"Thiên Hạ Đệ Nhất Bang" vẫn ở lại miền Bắc
Chặng đường gian nan
Sự kém may mắn ở các mùa giải THĐNB trước khiến ít ai biết rằng, Nam Giang là một trong những cụm máy chủ lâu đời nhất của miền Bắc. Bước vào mùa giải THĐNB5 năm nay, bang hội Ngọa Hổ liên minh với những bang phái khác với một quyết tâm sẽ làm nên kỳ tích để đem chiếc cúp vô địch về cho server của mình.
![]() |
Đại diện VinaGame trao giải thưởng cho Nam Giang |
Để trở thành nhà vô địch của THĐNB5, Nam Giang đã phải vượt qua hơn tám đối thủ “nặng ký” khác. Ngay từ những trận từ vòng loại 1/16 đã không hề dễ dàng nên những trận chiến ở vòng tứ kết, bán kết và chung kết càng cam go hơn nữa.
Anh Dương, một thành viên nòng cốt trong bang Ngọa Hổ tâm sự: “Hầu như trong những trận đấu với các server khác, chúng tôi đều bị dẫn điểm trước…”
" alt=""/>Nam Giang “vượt vũ môn” thành công* Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin gửi đến thầy/cô lời cảm ơn chân thành. Kính chúc thầy/cô luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc để luôn mang đến cho chúng em ngày càng nhiều bài học hay và bổ ích.
* Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy/cô vì tất cả những gì đã làm cho chúng em. Thầy/cô không chỉ dạy học, định hướng nghề nghiệp mà còn là người giúp chúng em trở nên tốt đẹp hơn. Chúc thầy/cô mạnh khỏe, vui vẻ và công tác tốt.
*Xin chân thành cảm ơn cô, người đã dạy cho con những nét chữ đầu tiên. Những lời dạy của cô ngày đó con vẫn luôn ghi nhớ. Nhân ngày 20/11, con xin kính chúc cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
* Hành trình học tập của con người không dừng lại ở năm lớp 12, kết thúc đại học, hay cao học, mà là cả đời. Con hiểu rằng, cuộc đời nhiều sóng gió, mỗi bước đường con đi, không thể thiếu sự chỉ bảo, quan tâm của những người thầy. Nhân ngày 20/11, con xin gửi đến thầy/cô những lời chúc tốt đẹp nhất.
* "Nghĩa thầy cô như nước biển khơi/Công mẹ cha con luôn tạc dạ/Ơn thầy cô con mãi ghi lòng”. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con xin kính chúc thầy cô mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người.
* Bài giảng của thầy/cô luôn phong phú nhiều màu sắc, mỗi chương mỗi tiết đều tựa như mở ra một cửa sổ trước mắt, khiến em thấy một thế giới rực rỡ sắc màu. Hàng nghìn ngày tìm tòi nghiên cứu, chưa bằng một ngày học hỏi từ người thầy giỏi. Nhân ngày 20/11 em xin được gửi lời cảm ơn chân thành.
*Vào dịp này, em lại nhớ những ngày còn được cô giảng dạy. Cô như người mẹ thứ hai của em, giúp trưởng thành những lúc khó khăn. Nhân ngày 20/11, em chúc cô luôn gặp những điều tuyệt vời nhất.
*Cô đã cống hiến cả tâm huyết và tấm lòng chân thành cho trẻ thơ, cho sự nghiệp. Cô ơi, cô chính là "người mẹ" tốt nhất trên thế gian này.
* Em không là học trò xuất sắc nhất của Thầy, nhưng Thầy là người mà em yêu quý nhất. Trong ngày lễ này, em gửi tới Thầy tấm lòng tôn kính của em.
* Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam, chúc tất cả các thầy cô giáo trên mọi miền đất nước sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Riêng chúc thầy cô đang đọc tin nhắn này ngày nhà giáo thật vui, thật thành công, mọi lời chúc tốt đẹp nhất. Và kính chúc các thầy cô cố gắng hết mình cho thế hệ trẻ hôm nay.
* Nghề giáo bao đời nay luôn được xem là nghề cao quý, nghề “trồng người”. Người thầy, dù ở đâu cũng là những người được kính trọng nhất. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến thầy cô.
* Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam, với tất cả tấm chân tình mà con muốn gửi đến thầy cô, chúc cho tất cả thầy cô luôn vui vẻ tràn ngập niềm tin trong cuộc sống, ngày nào cũng luôn gặp may mắn, và thành công trên con đường dạy học của mình.
