Tùy bút ẩm thực là thể loại không nhiều người viết, nhưng Di Li tự nhận mình là một người đam mê văn hóa ẩm thực. Chị cho rằng, ẩm thực không chỉ là ăn uống mà còn là hồn cốt, văn hóa của mỗi dân tộc. Phong cách ẩm thực luôn gắn liền với thổ nhưỡng, địa lý, tôn giáo và tính cách dân tộc nên thông qua ẩm thực, người ta có thể đọc ra được nhiều mã số văn hóa và lịch sử của dân tộc ấy.
Vẫn với phong cách hài hước quen thuộc, đôi khi chứa đựng cả sự da diết và nâng niu đối với hồi ức qua từng món ăn của Di Li, cuốn Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa là 53 câu chuyện về những món ăn ở khắp các vùng miền. Ẩm thực Huế, Sài Gòn, Hội An, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Pleiku, Châu Đốc, Phú Quốc, Đồng Tháp, Hải Phòng… hiện lên quen thuộc và lạ lẫm. Tác giả cũng dành một tình yêu lớn cho ẩm thực Hà Nội với năm câu chuyện về phở mà chị gọi là “Mùi xứ sở”.
Còn cuốn Nửa vòng Trái đất uống một ly trà trái lại là một cuộc phiêu lưu khác trong thế giới ẩm thực. Đó là những sinh vật kỳ dị trong khay hải sản ở Busan, lịch sử 1.200 năm không ăn thịt của người Nhật, những người cuồng ớt ở Tứ Xuyên, sở thích ăn côn trùng của người Campuchia, những bữa “ăn chùa” trên con đường theo dấu chân Phật… 54 câu chuyện ẩm thực đa dạng sắc màu văn hóa sẽ đưa độc giả tham dự những bữa tiệc kỳ lạ vòng quanh thế giới từ Á sang Âu, Phi.
![]() |
"Trong những giấc mộng đầy thèm khát và tràn ngập đồ ăn thức uống, tôi tỉnh thức, tôi u mê và lú lẫn giữa thực và ảo, giữa quá khứ và hiện thực nên đã cho ra đời 2 cuốn sách này", nhà văn Di Li chia sẻ. |
Đặc biệt, trong cuốn sách còn giới thiệu tương đối đầy đủ về văn hóa trà thế giới: Trà đỏ Thổ Nhĩ Kỳ, trà sữa đất nung Ấn Độ, trà đen Sri Lanka, trà nhuộm màu Thái Lan, trà đạo Nhật Bản, trà bơ Tây Tạng...
Nhà văn Di Li chia sẻ: "Trên đời này, tôi chưa thấy ai háo hức với ẩm thực và ăn khỏe như mình, nên việc vật lộn với sự lựa chọn giữa đồ ăn ngon và trọng lượng luôn phải đạt ở mức 50kg là một nỗi trăn trở, dằn vặt, day dứt, tiếc nuối, ân hận, đọa đày và ám ảnh khôn nguôi.
Trong những giấc mộng đầy thèm khát và tràn ngập đồ ăn thức uống, tôi tỉnh thức, tôi u mê và lú lẫn giữa thực và ảo, giữa quá khứ và hiện thực nên đã cho ra đời 2 cuốn sách này với 107 câu chuyện ẩm thực. Người thất tình viết chuyện tình nó điên cuồng như nào thì người nhịn ăn viết sách ẩm thực cũng cuồng điên như vậy".
"Tôi cho rằng, mình đang sở hữu một vị giác có trí nhớ siêu việt. Nó lưu giữ hồi ức về những món ăn chỉ một lần duy nhất thậm chí cách đây ba chục năm, nhưng vẫn cứ như vừa được ăn sáng nay. Vì thế những câu chuyện này có một ít được viết rải rác, còn phần lớn mình viết lại theo ký ức...", nhà văn Di Li chia sẻ.
Nhận xét về bộ sách của Di Li, nhà thơ Đỗ Trung Lai cho rằng: "Chỉ cần qua dăm trang sách, Di Li đưa người ta từ Việt sang Nhật, từ Osaka tới Kobe, từ ngoài mưa vào trong bếp, cho người ta biết lịch sử ăn thịt của người Nhật và khoa học hóa tuổi thọ của họ, thỏa mãn trí tò mò của người đọc... Đúng là văn du ký của một người chuyên viết truyện trinh thám!".
Tình Lê
Di Li là một trong số không nhiều người Việt đã may mắn được đặt chân lên sa mạc lớn nhất thế giới và chị đã mang Sahara vào trong cuốn du ký mới nhất của mình, mang tên “Bình minh ở Sahara”.
" alt=""/>Nhà văn Di Li ra sách ẩm thực vì...ham ănMới đây, tài khoản Facebook Huấn Hoa Hồng thông báo bán hai cuốn sách “Đệ nhất kiếm tiền” và “Bí kíp kinh doanh online”. 2 cuốn sách được quảng bá là “bao tâm huyết của Huấn… để giúp toàn thể những người kinh doanh trong và ngoài nước thành công”, bán với giá 799.000 đồng.
![]() |
Huấn "hoa hồng" giới thiệu hai "cuốn sách" dạy làm giàu trên Facebook. |
Một số nghi vấn đặt ra đây có phải sách thật hay không, bởi trên bìa ghi tên "Nhà xuất bản SG". Trong số các nhà xuất bản hiện nay, không có tên "Nhà xuất bản SG".
