
Trong chương trình "Điều ước thứ 7" phát sóng ngày 15/12, cầu thủ Quang Hải, Đức Chinh đã không kìm được nước mắt khi gặp bé trai 4 tuổi mắc bệnh u não và chứng kiến tình yêu với bóng đá của em.'Song Đức' tình cảm, Đức Chinh trấn an người hâm mộ trước khi về nước
Nhan sắc bạn gái nóng bỏng của Đức Huy, người ghi bàn trận Malaysia - Việt Nam
Tranh thủ như người Việt, xuống phố ăn mừng vẫn không quên điều này
Từ lâu, chương trình "Điều ước thứ 7" của VTV đã ghi dấu ấn trong lòng khán giả vì những cảm xúc sâu lắng, đầy cung bậc về các nhân vật có hoàn cảnh éo le.
Mới đây, chương trình tiếp tục lấy nước mắt khán giả khi thực hiện điều ước đặc biệt cho bé trai tên Tom mới lên 4 tuổi nhưng không may mang trong mình khối u ác tính, đã trải qua 16 lần xạ trị và 2 ca mổ sinh tử. Cậu bé mắc bạo bệnh nhưng luôn lạc quan, dành trọn tình yêu cho bóng đá.
 |
Tom vui đùa bên mẹ. Ảnh: Kim Bánh Trôi Nước |
Ước mơ của Tom là được gặp các người hùng trong đội tuyển AFF Cup 2018 của Việt Nam.
Chị Minh Hà - mẹ bé Tom chia sẻ, ngay từ lúc 7 tháng tuổi, con trai chị đã thích thú trái bóng tròn.
Khi bắt đầu biết đi, Tom thường xuyên được mẹ cho ra sân cỏ, chơi bóng hàng giờ liền không biết chán.
Cậu bé là niềm hi vọng và hạnh phúc của cả gia đình. Thế nhưng, bất hạnh bất ngờ đổ ập xuống tổ ấm đó.
Người thân phát hiện bé Tom đi không vững, dáng xiêu vẹo mỗi khi chạy theo quả bóng. Nghĩ con còi xương, yếu ớt, chị Hà cho con đến bệnh viện thăm khám.
Kết quả xét nghiệm khiến chị hoàn toàn gục ngã khi bác sĩ thông báo đứa con bé bỏng của chị bị u não ác tính. Khi ấy Tom tròn 33 tháng tuổi.
“Theo tiên lượng của bác sĩ thì bệnh của con tôi sẽ không sống được quá 5 năm. Điều đó khiến chúng tôi phải sống thật gấp gáp. Nhiều đêm, vợ chồng không dám ngủ vì sợ thời gian gần con sẽ qua mất. Đó là những tháng ngày vô cùng khó khăn và bi kịch”, bố của Tom kể.
 |
Cậu bé chiến binh tại trường quay "Điều ước thứ 7" |
Không giấu được dòng nước mắt đang chảy dài trên gò má, mẹ Tom nói: "Tôi thương con vì con sẽ rất khó có cơ hội được học hành và trưởng thành như các bạn cùng trang lứa. Chúng tôi luôn lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, không biết nên hóa trị hay phẫu thuật để con bớt đau đớn hơn. Mỗi lần nhìn con đau đớn là lòng tôi lại quặn thắt như hàng nghìn mũi dao đâm vào tim vậy”, mẹ bé Tom nghẹn ngào nói.
Vượt qua nỗi đau, hai vợ chồng chị Hà gồng mình, cùng con chiến đấu với bệnh tật. Ca phẫu thuật đầu tiên, bác sĩ tiên lượng xấu, có thể nguy hiểm tính mạng Tom nhưng đứng trước thời khắc đó, chị quyết định lựa chọn mổ, hi vọng tìm cho con cơ hội sống.
May mắn, ca phẫu thuật thành công nhưng suốt một tháng, Tom rơi vào hôn mê. Khi tỉnh lại, điều đầu tiên bé muốn là đòi mẹ cho ra ngoài chơi bóng đá. Có lẽ bóng đá đã giúp Tom vượt qua quá trình xạ trị đầy đau đớn.
Thời gian diễn ra giải U23 Châu Á 2018, Tom rất thích thú, theo dõi những trận bóng đầy quyết liệt của đội tuyển Việt Nam.
Chị Minh Hà chia sẻ, khoảnh khắc ăn mừng chiến thắng của cầu thủ VănThanh bằng cách khoanh tay trước ngực đã mang đến cho Tom nhiều trải nghiệm thú vị. Thi thoảng ở nhà cậu bé lặp lại động tác đó một cách ngây thơ, ngộ nghĩnh.
Giao lưu cùng cô chú trong ê kíp thực hiện chương trình, Tom nói: “Con thích đá bóng. Con thích chú Văn Thanh, Quang Hải, Đức Chinh, Văn Đức và Anh Đức. Con thích chú thủ môn Bùi Tiến Dũng”.
