Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn khác như: Vingroup; T&T Group; Lotte; Ecopark… cũng có nhiều dự án cam kết tại Nghệ An và Hà Tĩnh chưa triển khai.
![]() |
Buổi ra mắt của một nhà đầu tư bất động sản ở Nghệ An giới thiệu về những doanh nghiệp đang có mặt tại địa phương này để đẩy giá đất tăng cao |
Trong khi đó, các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) mới được thành lập nổi lên hàng trăm hội, nhóm khác nhau “bám theo” các dự án lớn để “đi tắt đón đầu” mua đất nhà dân. Từ đây, đẩy giá đất lên gấp 2 - 3 lần so với thực tế.
Dự án còn "nằm trên giấy", giá đất Nghệ An đã tăng vọt
Dự án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trên quy mô 278,86ha được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt vào ngày 27/11/2020.
Tập đoàn T&T là đơn vị được lựa chọn thực hiện dự án đã trình bày kế hoạch, nội dung đề nghị ngày 19/5/2021, sẽ tiến hành giai đoạn 1 là xây dựng Khu thương mại, dịch vụ du lịch và bãi xe Nam Đàn. Từ thông tin này, giá đất ở trong các hộ dân, khu quy hoạch đấu giá được đẩy lên cao hơn bình thường trong 2 năm qua.
Anh Nguyễn T.N., một trong những doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại TP Vinh cho biết, thông tin dự án bãi đỗ xe được quy hoạch, chuẩn bị khởi công ở khu vực rộng lớn nằm sát QL46. Do đó, đất đai khu vực xã Kim Liên và các xã lân cận thuộc huyện Nam Đàn cũng không ngừng tăng vọt.
“Trước thông tin Tập đoàn T&T của bầu Hiển chuẩn bị khởi công xây dựng bãi đỗ xe và các hạng mục công trình liên quan ở Khu di tích đặc biệt Kim Liên, rất nhiều anh em đầu tư đất ở khắp nơi đổ xô về tìm đất quanh khu vực bãi đỗ xe ở Kim Liên; Nam Giang; Xuân Lâm; Nam Nghĩa; Nam Xuân… mua và đẩy giá đất cao hơn so với bình thường.
Giá đất ở trong đường hẻm nhà dân vùng khó khăn một năm trước khoảng 3 triệu/m2 nhưng đến nay được đẩy lên 6 - 7 triệu đồng/m2. Giá đất cao nhất ở Kim Liên là 30 triệu đồng/m2 bám QL46. Khu vực Kim Liên giá đất ngày càng cao vì Khu du lịch được quy hoạch và đầu tư lớn. Tuy nhiên, đất đắt nhất lại thuộc xã Nam Nghĩa (huyện Nam Đàn) 50 – 60 triệu đồng/m2 khu vực gần chợ” – anh N. thông tin về thị trường BĐS trên quê hương Bác.
![]() |
Anh N. và anh D. trong cuộc trao đổi với PV tại Nghệ An... |
![]() |
Khu đất bên phải được quy hoạch lãm bãi đỗ xe trước khi đi vào Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - Ảnh: Quốc Huy |
Anh N. còn lý giải, thực tế đất ở xã Nam Nghĩa đang bị nhiều nhà đầu tư, “cò đất” đẩy giá lên quá cao so với thực tế. Bởi người dân ở xã này chủ yếu làm nông nghiệp và chỉ một ít bộ phận buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, giới đầu tư BĐS đánh giá đây là một xã đang sốt đất “ngoài sức tưởng tượng”.
Cũng theo nhóm đầu tư của anh N., trước thông tin thị trường BĐS đang ngày càng biến động, nhiều gia đình đã tự tách thửa bán bớt một phần đất của mình. Việc bán đất chủ yếu để làm nhà, tạo vốn cho con làm ăn hoặc đi xuất khẩu lao động, thậm chí là để trả nợ. Ngoài ra, nhiều khu đất được chính quyền địa phương lập dự án, phân lô tách thửa tổ chức đấu giá để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
![]() |
Khu đất ở vùng nông thôn được quy hoạch đấu giá và đẩy lên cao ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An - Ảnh: Quốc Huy |
Theo tìm hiểu của PV được biết, Dự án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên đến nay vẫn chưa biết đến bao giờ mới được động thổ triển khai. Dẫn đến người cần mua đất ở thực sự phải chịu “áp lực lớn” từ các nhà đầu tư BĐS đẩy giá đất tăng vọt.