* Dành tặng những tình cảm sâu sắc và tôn kính nhất đến các thầy cô giáo trong ngày 20/11. Em cũng xin gửi lời chúc mừng đến các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và công tác tốt.
* Nhân ngày 20/11, em xin được chúc cô những gì tốt đẹp nhất. Chúc cô luôn trẻ trung, xinh đẹp để mãi là người thầy, người chỉ đường gần gũi và yêu thương nhất đối với mọi học sinh. Mong cô luôn nhớ tới em.
*Cảm ơn thầy/cô vì đã luôn là người động viên và dạy dỗ con trong khoảng thời gian học tập. Chúc mừng thầy/cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Con xin gửi đến thầy/cô những lời tri ân tốt đẹp nhất và chúc các thầy/cô thật mạnh khỏe.
* Vào ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hàng năm trong cả nước, từ những em nhỏ chập chững lớp một, lớp hai đến những người cao tuổi. Trong lòng rất hân hoan chào đón và dâng tặng những lời chúc, những đóa hoa tươi thắm gửi tới thầy cô suốt cuộc đời cống hiến đưa nền giáo dục nước nhà ngang bằng và sánh vai những nước phát triển.
* Ngày 20/11 là một ngày thật sự ý nghĩa. Càng trưởng thành em lại càng thấy thấm thía những gì thầy cô đã chỉ dạy! Nhân ngày 20/11, em xin chúc các thầy các cô sức khỏe, luôn tràn đầy nồng nàn nhiệt huyết với sự nghiệp.
* Con luôn cảm thấy bản thân may mắn vì được là học trò của cô. Cảm ơn cô vì không chỉ mang đến cho chúng con những bài học hay, mà còn là sự chăm sóc, dạy dỗ như người mẹ. Con xin lỗi vì đôi lúc đã khiến cô phải phiền lòng. Nhân ngày 20/11, con chúc cô luôn thật nhiều sức khỏe, luôn tràn đầy nhiệt huyết.
*Tình thầy trò là vô tận nên lời cảm ơn và lòng biết ơn hôm nay của con chẳng đủ để bày tỏ sự tri ân. Con chỉ mong rằng thầy sẽ mãi luôn khỏe mạnh để đồng hành cùng con trên hành trình khám phá tri thức trong thời gian tới.
*Những lời dạy của thầy/cô luôn khắc sâu trong tâm trí chúng em. Em xin chúc thầy/cô một ngày Nhà giáo thật nhiều niềm vui.
Tổng hợp
" alt=""/>Lời chúc 20/11 cho thầy cô giáo ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 2023Về điều này, Bộ GD-ĐT cho hay, giáo viên mầm non thực hiện việc việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.
Lao động của người giáo viên mầm non có những đặc thù riêng biệt, mang trách nhiệm của người thiết kế và tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đặt nền móng vững chắc để hình thành và phát triển nhân cách cho con người sau này.
Bên cạnh đó, đối tượng mà giáo dục mầm non hướng tới là trẻ nhỏ, lứa tuổi còn rất non nớt và đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ nhanh. Vì vậy, giáo viên mầm non chịu nhiều khó khăn, áp lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo Bộ GD-ĐT, bộ luật Lao động đã quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu; những người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định.
Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã nhận được ý kiến của nhiều địa phương, của cử tri cũng như đại biểu Quốc hội đề nghị giáo viên mầm non cần được nghỉ hưu sớm hơn quy định hiện nay do đặc thù nghề nghiệp.
Năm 2020, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy. Kết quả, có tới 96% người chọn tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, chỉ có 4% chọn tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi. Như vậy, việc đề xuất cho giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm là xuất phát từ nhu cầu chính đáng của giáo viên mầm non, nhu cầu được nghỉ ngơi sau nhiều năm cống hiến cho giáo dục mầm non.
Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu, xây dựng thông tư ban hành Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trên cơ sở đặc thù của ngành học mầm non, Bộ GD-ĐT đã có ý kiến đề nghị Bộ LĐ-TB&XH bổ sung vào danh mục đối với giáo viên mầm non.
Nếu được bổ sung vào danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có căn cứ để đề xuất tuổi nghỉ hưu sớm đối với giáo viên mầm non.
Một số ý kiến đề nghị có chế độ trông trưa; làm việc ngoài giờ; hỗ trợ giáo viên mầm non dạy điểm trường lẻ, dạy tăng cường tiếng Việt.
