Điều đáng chú ý hơn rằng mới đây, một bộ truyện tranh Manga riêng còn được vẽ dành riêng về Daigo Umehara - Một game thủ Street Fighter, chuyên chơi trên các máy game thùng. Được biết, bộ truyện tranh này có tên đầy đủ là Daigo the Beast: Umehara Fighting Gamers!.
Trên thực tế, Daigo Umehara vốn là một game thủ rất nổi tiếng tại Nhật Bản, và anh thậm chí còn được nhận kỉ lục Guinness khi được coi là game thủ chơi game đối kháng thành công nhất thế giới. Trong sự nghiệp của mình, Daigo Umehara được đánh giá là một game thủ có lối chơi "aggressive". Tuy nhiên, mặc dù phong cách chơi hung hãn nhưng Daigo Umehara lại rất hay đoán được trước đòn tấn công đối thủ để thực hiện các pha phản đòn (counter) chuẩn xác.
Được biết, Daigo the Beast: Umehara Fighting Gamers! sẽ là bộ Manga kể lại sự nghiệp thi đấu game đối kháng ấn tượng và "để đời" của Daigo Umehara. Bộ Manga này dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 12/2017 tới.
Đôi nét về game thủ Daigo Umehara:
Umehara Daigo (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1981) là một game thủ chuyên nghiệp người Nhật nổi tiếng. Umehara chuyên về thể loại đối kháng arcade 2D, chủ yếu là những trò chơi phát hành bởi Capcom. Được biết đến với cái tên "Daigo" hoặc "The Beast" ở phương Tây và "Umehara" hoặc "Ume" ở Nhật Bản, Umehara được coi là người chơi Street Fighternổi tiếng nhất trên thế giới, hoặc là người chơi Street Fightervĩ đại nhất. Anh hiện tại đang giữ kỷ lục thế giới là "người chơi thành công nhất trong những giải đấu lớn của Street Figher" trong kỷ lục Guinness thế giới.
Trước khi ký một thỏa thuận với MadCatz và trở thành một game thủ chuyên nghiệp, giới truyền thông Nhật Bản thường gọi Umehara là "Vị Chúa tể của trò chơi đối kháng 2D".
Umehara bắt đầu tới trung tâm trò chơi arcade và chơi các trò chơi đối kháng từ lúc 10 tuổi khi anh còn là một học sinh trường cấp một, cùng lúc khi trò chơi Street Fighter IIvà Garou Densetsu(Fatal Fury) đến với trung tâm trò chơi. Bởi vì tủ máy SFII quá dài và có nhiều đứa trẻ lớn hơn thường xuyên chơi nên thực tế trò chơi đối kháng đầu tiên của Umehara là Garou Densetsu.
Vì không thể ở lại quá trễ, Umehara ban đầu đã thách thức những người chơi khác trong trò chơi Street Fighter II Dash(Champion Edition) mặc dù anh cảm thấy ngại và phải nhận được sự chấp nhận từ những người chơi, nhưng đó cũng là lúc anh bắt đầu thích chơi với những người chơi khác.
Năm 1998, Umehara tham gia cuộc đấu Street Fighter Zero 3 chính thức của Capcom và tiến thẳng tới trận chung kết diễn ra tại Tokyo Game Show 1998: Autumn vào ngày 10 tháng 11. Sau khi chiến thắng cuộc đấu bằng cách đánh bại Ōnuki 3-1, với tư cách là nhà vô địch, Umehara đã đối đầu với Alex Valle, người đã thắng cuộc đấu Street Fighter Alpha 3 của Mỹ. "Grand Championship" quốc tế đã được tổ chức tại San José, California vào ngày 8 tháng 11. Đây là lần đầu tiên Umehara đến Mỹ và là cuộc đấu đầu tiên ở nước ngoài. Umehara đã chiến thắng với tỉ số 2-1.
Năm 2002, Umehara xuất hiện tại cuộc thi đấu biểu diễn có chủ đề Hoa Kỳ chống lại Nhật Bản được tổ chức tại Nhật Bản. Người chơi của Hoa Kỳ đã thi đấu trong bốn trò chơi (Super Street Fighter II Turbo, Street Fighter Alpha 3, Street Fighter III 3rd StrikevàMarvel vs. Capcom 2) để có quyền thi đấu với người chơi giỏi nhất của Nhật Bản trong từng trò chơi. Umehara chỉ tham dự 3rd Strike nhưng đã đánh bại tất cả các đối thủ và đều kết thúc các hiệp đấu bằng chiêu thức Shoryuken của Ken.