Hà Tĩnh sốt đất chưa từng có
Anh Lê H.D. mới trở về Hà Tĩnh cho biết, thị trường BĐS đang trở nên rất sôi động ở quanh khu vực dự án khu du lịch ven biển ở các vùng ở huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên. Thông tin dự án được phê duyệt đã kéo nhiều nhà đầu tư ở khắp nơi đổ bộ về mua đi bán lại.
“Đơn cử dự án du lịch biển cao cấp Wyndham Costa Hà Tĩnh, giá đất vào tháng 6/2021 chỉ từ 2-3 triệu đồng/m2, đến nay đẩy lên từ 6-10 triệu đồng/m2. Nhà đầu tư mua đất bình thường từ người này sang người khác, kể cả người dân họ cũng trở thành nhà đầu tư trên quê hương của mình. Bản thân tôi mua 2 miếng giá 2 triệu đồng/m2, bây giờ đất lên đến 5-6 triệu đồng/m2” – anh D. chia sẻ.
Cũng theo anh D., khi có thông tin dự án các “ông lớn” về quy hoạch, triển khai chuẩn bị xây dựng thì rất nhiều nhà đầu tư BĐS ở Hà Nội và Nghệ An cũng tìm về. Nhiều nhà dân ở gần biển có diện tích đất từ 5.000 – 8.000m2, họ bán 1.000-2.000m2 đã tạo sóng trong thị trường BĐS.
![]() |
Nhiều nhà đầu tư đất đi tắt đón đầu đổ xô vào vùng ven biển ở Hà Tĩnh tìm cơ hội |
![]() |
Ngồi bám ở vùng đất ven biển đã có quy hoạch các dự án lớn |
“Đầu tư vào du lịch biển tiềm năng hơn so với du lịch ở các vùng khác. Khi khách du lịch tìm đến thì sẽ đẩy giá cả các dịch vụ lên theo. Nếu như về với quê Bác là để trải nghiệm du lịch tâm linh thì không thể thiếu phát triển du lịch biển nghỉ dưỡng” – anh D. nhận định.
Ngoài ra, thị trường BĐS ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nơi có cảng nước sâu Vũng Áng đang được nhiều doanh nghiệp lớn "đổ bộ" đầu tư ở đây khiến thị trường BĐS sôi động hơn so với bình thường. Nhiều nhà đầu tư nhận định địa phương này là miền đất hứa khi đổ tiền vào BĐS.
Trao đổi với PV VietNamNet, anh Nguyễn Văn T. - một doanh nghiệp có hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS ở TP Vinh (Nghệ An) thẳng thắn bày tỏ, rất nhiều nhà đầu tư lớn dồn về Nghệ An khi tỉnh này kêu gọi đầu tư, ký kết và hứa sẽ đổ tiền về xây dựng. Tuy nhiên, ban đầu các dự án triển khai truyền thông mạnh mẽ nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thực hiện.
![]() |
Dự án đường cao tốc Bắc - Nam đang triển khai cũng là cơ hội để nhà đầu tư hoạch định, đẩy giá đất ở các địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh tăng cao |
"Các doanh nghiệp lớn khi tỉnh Nghệ An kêu gọi đầu tư đã lập quy hoạch, phối cảnh rất đẹp nhưng để đất trống quá lâu không triển khai. Trong khi đó, người dân trông ngóng, nhà đầu tư đi trước đầu cơ mua đất và thổi giá tăng cao. Điều này khiến rất nhiều người cần mua đất ở thật sự bị vỡ trận" - anh T. cho hay.
Cũng theo anh T. đề xuất, các dự án đã được ký cam kết đầu tư, phân lô quy hoạch thì cần đóng vào tài khoản ngân hàng 10 đến 20% tổng mức đầu tư dự án. Thực hiện theo cam kết bao nhiêu năm không thực hiện thì toàn bộ số tiền cọc sẽ bị Nhà nước thu hồi. Từ đó, tạo cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế thật sự.
"Thực trạng chung ở TP Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung, nhiều dự án được quy hoạch từ 6 đến 10 năm qua vẫn chưa triển khai. Doanh nghiệp đang ôm đất của Nhà nước mà không chịu đầu tư, trong khi dân nghèo chật vật chạy đua với giá đất cao mà không thể có thửa đất để làm nhà" - anh T. cho biết thêm.
UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu sau khi tách, số thửa hình thành lớn hơn 3 thửa đất, có phát sinh thêm đường giao thông, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, người sử dụng đất phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
" alt=""/>Nhà đầu tư bám ‘ông lớn’ đẩy giá đất Nghệ An và Hà Tĩnh tăng phi mãNằm gục xuống giường sau khi nhận kết quả mình mắc bệnh suy thận cấp giai đoạn 2, đến bây giờ anh mới thấm thía biến chứng sau lần bán thận để lo tiền phẫu thuật cho con. “Lúc đấy tôi nghĩ quẩn, không bán thận thì cũng chẳng có tiền vì bao nhiêu chỗ vay mượn gia đình tôi đã vay hết rồi. Nếu không làm thế thì làm sao cứu nổi con cơ chứ”, anh Thành tâm sự.
Tai ương xảy đến với gia đình anh Thành kể từ năm 2014 khi cháu Huy mới được 4 tuổi. Thời điểm ấy, cháu đi học thường xuyên bị ngất rồi được đưa vào bệnh viện huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La). Qua kiểm tra, các bác sĩ nghi ngờ cháu mắc bệnh tim bẩm sinh, đề nghị gia đình đưa cháu ra Hà Nội nhằm có đủ các phương tiện, máy móc chẩn đoán chính xác hơn.
Anh Thành lặn lội đưa con đến bệnh viện Tim Hà Nội khám bệnh. Các kết quả xét nghiệm đều khẳng định cháu Huy mắc bệnh tim bẩm sinh, cụ thể là tắc ống động mạch tim và thông liên thất. Để giữ được mạng sống cho cháu, các bác sĩ khuyên anh Thành cần phải cho con làm phẫu thuật gấp.
Mặc dù có tiền bảo hiểm chi trả, song chi phí ngoài danh mục được thanh toán lên đến hơn 60 triệu đồng. Đối với một gia đình thuộc vùng cao, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thì số tiền ấy gần như chẳng thể xoay sở được. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ từ các nguồn lực xã hội, cháu Huy được làm phẫu thuật thành công.
![]() |
Sự sống của cháu Huy đang chờ vào ca phẫu thuật sắp tới |
Nhưng chỉ khoảng 3 năm sau, khi đang học lớp 2, cháu tiếp tục xuất hiện triệu chứng ngất như trước đây. Lần này, căn bệnh tim bẩm sinh có dấu hiệu tái phát. Nếu không phẫu thuật sớm, cậu bé có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Lần này, chi phí phẫu thuật lên đến 121 triệu đồng. Số tiền ấy đối với vợ chồng anh quá lớn, không có khả năng chi trả nổi. Đứng trước cơn bệnh hiểm nghèo của con, anh Thành đành phải bán đi một quả thận của mình để có đủ tiền trang trải chi phí phẫu thuật. Nhìn con được an lành sau ca phẫu thuật lần thứ 2, dù vẫn còn rất đau đớn song anh vẫn cảm thấy mãn nguyện vì đã giữ được tính mạng cho con.
Cần 50 triệu đồng cho lần mổ tim thứ tư
Đưa con trở về nhà sau những ngày tháng điều trị dài đằng đẵng ở Hà Nội, những tưởng mọi thứ tạm êm xuôi, đến tháng 11/2020, cháu Huy lại một lần nữa bị tái phát bệnh tim, phải mổ lần thứ 3. Anh Thành chạy vạy khắp nơi mới vay nổi 60 triệu đồng cùng một khoản tiền do các thầy cô giáo trường tiểu học Hương Nghịu giúp đỡ.
Lần này, ca phẫu thuật phức tạp hơn rất nhiều khi cháu chết lâm sàng trong 1 phút khiến các bác sĩ phải nỗ lực tìm mọi cách cấp cứu. Nhờ vậy, tính mạng đứa trẻ mới 11 tuổi ấy mới được giữ lại.
Nhưng vừa thoát khỏi cửa tử, tháng 1/2021, các bác sĩ phát hiện trong não cháu có một khối u ở tuyến yên. Quá bàng hoàng trước những căn bệnh nguy hiểm đến với con triền miên, có những lúc anh Thành chẳng muốn sống nữa.
Một lần nữa, anh lại chạy vạy khắp nơi để xoay sở số tiền lên đến 50 triệu đồng cho con mổ não. Tuy nhiên, sau ca mổ, cháu Huy gặp biến chứng nên bị mù mắt. Hàng ngày nằm trên giường bệnh, xung quanh là màn đêm đen đặc, đứa trẻ ấy không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến bạn bè đồng trang lứa được sống một cuộc sống bình thường, còn mình lại phải chịu đựng bệnh tật dày vò.
