện quốc tế.
Về phía mình, Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết, những hiểu biết từ lời giải của ông có thể giúp các nhà Toán học hiểu sâu hơn về vết của ma trận và mở ra những đột phá trong nhiều bài Toán quan trọng khác, bao gồm các giả thuyết của các nhà Toán học danh tiếng như John Thompson từ Đại học Florida và Alexander Lubotzky từ Israel.
Không giống như các đồng nghiệp trong lĩnh vực khoa học Vật lý thường sử dụng các thiết bị phức tạp để tiến hành nghiên cứu, Giáo sư Tiệp cho biết ông chỉ cần bút và giấy. Cho đến nay, ông đã viết năm cuốn sách và hơn 200 bài báo trên các tạp chí Toán học hàng đầu.
Ông thường ghi chú các công thức Toán học hoặc các chuỗi logic và thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp trực tiếp hoặc qua Zoom để cùng thực hiện từng bước bài chứng minh.
Tuy nhiên, ông kể lại, nhiều khi, những phát hiện lóe lên từ khoảnh khắc bất ngờ. "Ý tưởng thường bật ra khi tôi không ngờ tới. Đó có thể là lúc tôi đang đi dạo cùng các con, làm vườn với vợ, hoặc chỉ đơn giản là nấu ăn trong bếp. Vợ tôi luôn biết khi nào tôi đang nghĩ về Toán học", giáo sư Tiệp chia sẻ.
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp là cựu học sinh Trường THPT Chu Văn An và từng giành huy chương bạc tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1979. Sau khi học tập tại Đại học Tổng hợp Lomonosov, ông hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1991. Từ năm 1996, ông làm việc tại nhiều trường đại học ở Mỹ, trong đó có Đại học Arizona và hiện ông là giáo sư danh dự tại Đại học Rutgers - New Brunswick.
"Hiệp 1 chúng tôi chơi kiểm soát bóng, hiệp 2 tấn công nhiều hơn. Thép Xanh Nam Định sau bàn thua thứ 3 chơi như không còn gì để mất, gây ra nhiều áp lực với CAHN. Tuy nhiên, như tôi đã nói, ngay cả khi đội bóng tạo ra khoảng cách 3 bàn thì tất cả vẫn phải chiến đấu tới phút cuối cùng, không được phép lơ là", HLV Polking khẳng định.
Ở trận này, Nguyễn Xuân Son của Thép Xanh Nam Định không ghi được bàn thắng nhưng HLV Polking vẫn đánh giá chân sút đội chủ nhà rất nguy hiểm, CAHN phải làm mọi cách mới kiểm soát được cầu thủ này.
Trong khi đó, HLV Vũ Hồng Việt nói:"Thép Xanh Nam Định thua trên sân nhà, cần phải rút kinh nghiệm cho những trận đấu tiếp theo, đặc biệt là khâu phòng ngự. Các cầu thủ bị vội ở những tình huống cuối cùng, mất đi cơ hội ghi bàn, trong khi đối thủ tận dụng tốt miếng tấn công của họ.
Việc mất Văn Toàn vì chấn thương là tổn thất lớn. Ngoài ra, do Thép Xanh Nam Định thi đấu ở nhiều mặt trận ảnh hưởng tới thể lực của các cầu thủ. Tuy nhiên tôi không lấy điều đó bào chữa cho thất bại".