Chỉ số tăng nhưng thanh khoản mất hút trên thị trường sáng nay (Ảnh: Hải Long).
HNX có 11,1 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 170,12 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 16,39 triệu cổ phiếu tương ứng 191,37 tỷ đồng. Trong khi đó, HNX-Index nhích nhẹ 0,01% và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm tương ứng 0,19%.
Có tới 833 mã cổ phiếu không phát sinh giao dịch nào sáng nay. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng giá với 321 mã tăng và 282 mã giảm.
Chỉ có 2 mã cổ phiếu được giao dịch trên 10 triệu cổ phiếu trong phiên sáng là VHM và HNG. VHM khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị trong khi HNG khớp lệnh 10,3 triệu đơn vị.
Chỉ số VN-Index được hỗ trợ đáng kể bởi các mã ngân hàng lớn. TPB tăng 0,9%; BID tăng 0,8%; STP tăng 0,8% và VCB tăng 0,6%... Một số mã bất động sản cũng đang duy trì được diễn biến tăng khá tốt là THD tăng 3,4%; D2D tăng 2,9%; FIR tăng 2,6%; VRE tăng 1,4%; VHM cũng nhích nhẹ.
Chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu có khởi đầu tăng nhưng hiện đã quay đầu điều chỉnh. QCG có thời điểm giảm sàn trước khi đánh mất 4,8%; TCH và KBC cùng giảm 1,3%; NVL, DXG, BCM đều giảm giá.
Nhóm dịch vụ tài chính cũng tương tự với sự điều chỉnh diễn ra tại HCM, TVB, TCI, SSI, APG, BSI. Các mã khác tăng nhưng mức tăng đã chậm lại là ORS, VND, AGR, VIX, DSE.
Sự mất hút của thanh khoản thị trường trong phiên sáng nay cho thấy thái độ thận trọng của giới đầu tư.
Theo chuyên gia phân tích tại VDSC, diễn biến hồi phục có thể sẽ tiếp diễn trong phiên giao dịch hôm nay nhưng dự kiến sẽ có trạng thái tranh chấp mạnh khi tăng điểm, đặc biệt là vùng cản 1.225-1.230 điểm và tạm thời cần đề phòng rủi ro lùi bước từ vùng cản này.
Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro, đồng thời quan sát nỗ lực của dòng tiền trong thời gian tới. Hiện tại, độ ổn định của thị trường chưa cải thiện nhiều và rủi ro còn tiềm ẩn nên nhà đầu tư cũng cần cân nhắc quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.
" alt=""/>Tiền mất hút trên thị trường chứng khoánNgười dân Ukraine di tản khỏi vùng chiến sự lên xe buýt sơ tán tại một địa điểm không được tiết lộ ở vùng Donetsk (Ảnh: AFP).
Theo Kyiv Post,130.000 người Ukraine đã trở về nhà của họ tại các vùng lãnh thổ Donbass do Nga kiểm soát vì những khó khăn mà họ phải đối mặt khi di tản trong nước.
Tất cả những người hồi hương đều đi qua sân bay Sheremetyevo ở Moscow để trở về Donetsk, cố vấn thị trưởng Mariupol Petr Andriushchenko nói với Kyiv Post. Mariupol là thành phố Nga đã kiểm soát trong hơn 2 năm qua.
Nga đã đóng cửa biên giới đất liền cuối cùng giữa vùng Sumy ở Ukraine và vùng Kursk ở Nga khi Kiev phát động cuộc tấn công vào khu vực vào tháng 8.
Andrushchenko cho biết nguyên nhân gốc rễ khiến nhiều người lựa chọn trở về khu vực do Nga kiểm soát là do vấn đề tài chính.
"Làn sóng này bắt đầu vào năm ngoái sau khi chính phủ Ukraine hủy bỏ mức trợ cấp 48 USD cho những người Ukraine phải di tản trong nước. Nhưng lý do chính là họ không có nơi nào để sống", ông Andriushchenko cho biết.
Ông nói thêm rằng mức lương trung bình của một công nhân Ukraine di tản khỏi Donbass vào năm 2022 không đủ để trả tiền thuê căn hộ hàng tháng ở hầu hết các nơi tại Ukraine.
Sau khi Nga đóng cửa khẩu ở Kursk và các điểm nhập cảnh trên bộ vào Latvia, hàng không trở thành cách duy nhất để Ukraine trở lại Donbass. Họ phải di chuyển theo đường vòng, từ Kiev tới Warsaw, Ba Lan bằng xe buýt, rồi đi tới Minsk, Belarus, rồi cuối cùng tới Moscow bằng máy bay.
Khi tới Nga, những người di tản này phải trải qua các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép họ trở về Donbass.
Volodymyr Vakhitov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hành vi tại Đại học Mỹ ở Kiev, nhận định rằng những người Ukraine di tản trong nước phải đối mặt với hàng loạt thách thức như thiếu cơ sở hạ tầng địa phương, chỗ ở và việc làm tại các thành phố mà họ chuyển tới. Ông nhận định, Ukraine đang thiếu chiến lược cấp quốc gia cho vấn đề này, dẫn tới làn sóng người dân chọn trở lại Donbass gia tăng.
" alt=""/>130.000 người Ukraine quay trở lại khu vực Donbass do Nga kiểm soát