Đó là chiều ngày 20/8. Bệnh viện Chợ Rẫy báo với Bệnh viện Nhi đồng 2, có một cô gái trẻ, 25 tuổi, chết não và gia đình đồng ý hiến tạng cứu người. Quan trọng nhất là Bệnh viện Nhi đồng 2 có người nhận phù hợp.
Bệnh viện Nhi đồng 2 ngay lập tức kích hoạt báo động đỏ ngày cuối tuần, các khoa phòng nhanh chóng vào vị trí. 20h, mẹ con Tuấn có mặt để thực hiện các xét nghiệm. Đồng thời, bệnh viện huy động ngay nguồn tài trợ cộng đồng để hỗ trợ viện phí cho bệnh nhi.
Ngày hôm sau, kết quả xét nghiệm cho thấy sự thuận hợp giữa người hiến và nhận thận, ca phẫu thuật được thực hiện ngay trong chiều 21/8.
Đại đa số các ca ghép thận trẻ em trước đó thực hiện từ người cho sống (là cha mẹ, người thân của trẻ). Ê-kip có bức tranh rõ ràng thông qua thăm khám để nhận diện các hình ảnh mạch máu, phục vụ kiểm soát khi lấy và ghép thận.
Với ca ghép từ người chết não lần này, ê-kip mổ có sự tham gia của PGS.BS. Thái Minh Sâm, Bệnh viện Chợ Rẫy; bác sĩ Phan Tấn Đức và Khoa Ngoại niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2. Sau 3h15 phút, ca ghép thận hoàn thành. Tuấn có nước tiểu ngay trên phòng mổ, lượng ngày càng tăng dần.
Kết quả siêu âm ngay sau mổ cho thấy thận tưới máu tốt, thận ghép không ứ nước. Sau 2 tuần nằm viện, Tuấn hồi phục, xuất viện và bắt đầu một cuộc sống mới. Cuộc sống của em được viết lại nhờ cuộc đời của một cô gái xa lạ.
“Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn và lòng biết ơn chân thành”, mẹ Tuấn nói.
Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho hay, đây là ca ghép thận trẻ em thứ 23 của bệnh viện và là ca thứ 2 ghép từ người cho chết não. Ca ghép từ người cho chết não lần đầu tiên thực hiện vào năm 2018. Thận được điều phối từ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) vào TP.HCM.
“Do quãng đường dài, thời gian vận chuyển kéo dài, thận ghép bị thiếu máu quá lâu, dẫn đến ca đầu tiên bị nhiễm trùng. Lần này, thận được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy sang nên rất thuận lợi”, bác sĩ Tùng nói.
Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM hiện là cơ sở duy nhất ở phía Nam thực hiện ghép tạng cho trẻ em, bắt đầu từ năm 2004. Tuy nhiên, đến nay số trẻ được ghép tạng rất hạn chế, không tương xứng với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân quan trọng nhất là nguồn hiến ít, chủ yếu từ người cho sống là cha mẹ của trẻ.
Hiện nay, Luật hiến tạng tại Việt Nam chưa cho phép trẻ em dưới 18 tuổi chết não được hiến tạng.
Tiến sĩ, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy nhớ lại hôm ấy, sau khi người hiến tạng được tẩm liệm, chuẩn bị về quê nhà, điện thoại chị vang lên: "Chị Thu ơi, tim bệnh nhân nhận tạng đập rồi".
" alt=""/>Cô gái trẻ hiến thận cứu sống cậu bé 15 tuổi dù chưa từng gặp mặt“Cô giỏi lắm, cô mang chuyện nhà đi nói với cả họ nhà cô. Rồi mẹ cô gọi điện lên, dằn mặt mẹ tôi, nói mẹ tôi xấu tính, đi nói xấu con dâu. Giờ thì đẹp mặt rồi”, chồng tôi hùng hổ.