Ngay sau đó, cậu bé kiên cường đã có cuộc gặp mặt hết sức đặc biệt trong trường quay với các thần thượng của mình.
 |
4 cầu thủ chuẩn bị ra sân khấu, tạo bất ngờ cho Tom. |
Khi thấy các cầu thủ Quang Hải, Văn Thanh, Hà Đức Chinh, Văn Hậu, Bùi Tiến Dũng lần lượt xuất hiện trên sân khấu, cậu bé tỏ ra mừng rỡ, miệng nở nụ cười. Tom còn được đá bóng giao lưu cùng các cầu thủ này.
 |
Quang Hải xúc động trong chương trình. |
 |
Cầu thủ Hà Đức Chinh bật khóc khi nghe câu chuyện về Tom. |
Câu chuyện của cậu bé đã khiến cầu thủ Quang Hải, Hà Đức Chinh rơi nước mắt vì quá xúc động.
Nhìn đứa con dũng cảm trong vòng tay của 4 tuyển thủ, gia đình Tom bật khóc. Có lẽ đây là những giây phút hạnh phúc, đáng nhớ nhất với Tom, tiếp cho cậu bé thêm nghị lực.
“Thực sự, tôi và các anh em ở đây rất vui khi được mời đến trường quay hôm nay để gặp gỡ bé Tom.
Tom là một cậu bé rất mạnh mẽ. Tom không những truyền lửa cho các bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo mà Tom còn truyền lửa cho chúng tôi.
Ngay cả khi gặp phải những khó khăn trên sân cỏ thì chúng tôi cũng sẽ nghĩ về Tom để mạnh mẽ, lạc quan và tiến lên phía trước.
 |
Giây phút hạnh phúc, đáng nhớ của bé Tom khiến nhiều người rơi nước mắt. |
Tôi sẽ chiến đấu hết mình để cố gắng mang Cup vàng về cho hàng triệu người hâm mộ Việt Nam, cho bé Tom...”, Quang Hải nghẹn ngào nói.
“Trước khi đến đây, bọn em nghĩ là sẽ truyền nhiệt huyết và đam mê cho Tom nhưng khi gặp Tom rồi, nhìn thấy sự mạnh mẽ và nghị lực của Tom, bọn em lại được tiếp thêm nghị lực”, thủ môn Bùi Tiến Dũng chia sẻ.

Hôn nhân như mơ của Quế Ngọc Hải và người đẹp thành Vinh
Trên sân cỏ, Quế Ngọc Hải là chiến binh dũng mãnh, có lối chơi quyết liệt còn ngoài đời, anh là người chồng hiền lành, hết mực cưng chiều vợ con.
" alt=""/>Quang Hải, Đức Chinh khóc vì tình yêu bóng đá của bé 4 tuổi mắc u não

Gần 90 năm tuổi, căn biệt thự kiểu Pháp của gia đình ông Phạm Khắc Tiệp ở làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Bên trong ngôi mộ 4000 năm tuổi của một thành viên hoàng gia Ai Cập cổ đại
Ngôi làng có 20 căn biệt thự Pháp cổ của các thương gia buôn lụa
Chia sẻ với PV VietNamNet, ông Phạm Khắc Tiệp (SN 1949) cho biết, ngôi nhà được cụ Phạm Ngọc Phả (ông nội ông Tiệp) xây dựng từ năm 1930.
So với nhiều căn biệt thự cùng thời kỳ ở miền Bắc, ngôi nhà ông Tiệp đang sở hữu không quá bề thế. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ 20, đây được coi là ngôi nhà mơ ước của hàng nghìn người dân vùng chiêm trũng.
 |
Ông Phạm Khắc Tiệp - cháu nội cụ Phạm Ngọc Phả (người xây dựng căn biệt thự vào năm 1930). |
Giải thích cho sự giàu có của gia đình, ông Tiệp kể, vào những năm 1920 - 1930, làng dệt lụa của Nha Xá rất hưng thịnh.
Người dân nơi đây đưa vải lụa đi khắp nơi buôn bán. Thị trường hấp dẫn nhất là Sài Gòn, Campuchia… Cụ Phả là người thông minh, nhanh nhẹn nên cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng. Cụ thu mua vải từ bà con dân làng và tích cực thuê người đến làm công cho xưởng dệt của nhà mình. Sau đó, đích thân cụ mang những xấp vải đi khắp nơi buôn bán.
 |
Gờ tường phía bên ngoài căn biệt thự được trạm trổ hoa văn tinh xảo. |
Tiền kiếm được, cụ sống tằn tiện và tiếp tục đầu tư vào xưởng dệt. Người làm công cho cụ có tới hàng chục người. Trong đó có 2 người chuyên nấu cơm phục vụ thợ dệt.
Đầu năm 1930, cụ Phả thuê kiến trúc sư người Pháp thiết kế ngôi nhà này cho mình. Ngôi nhà gồm hai tầng, mái lợp ngói rộng 48m2. Toàn bộ sàn nhà, cửa sổ, cửa ra vào, cầu thang và ốp trần được làm bằng gỗ lim. Riêng ban công được thiết kế trạm trổ tinh xảo, mang đậm dấu ấn bản địa. Hệ thống cửa thông gió được các thợ mộc giỏi đục, đẽo từ khúc gỗ nguyên khối.