Về nội dung này, Bộ GD-ĐT cho hay, hiện tại, chế độ làm việc của giáo viên mầm non thực hiện theo quy định tại Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, đối
với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
Bên cạnh đó, chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non (Điều 7). Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Nghị định 105/2020/NĐ-CP cũng quy định về việc hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn.
Theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, đối với đơn vị đang thiếu số lượng giáo viên theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền hoặc đơn vị có giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí giáo viên khác dạy thay thì thời gian giáo viên mầm non dạy thêm giờ so với định mức quy định được tính để thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.
Ngoài ra, nhiều địa phương đã ban hành chính sách đặc thù riêng hỗ trợ thêm cho giáo viên mầm non để giúp giáo viên có mức thu nhập tương xứng hơn với thời gian lao động thực tế. Đồng thời, ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, việc xã hội hóa giáo dục mầm non đã được triển khai trên cơ sở thỏa thuận với cha, mẹ trẻ để chi trả tiền ăn bán trú, giữ trẻ ngày Thứ Bảy, học ngoài giờ chính khóa…
Bộ GD-ĐT cho biết, hiện, Bộ đang nghiên cứu, điều chỉnh Chương trình giáo dục mầm non. Sau khi Chương trình giáo dục mầm non được điều chỉnh và ban hành chính thức, Bộ sẽ có những đánh giá tổng thể để có những đề xuất, điều chỉnh các quy định về chế độ, chính sách có liên quan đến giáo viên mầm non để bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ.
Trước mắt, Bộ GD-ĐT đề nghị giáo viên có kiến nghị trực tiếp với địa phương để có thêm chính sách đặc thù hỗ trợ cho giáo viên mầm non.
Trao đổi với VietNamNetsáng 2/10, ông Phùng Đức Ánh, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất (huyện Thạch Thất, Hà Nội), xác nhận sự việc xảy ra tại trường.
“Nhà trường đã nắm bắt được thông tin sự việc và đang phối hợp với Công an huyện Thạch Thất để xác minh, làm rõ sự việc”, ông Ánh cho hay.
Ông Ánh thông tin thêm thầy giáo đã có những hành động, lời nói, cử chỉ không chuẩn mực trong ngành sư phạm, không đúng đạo đức nhà giáo.
“Hành xử của thầy như thế là không đúng, chưa nói trên lớp, trên bục giảng”, ông Ánh khẳng định.
Nhà trường cũng đã tiến hành lấy tường trình của thầy giáo và học sinh bị xúc phạm. Theo ông Ánh, sự việc xảy ra vào tiết 3 (môn Tiếng Anh) thứ Sáu, ngày 29/9 của lớp 10.
Thầy giáo trong đoạn clip là N.T.T, giáo viên Tiếng Anh của trường. Thầy T. mới về Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất được 2 năm, nhưng công tác trong ngành đã nhiều năm.
Theo ông Ánh, thầy T. là giáo viên vững về chuyên môn và trước đây chưa từng vi phạm quy định hay bị kỷ luật. Tuy nhiên, thầy giáo có nhược điểm là khá nóng tính và hiệu trưởng đã trực tiếp trao đổi, nhắc nhở.
“Chỉ vì một phút thầy mất bình tĩnh dẫn đến việc không hay. Sau khi clip được chia sẻ, nhà trường đã yêu cầu thầy T. và giáo viên chủ nhiệm viết tường trình”, thầy Ánh cho hay.
Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất cũng đã gặp gỡ phụ huynh, học sinh để động viên, trấn an tinh thần, kết hợp cùng giải quyết sự việc.
Ông Ánh cho biết, cơ quan công an đang điều tra làm rõ vụ việc. Căn cứ vào biên bản kết luận của cơ quan công an, nhà trường sẽ đưa ra hướng giải quyết theo thẩm quyền.
“Quan điểm của chúng tôi là không dung túng, bao che, bởi môi trường giáo dục phải trong sạch, lành mạnh, tạo sự yên tâm cho các phụ huynh”, ông Ánh nói.
Cách đây ít ngày, sự việc cô giáo N.T.P, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D4, phụ trách môn Giáo dục công dân tại Trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), đuổi học sinh ra khỏi lớp cũng khiến dư luận xôn xao. Nữ sinh này sau đó đã quỳ khóc trước hành lang cửa lớp học. Sở GD-ĐT Hà Nội sau đó cũng đã phải gửi công văn “khẩn” chỉ đạo xử lý.