Năm 2003, Umehara giành chiến thắng trong cuộc đấu Super Street Fighter II Turbotrong Super Battle Opera (Tougeki) và cũng chiến thắng trò chơi này trong Evolution Championship Series khi lần đầu tiên tham gia, khiến anh trở thành người chơi đầu tiên chiến thắng cả hai giải này trong cùng một năm và cùng một trò chơi. Umehara cũng tham dự Evolution 2004 và Absolution 2004 vào ngày 18 tháng 4 tại Anh và giành chiến thắng trò chơi SSF2 Turbo.
Theo GameK
" alt=""/>Nhật Bản sắp ra mắt truyện tranh nói về game thủ nổi tiếng nhất thế giới, nhận cả kỷ lục GuinnessJindallae 3 (bên trái) và iPhone 6
Theo hãng tin nhà nước DPRK Today, chiếc smartphone này có tên Jindallae 3. Về thiết kế, có thể thấy đây là sự kết hợp giữa Samsung và Apple. Phần trên của máy mang phong cách những mẫu Android gần đây. Cạnh dưới máy có nút Home hình bầu dục tương tự với các phím Home kèm cảm biến vân tay của Samsung.
Trong khi đó về thiết kế tổng thể, máy khá giống với một chiếc iPhone 6 ít bo tròn ở góc hơn.
![]() |
Không những giống iPhone, mẫu điện thoại này còn giống cả Galaxy S7. |
Trên thực tế thì việc các sản phẩm công nghệ của Triều Tiên mang phong cách của Apple không phải là chuyện hiếm. Trước đây một nhà sản xuất tại đây đã giới thiệu chiếc máy tính bảng có tên iPad nhưng dùng hệ điều hành Android. Máy tính “giống” với iMac từng được trưng bày tại triển lãm và cả hệ điều hành riêng có tên Red Star 3.0 mặc dù là Linux nhưng vẫn có giao diện y hệt OS X của Apple.
Lúc này thông số kỹ thuật và giá bán của mẫu smartphone Jindallae 3 này vẫn chưa được công bố, tuy nhiên DPRK cũng cho biết đây là một mẫu điện thoại với độ tiện dụng và an toàn cao hơn hẳn những mẫu điện thoại đã từng xuất hiện trước đây.
Qua hình ảnh quảng cáo, người dùng cũng chỉ biết có thể máy sẽ sử dụng hệ điều hành Android và tất nhiên gần như không có cách nào để người dùng ngoài Triều Tiên có thể trải nghiệm sản phẩm này.
TheoBizlive
" alt=""/>Triều Tiên ra mắt smartphone 'lai' giữa Samsung và AppleTrước đó, ông Basil từng bày tỏ lo ngại về việc hàng chục triệu người dùng Facebook bị lộ thông tin sau scandal Cambridge Analytica. Ông cho rằng chính phủ chưa phân tích được những điểm lợi và hại của Facebook, cũng như chưa đưa ra được khuyến cáo cho người dùng.
Chính phủ Papua New Guinea sẽ nghiên cứu trường hợp của các quốc gia khác để đưa ra giải pháp phù hợp cho Facebook. Có khả năng nước này sẽ tự phát triển một mạng xã hội cho công dân với yêu cầu về danh tính khắt khe hơn.
![]() |
Facebook đã bị chặn từ lâu ở Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực xây dựng hình ảnh của ông Zuckerberg |
Đây không phải đất nước đầu tiên cấm hoặc hạn chế sử dụng Facebook. Tuy nhiên ở các quốc gia khác, như Trung Quốc hoặc Iran, mạng xã hội bị cấm do chính sách kiểm duyệt thông tin hoặc lo ngại về ảnh hưởng trước các cuộc bầu cử. Đây là một trường hợp khá đặc biệt, theo tiến sĩ Aim Sinpeng của Đại học Sydney.
“Tôi không rõ họ muốn làm được gì trong vòng một tháng, và vì sao lại phải cấm Facebook. Họ có thể nghiên cứu mà không cần cấm hẳn. Chính phủ sẽ thu thập dữ liệu gì?"
Theo bà Sinpeng, chỉ có khoảng 12% người dân Papua New Guinea sử dụng Internet, do vậy tỷ lệ dân số Facebook chắc chắn không nhiều. Có lẽ Facebook sẽ sớm được hoạt động trở lại, nhưng động thái trên thể hiện xu hướng đáng lo ngại đối với mạng xã hội này.
" alt=""/>Đất nước đầu tiên cấm cửa Facebook vì tin tức giả mạo