Dư luận đang có tranh luận về dự thảo Luật An ninh mạng (ANM) do Bộ Công an soạn thảo. Ở đây, tôi xin không tranh luận các khía cạnh pháp lý của vấn đề mà xin chia sẻ dưới góc độ chuyên môn về An ninh mạng hay An toàn thông tin mạng.
Cân nhắc lợi ích kinh tế
Trong dự thảo luật ANM, có những điều kiện đặt ra khiến các “ông lớn” trên môi trường mạng internet có thể sẽ cân nhắc rời khỏi Việt Nam. Theo tôi cần cân nhắc thêm về tính lợi hại của đề xuất trong dự luật.
Cụ thể, tại mục 4 điều 34 dự luật ANM đề xuất: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo mật thông tin người dùng và thông tin tài khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.”
Hiện nay các công ty như Google, Facebook, Microsoft đang cung cấp các dịch vụ Gmail, Drive, Google Plus, Youtube (Google), Facebook, Messenger (Facebook) Yahoo mail (Yahoo) , Skype (Microsoft), Viber (Rakuten) xuyên biên giới nghĩa là cung cấp dich vụ trên nền tảng đám mây (cloud) và vị trí máy chủ (server) không được xác định cụ thể với người dùng.
Những người sử dụng ở Việt Nam có thể dùng cách dịch vụ trên với máy chủ đặt ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á. Tuy nhiên, các nhà cung cấp thường triển khai hệ thống máy chủ gần với người sử dụng. Chúng ta truy cập dịch vụ này với các máy chủ đặt khu vực lân cận như (Singapore, Hồng Kong). Google cũng đã thiết lập một số máy chủ ở Việt Nam.
Vì vậy theo dự thảo luật ANM thì các nhà cung cấp dịch vụ cần phải đầu tư hệ thống máy chủ khổng lồ tại Việt Nam mới có thể được kinh doanh. Điều này sẽ khiến họ phải cân nhắc: có hay không tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam!
Như chúng ta đã biết, Facebook, Google bị cấm ở Trung Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Tuy nhiên hiện nay, Facebook đang tìm cách quay trở lại thị trường đông dân nhất thế giới và khả năng thỏa hiệp với các điều kiện của chính phủ Trung quốc. Đây là vấn đề kinh tế chứ không phải vấn đề chính trị.
Trong khi đó, theo công bố của Facebook và được We Are Social tổng hợp, đến tháng 7.2017, số tài khoản Facebook tại Việt Nam đạt 64 triệu, chiếm 3% trên tổng số hai tỷ thành viên trên Facebook, đứng hàng thứ 7 trên thế giới.
Vì thế, ở góc độ kinh doanh Facebook cũng sẽ cân nhắc việc có tuân thủ luật ANM không nếu dự thảo luật này được áp dụng vào thực tế. Tôi cho rằng Facebook vẫn sẽ tuân thủ luật ANM Việt Nam dựa trên các quyền lợi kinh tế của họ.
![]() |
Vả lại, xét trên phương diện người sử dụng bình thường, việc các nhà cung cấp lắp đặt hệ thống máy chủ với số lượng lớn ở VN thì người dùng sẽ được lợi khi tốc độ truy cập nhanh hơn. Bởi chúng ta truy cập dịch vụ tại địa phương và không phải qua cổng quốc tế phụ thuộc cáp quang biển thường xuyên có sự cố. Đồng thời, các hiện tượng fake new, vụ khống, bịa đặt trên mạng xã hội cũng sẽ giảm.
" alt=""/>Facebook, Google tuân thủ quy định đặt máy chủ, tại sao không?Được biết, Glasgow không phải sân bay đầu tiên trên thế giới sử dụng robot giải trí dạng này. Trước đó, sân bay Geneva có robot Leo, còn Amsterdam có Spender.
Robot Gladys tại sân bay Glasgow có thể hát và nhảy theo nhạc nhiều bài hát thông dụng, trong đó có bài hát về chủ đề giáng sinh – "Ông già Tuyết xuống phố" (Santa Claus is Coming to Town).
Gladys cũng có thể kể chuyện và mức độ tương tác với hành khách sẽ được sân bay the dõi để cải thiện tốt hơn chất lượng phục vụ.
Glasgow là một trong số những sân bay hi-tech nhất thế giới. Năm ngoái, sân bay này đã cho lắp đặt các quầy thực tế ảo Hologram, đồng thời triển khai các trợ lý ảo tư vấn cho hành khách.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Sân bay Anh dùng robot biết đi để giải trí cho kháchMột trong những tính năng gây tranh cãi nhất của iOS 11 kể từ khi được Apple phát hành là một công cụ có tên Core ML. Nó cho phép nhà phát triển dễ dàng tích hợp thuật toán machine learning (có thể hiểu là thuật toán giúp ứng dụng học tập thói quen sử dụng của người dùng) được lập trình sẵn của mình vào ứng dụng, từ đó giúp ứng dụng có thể lập tức cá nhân hóa bản thân sao cho phù hợp với nhu cầu của từng người dùng. Khỏi cần nói, đây là con dao hai lưỡi, khi khả năng tự động cá nhân hóa bản thân đi kèm với việc ứng dụng sẽ truy cập nhiều hơn vào dữ liệu riêng tư của chủ thiết bị. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu đã bày tỏ lo ngại rằng Core ML có thể thu thập nhiều thông tin hơn những gì nó cần, cũng như nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ.
Chức năng chính của Core ML là tăng tốc một số tác vụ như nhận diện ảnh và nhận diện khuôn mặt (trùng hợp làm sao khi iPhone X lại có mở khóa bằng khuôn mặt), xử lý ngôn ngữ tự nhiên và xác định vật thể, cùng với đó là hỗ trợ sâu cho nhiều công cụ machine learning khác như mạng lưới thần kinh nhân tạo và cấu trúc cây quyết định. Đối với ứng dụng iOS, những ứng dụng nào sử dụng Core ML sẽ xin cấp quyền truy cập dữ liệu như lịch hay microphone. Nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo không loại trừ trường hợp một ứng dụng bất kỳ có thể bí mật sử dụng Core ML để đưa ra kết luận về người dùng cho mục đích mật.
“Vấn đề cốt lõi của Core ML từ góc nhìn bảo mật đó là nó khiến quá trình kiểm duyệt ứng dụng trên App Store trở nên khó khăn hơn bao giờ hết đối với những ứng dụng thường không tận dụng Core ML.Hầu hết những cấu trúc machine learning đều được viết dưới dạng con người không hiểu được, càng không thể kiểm tra kỹ càng các lỗi hay tính năng ẩn. Chẳng hạn, quá trình kiểm duyệt một ứng dụng không thể cho biết được liệu một model Core ML có vô tình hay cố ý ăn trộm dữ liệu nhảy cảm hay không”, bà Suman Jana, một nhà nghiên cứu bảo mật và riêng tư tại Đại học Columbia cho biết.
" alt=""/>Nền tảng hỗ trợ machine learning mới của Apple có thể ăn trộm dữ liệu người dùng?