Tai ương vẫn chưa chịu buông tha cho gia đình anh Thành. Do mất đi một quả thận, đồng thời lao động quá nặng để kiếm tiền trả nợ, anh Thành gặp biến chứng gây ra chứng suy thận cấp giai đoạn 2. Mọi gánh nặng gia đình lại đẩy lên vai vợ anh với nghề phụ hồ.
![]() |
Tình cảnh của cháu Bùi Quang Huy lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Chưa hết, bệnh tim bẩm sinh của cháu Huy lại một lần nữa diễn biến phức tạp. Dự kiến chi phí phẫu thuật sắp tới hết hơn 50 triệu đồng. Số tiền ấy gia đình không thể lo được nữa vì tổng số nợ cũ hết gần 200 triệu đồng vẫn chưa trả hết.
Tính mạng cháu Huy giờ đây quá đỗi mong manh. Hai cha con anh chẳng còn bất cứ đồng nào để làm phẫu thuật nữa. Chỉ có một phép màu mới giúp cháu Huy thoát khỏi “tử thần” lúc này.
Nhắc đến gia đình em Huy, ông Lê Văn Hà - Bí thư kiêm trưởng bản Quyết Tiến (xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) cho biết: “Họ khó khăn lắm. Bản chúng tôi không có ruộng nước như các bản khác nên gia đình cháu không có đất để canh tác. Bố mẹ cháu phải đi làm xây kiếm sống qua ngày thôi. Nhà cháu trước đây vừa thoát khỏi hộ nghèo thì cháu Huy mắc bệnh mổ nhiều lần, gia đình giờ nợ chồng chất nhiều lắm”.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Tại cuộc họp, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ Trần Hồng Thắm cho biết: “Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới, có hơn 1.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ tại 27 hội đồng thi và những người này đã khai báo y tế trực tuyến. Đã bố trí phòng thi chính thức theo số lượng thí sinh đăng ký dự thi, mỗi điểm thi có thêm 2 phòng thi dự phòng phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Ngoài ra, yêu cầu tất cả các thí sinh dự thi phải khai báo y tế trực tuyến”.
![]() |
Bà Trần Hồng Thắm báo cáo tại cuộc họp |
Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ đặt câu hỏi: “Hội đồng ra đề thi, tình hình như thế nào?”.
Bà Thắm cho biết, Sở đã gửi báo cáo về UBND TP và tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch thường trực UBND TP, tới thời điểm này nhân sự bổ sung cho Hội đồng ra đề đã đảm bảo yêu cầu.
“Trước khi bổ sung nhân sự đã có cuộc họp để chốt phương án việc bổ sung, nên các yêu cầu đảm bảo cho việc này là được làm xong sau khi nhận được ý kiến thống nhất của Phó Chủ tịch thường trực UBND TP… Đảm bảo hết các phần, trong đó có phần ra đề”, bà Thắm nói.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT tại Cần Thơ năm học 2021 - 2022 dự kiến tổ chức thi vào các ngày 5, 6 và 7/6.
Trước đó, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ Võ Minh Lợi được Giám đốc Sở phân công làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, ông Lợi cho rằng, mình “không đủ khả năng nhận nhiệm vụ của Giám đốc Sở giao” nên viết đơn gửi UBND TP Cần Thơ xin nghỉ việc.
Ông Lợi nêu rằng, bản thân 3 năm qua đều phụ trách tiểu học, nay được phân công phụ trách Chủ tịch hội đồng ra đề thi của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sợ không làm tròn nhiệm vụ.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ nói, nếu đề thi có sai sót thì hậu quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành và cá nhân. Nếu đề thi không sai sót nhưng có dư luận bàn đề thi khó, đề thi dễ hay đề thi có phù hợp không và rất nhiều ý kiến khác. Khi đó ông sợ sẽ ảnh hưởng tới ngành giáo dục thành phố và cá nhân.
"Tôi lo nhất là ảnh hưởng tới uy tín của ngành”, ông Lợi nói.
Hoài Thanh
Chiều 29/5, ông Võ Minh Lợi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ đã chia sẻ với VietNamNet chuyện ông viết đơn xin nghỉ việc vì “không đủ khả năng nhận nhiệm vụ của Giám đốc Sở giao”.
" alt=""/>Cần Thơ bổ sung nhân sự ra đề thi lớp 10 sau khi Phó GĐ Sở GD