Tháng trước, con ốm, tôi nhờ mẹ chồng ở quê lên Hà Nội trông con giúp, không ngờ cả bố và mẹ chồng đều lên. Tôi mời ông bà ở lại nhà chơi 1-2 tháng. Ông bà cũng đồng ý. Không yên tâm bố mẹ già, con nhỏ ở nhà nên tôi lắp camera để tiện quan sát.
Hôm ấy, lúc đi làm, tôi mở camera xem con ở nhà với bà nội có ngoan không thì tình cờ nghe được cuộc điện thoại của mẹ chồng nói với chị chồng. Hai người đang chuyện trò rất vui vẻ, thì đột nhiên quay sang nói xấu tôi thậm tệ.
Mẹ chồng chê tôi ở bẩn, không gấp chăn màn khi ngủ dậy. Mẹ càu nhàu tôi không biết nấu nướng, đồ ăn không hợp khẩu vị mẹ, lại không biết chăm con. Mẹ chồng cũng khó chịu khi thấy con trai mẹ phải rửa bát.
Mẹ chỉ trích tôi không biết chiều, quan tâm chồng, việc nhà đổ lên đầu chồng. Rồi mẹ còn bảo tôi lấy được con trai mẹ là may mắn. Phần lớn tiền mua chung cư, vợ chồng tôi phải nai lưng kiếm, nhưng với mẹ đó là công sức của riêng chồng tôi.
Mẹ chồng biết rõ, mua được căn nhà này bố mẹ tôi cũng cho khá nhiều. Trong khi nhà chồng chỉ cho chúng tôi vay 300 triệu và còn lấy lãi hàng tháng.
Tôi mang chuyện kể hết với mẹ đẻ vì thực sự quá sốc. Nghe xong, mẹ đẻ tôi không chấp nhận con gái bị chèn ép, càng không chấp nhận thông gia nói xấu con gái mình, nên gọi điện nói chuyện với mẹ chồng tôi.
Thật tâm, tôi cũng không nghĩ mẹ đẻ lại thẳng tính thế. Tôi tâm sự với mẹ chỉ muốn được giải tỏa bức xúc trong lòng và nghe lời khuyên từ mẹ. Vì chuyện đó, chồng nói tôi không ra gì. Anh bảo tôi bêu xấu gia đình anh, làm xấu mặt mẹ anh.
Mẹ chồng, bố chồng và cả chị chồng cũng xúm vào nói tôi là đứa không biết điều. Cuộc sống trong nhà bỗng trở nên vô cùng căng thẳng. Chồng đứng về phía bố mẹ anh, trong khi tôi chẳng làm gì sai cả.
Bố mẹ anh cần mặt mũi, còn mặt mũi của tôi thì họ để đâu? Từ ngày bố mẹ chồng lên, tôi chu đáo tiếp đón, lo ăn uống đàng hoàng, còn biếu thêm tiền để bà ở nhà chủ động ăn uống, chi tiêu. Tôi đâu có soi mói bố mẹ ở nhà tôi thế nào.
Biết con gái bị nhà chồng mắng mỏ, mẹ đẻ lên tận nhà tôi để giải quyết mọi chuyện. Hai bên thông gia lời qua tiếng lại, không ai chịu ai. Chuyện bé lại thành ra quá lớn làm tôi khổ sở bao ngày.
Tự nhiên thông gia không nhìn mặt nhau. Bố mẹ chồng bỏ về quê, còn nói sẽ không đến nhà tôi chơi nữa. Vợ chồng tôi, mỗi người một giường, không ai nói với ai câu nào. Con nghỉ hè, tôi phải mang đi gửi bán trú.
Suốt nhiều ngày, vợ chồng tôi chiến tranh lạnh. Nhiều đêm tôi chỉ biết ôm con khóc vì cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hiện tại. Tôi cũng từng có ý định làm lành, xin lỗi chồng nhưng nghĩ lại, tôi đã làm gì sai?
Độc giả Anh Nhi