Sau 6năm “ăn nằm” với bộ phàn phím Leopold FC500RT này, anh quyết định mang nó đi cọ rửa cho ra dáng cái bàn phím.
Không rõ anh là người phương nào mà lại lắm lông tóc đến thế, và không hiểu vì lý do kì diệu nào mà bàn phím lại có thể dính được nhiều “sản phẩm” tới vậy. Cái bàn phím và anh chung sống đã được 6 năm nay trong điều kiện này, kể cũng lạ.
Vòi tưới cây có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.
Đây là cái xô đựng bàn phím, nước trong này đã được hòa thêm nước rửa bát.
Bên trong chứa đầy nước, đâm ra lại phải mở ra cho khô. Mở ra mới biết bên trong bẩn không kém, thế là anh lại phải mang cả bảng mạch ra để rửa. Theo lời kể của filthykeyboard, bằng một cách kì diệu nào đó thì giữa cái bảng mạch có cả hạt cơm khô.
Đừng lo, không cắm điện thì mạch nào cũng mang đi rửa nước được.
Nhưng còn cho vào lò thế này thì tôi không chắc ...
Theo lời của filthykeyboard, chỉ cần để lò không quá 50 độ C là được. Sau 30 phút, mạch khô rang và sẵn sàng để được quay lại sử dụng.
Bàn phím mờ hết rồi, anh mất kha khá thời gian để có thể nhét vừa hoàn toàn số keycap trên.
Tuyệt vời chưa! Trông sạch sẽ và đẹp đẽ hơn nhiều rồi! Đèn đã sáng và có lẽ, bàn phím đã có thể dùng lại được.
Bài học ta thấy được từ ví dụ đầy bụi bẩn, đồ ăn khô và lông tóc này là gì? Đừng ngồi trước máy tính để ăn, hạt cơm còn lọt được vào giữa bảng mạch thì tôi không biết, còn có khả năng gì không thể xảy ra nữa.
Nói thật ra là, anh filthykeyboard có thể mua luôn bàn phím mới cho rồi, trông đống rác của anh mà tôi thấy sợ.
Theo GenK
" alt=""/>Những bức ảnh về quá trình dọn dẹp chiếc bàn phím “6 năm không tắm” này sẽ khiến bạn nổi da gàVề thiết kế, Moto Z2 Play dùng khung kim loại nguyên khối kết hợp 2 mặt kính cường lực. Máy mỏng hơn so với bản tiền nhiệm, camera lồi lên cao hơn do được trang bị thêm một số công nghệ xử lý hình ảnh mới.
Moto Z2 Play được nâng cấp mạnh về thiết kế, cấu hình và các tính năng thông minh. |
Z2 Play dùng màn hình Super AMOLED 5,5 inch, độ phân giải Full HD. Máy chạy hệ điều hành Android 7.1 trên nền tảng chip Snapdragon 626, RAM 4 GB, bộ nhớ trong 64 GB, thẻ nhớ ngoài tối đa lên đến 2 TB. Thỏi pin 3.000 mAh hỗ trợ sạc nhanh.
" alt=""/>Moto Z2 Play về Việt Nam, giá 10,9 triệu đồngTheo báo Wall Street Journal, thông tin trên là một phần trong bộ tài liệu dài 747 trang mà Facebook đã gửi đến các nhà lập pháp trong Ủy ban Năng lượng và Thương mại vào thứ Sáu (29/6) vừa qua. Ủy ban đã công bố công khai tài liệu, nhằm mục đích trả lời ít nhất là một phần trong số nhiều câu hỏi mà Mark Zuckerberg đã được hỏi trong phiên điều trần của mình cách đây không lâu.
Điều quan trọng nhất trong bộ tài liệu đó là danh sách các công ty công nghệ lớn mà Facebook đã chia sẻ thông tin người dùng, bao gồm Apple, Amazon, Microsoft, Qualcomm và Samsung, cũng như hãng thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc. BlackBerry cũng nằm trong danh sách vì một số lý do nào đó. Các công ty như Nissan, UPS và những công ty khác cũng là một phần của chương trình chia sẻ.
Cũng nằm trong danh sách 52 công ty, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà lập pháp, là một số công ty Trung Quốc: Huawei, Lenovo, Oppo, và TCL. Các cơ quan tình báo Mỹ đã luôn tỏ ra đề cao cảnh giác đối với các công ty này, cũng như mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc trong quá khứ, đặc biệt là Huawei. Giám đốc FBI Chris Wray trước đây từng làm chứng rằng các sản phẩm của Huawei cung cấp "khả năng sửa đổi hoặc lấy cắp thông tin một cách độc hại".
Trước đây, báo New York Timesđưa tin Facebook chia sẻ dữ liệu với ít nhất 60 nhà sản xuất thiết bị, chủ yếu là các công ty sản xuất điện thoại thông minh. Huawei cũng nằm trong danh sách đó.
Theo Facebook, việc chia sẻ dữ liệu với các công ty này vẫn còn diễn ra vài tháng sau khi nền tảng hủy bỏ quyền truy cập của nhà phát triển vào các thông tin thuộc sở hữu của bạn bè người dùng. Facebook đã chia sẻ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, thành phố hiện tại, quê hương, ảnh và trang thích với các nhà phát triển nhận được ưu đãi đặc biệt.
Wall Street Journal cho biết thêm, Facebook giải thích rằng dữ liệu được cung cấp nhằm cải thiện khả năng hoạt động của nền tảng trên các nền tảng và thiết bị khác nhau. "Người dùng truy cập Internet bằng nhiều loại điện thoại, có loại điện thoại chỉ nhắn tin, điện thoại phổ thông và điện thoại thông minh đời đầu", Facebook viết. "Trong môi trường đó, các nền tảng dịch vụ internet như Facebook, Twitter và YouTube rất khó xây dựng các phiên bản để hoạt động trên mọi điện thoại và hệ điều hành".
Tuy nhiên, các nhà lập pháp không hoàn toàn thuyết phục với lời giải thích của Facebook. Nghị sỹ Frank Pallone Jr, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng và Thương mại, nói rằng: "Sau những xem xét ban đầu, tôi e rằng những câu trả lời của Facebook sẽ nảy sinh thêm nhiều câu hỏi hơn nữa".
" alt=""/>Facebook chính thức thừa nhận chia sẻ dữ liệu cho hàng chục công ty lớn trên thế giới