Thứ nữa, 2 cuốn sách có rất nhiều lỗi chính tả, câu cú không theo một quy chuẩn nào. "Cứ thích là viết tắt, thích là viết hoa, không theo một trình tự nhất định nào hệt như ngôn ngữ lớp trẻ hay dùng trên mạng", một bạn đọc phản ánh.
Nhiều người đọc cho biết, viết theo kiểu kể về kinh nghiệm bán hàng onine của nhân vật, không theo một trình tự hành văn nào. Đặc biệt, sách có nhiều nội dung khó tin.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ, Cục đã nắm được việc này và đang tiến hành xử lý để làm rõ.
Lãnh đạo Cục Xuất bản cho biết đơn vị sẽ phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông địa phương tìm hiểu về việc sao in, phát tán qua mạng với hai sản phẩm trên, từ đó đưa ra phương thức xử lý phù hợp.
"Tôi sẽ cho người kiểm tra lại trên hệ thống đăng ký xuất bản để xem tên sách có trên hệ thống xuất bản chính thống không. Tuy nhiên, nhìn những thông tin ban đầu về cuốn sách tôi cho rằng có thể đây là sách lậu, vì hiện nay không có Nhà xuất bản nào có tên là Nhà xuất bản SG. Ngày trước có Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn nhưng hiện nay cơ quan này đã sát nhập với NXB văn hóa văn nghệ thành Nhà xuất bản văn hóa văn nghệ TP.HCM", Cục trưởng Nguyễn Nguyên chia sẻ.
![]() |
Cuốn sách sai nhiều lỗi chính tả. |
Huấn Hoa Hồng - tên thật là Bùi Xuân Huấn, sinh năm 1984, tại Yên Bái. Bùi Xuân Huấn từng bị bắt và có xét nghiệm dương tính với ma túy nên đã được đưa đi cai nghiện bắt buộc.
Năm 2015, Huấn Hoa Hồng nổi lên như một hiện tượng mạng sau khi đăng những video ăn chơi hàng ngày, những clip hài hước tự thực hiện và bán hàng online, livestreams trên facebook.
Tình Lê
Cuốn sách “Xoay tư duy, chuyển cuộc đời” là những lời khuyên hữu ích, giúp chúng ta nhớ rằng từng ngày đều thật quý giá và phải sống mỗi ngày sao cho xứng đáng.
" alt=""/>Cục xuất bản làm rõ sách lậu của Huấn 'hoa hồng'Câu chuyện gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.
Cô gái có biệt danh là Xiaoning, 24 tuổi, mới có mối tình đầu với một thầy giáo dạy toán ở trường trung học.
Xiaoning định giấu bố chuyện tình cảm nhưng một người cô đã nói với ông sau khi thấy ảnh Xiaoning cùng bạn trai trên mạng xã hội.
"Con thật thiếu suy nghĩ. Hãy chia tay với cậu ta đi", ông bố giận dữ gọi ngay cho con sau khi biết chuyện.
Sau đó, ông liên tục nhắn tin qua WeChat thuyết phục cô chấm dứt mối quan hệ. "Con đúng là ngốc, con đang tự đánh mất chính mình. Hãy dừng mối quan hệ với người đàn ông này và quay trở lại việc học hành", ông viết.
Khác với trước đây, lần này, Xiaoning không nghe lời bố. Cô đấu tranh, không chịu lùi bước trước sự tức giận của bố.
"Con thấy rằng mình đã trưởng thành và có chính kiến riêng. Bố yêu quý của con, đừng kiểm soát cuộc đời con nữa. Con tin rằng đã đến lúc bố cần học cách buông tay", cô nói.
Tuy nhiên, người bố độc đoán không dừng lại, ông tiếp tục chỉ trích Xiaoning và cho rằng đó chỉ là tình yêu trẻ con, cô cần tập trung học hành.
"Con có thể làm tốt hơn. Bố nghĩ con sẽ hạnh phúc hơn bố, cả về hôn nhân lẫn cuộc đời", ông nói.
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc để lại nhiều bình luận bày tỏ sự bất bình với người bố. "Làm sao ông ấy có thể nói đó là tình yêu trẻ con khi cô gái đã 24 tuổi"; "Xiaoning nên hỏi bố xem ông ấy có mối tình đầu năm bao nhiêu tuổi",... người dùng mạng viết.
Cũng vì nhiều phụ huynh quá nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con nên giới trẻ Trung Quốc luôn tìm cách che giấu mối quan hệ với gia đình. Họ sợ khi nói ra quá sớm sẽ bị cha mẹ ngăn cản, phản đối. Nếu nghe lời cha mẹ thì mất tình yêu, nếu chống đối thì bị cho là đứa con hư.
Chen Xiao, 21 tuổi, nhưng mẹ luôn nhắc nhở phải về nhà sớm khi trời tối vì "ở ngoài không an toàn đâu".
Cô nói dối mẹ đi tham dự bữa tiệc cùng một số bạn gái nhưng thực ra là có hẹn với bạn trai. Cô có 3 người bạn gái và họ là đồng minh bí mật, giúp cô trong những lần giấu bố mẹ đi chơi.
Bạn trai của Chen, Zhang Yi, hơn cô một tuổi và học cùng trường đại học ở Bắc Kinh. Mối quan hệ yêu đương của họ đã được 2 năm, bạn bè biết, giáo viên biết nhưng đó vẫn là bí mật giữa cô và gia đình.
"Tôi giữ bí mật vì không muốn bố mẹ biết. Họ chỉ làm cho mọi thứ phức tạp. Tôi muốn làm chủ mối quan hệ của mình. Cha mẹ yêu tôi nhiều đến mức họ cố gắng bảo vệ tôi theo cách không thể chấp nhận được", cô nói.