Nhớ lại lời kể của bố mẹ, ông Tiệp cho biết, ngày ấy, sắt thép vô cùng khan hiếm, trong nước chưa sản xuất được nên gia đình ông phải nhập từ Pháp về. Thép cây, thép dầm được vận chuyển theo sông Hồng, rồi thuê thợ rèn đến làm hàng tháng trời.
 |
Căn biệt thự do kiến trúc sư người Pháp thiết kế với khoảng sân rộng rãi. |
Thời gian hoàn thành cả căn nhà mất cả năm. Chi phí xây dựng khoảng 3000 tiền Đông Dương.
Thời gian sau, cụ Phả cho xây dựng hai nhà cấp 4 nằm vuông góc với ngôi nhà chính để làm nơi ăn ở, sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà chính 2 tầng chỉ làm nơi thờ tự, tiếp khách.
 |
Vợ ông Tiệp tiếp nối nghề dệt truyền thống của gia đình. |
“Vào thời chiến, do sợ bị cướp bóc, bom đạn đánh sập nhà nên ông nội của tôi đã tháo tất cả các cánh cửa, bỏ xuống ao.
Sau đó đi chạy loạn. Khi hòa bình, cụ nhắc các con vớt cánh cửa lên, lắp lại như cũ. Sau này, do nhiều biến cố thăng trầm, 2 căn nhà cấp 4 đã được dỡ đi, các vật dụng trong nhà như sập gụ, tủ quần áo bằng gỗ lim, bát đĩa cổ …cũng được mang đi bán. Riêng ngôi biệt thự vẫn được giữ lại nguyên vẹn”, ông Tiệp nói.
Đến nay, sau nhiều năm sử dụng, ngoài việc thay ngói trên mái nhà và gỡ phần trần bằng vôi rơm ở tầng 2, ông Tiệp không phải tu sửa thêm bất cứ hạng mục nào.
 |
Ông Tiệp chia sẻ, trần nhà tầng 2 bằng vôi vữa trộn với rơm. Do lâu ngày, lớp hỗn hợp đó hay bong tróc, rơi xuống nên ông đã cho tháo dỡ xuống. |
“Phần sàn gỗ, cầu thang gỗ, cửa gỗ đều giữ được độ bền đẹp và màu sắc càng ngày càng đen bóng”, ông Tiệp nói.
Người đàn ông này cũng cho biết, đây không phải căn biệt thự duy nhất ở làng Nha Xá được xây dựng những năm đầu thế kỷ 20. Theo ông nhẩm tính, số lượng biệt thự mà ông biết ở làng có thể lên tới vài chục căn. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều ngôi nhà đã bị phá bỏ, xây mới hoặc phá dỡ một phần.
 |
Vợ chồng ông Tiệp chụp ảnh cùng các cháu bên ngôi biệt thự cổ. |
Ngôi nhà ông Tiệp sở hữu được đánh giá là nguyên trạng nhất.
Chính vì điều đó, vài năm trở lại đây ông liên tục đón các đoàn sinh viên mỹ thuật, sinh viên kiến trúc và cả đoàn làm phim đến thăm quan, quay phim tại đây.
Ông cũng bật mí, có nhiều người ngỏ ý muốn mua lại căn nhà. Tuy nhiên, ông khẳng định sẽ không bán dù được trả bằng bất cứ giá nào.
“Đây là đất và nhà do tổ tiên để lại. Nó lưu giữ rất nhiều kỷ niệm của ông cha tôi và cả của tôi. Do đó, dù có thiếu thốn thế nào tôi cũng phải bảo vệ, giữ gìn nó để làm nơi thờ tự. Khách trả 1 tỷ hay 10 tỷ tôi cũng vẫn từ chối”, ông Tiệp nói.
Trao đổi với VietnamNet, ông Nguyễn Văn Thai (80 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi làng Nha Xá, cũng khẳng định, vào đầu thế kỷ 20, làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) có khoảng 200 hộ gia đình nhưng có trên 20 gia đình giàu có xây biệt thự kiểu Pháp. Trong đó, cụ Phạm Ngọc Phả (ông nội ông Tiệp) là một trong những thương gia giàu có xây nhà đẹp nhất làng. Đến nay, căn nhà này vẫn giữ được gần như nguyên trạng.

Cô gái trẻ đứng tim giây phút thoát khỏi 'ổ mại dâm' vùng biên
Có ngoại hình xinh xắn, Vũ Thị Anh mong muốn tìm được một công việc tốt thông qua sự giới thiệu của người quen. Tuy nhiên cô gái trẻ không ngờ rằng mình đã phải vội vã xách hành lý quay trở về.
" alt=""/>Ngôi biệt thự 90 năm tuổi, khách trả chục tỷ không bán ở Hà Nam