Khi bình tĩnh trở lại, hãy thực hiện theo nguyên tắc S.T.O.P: S= Sit down (ngồi xuống); T = Think (suy nghĩ); O = Observe your surroundings (quan sát xung quanh); P = Prepare for survival by gathering materials (chuẩn bị dụng cụ sinh tồn).
Xác định vị trí và tìm nơi ẩn náu an toàn
![]() |
Lấy vị trí bản thân đang đứng và cẩn thận quan sát xung quanh. Hãy để ý tới bất cứ dấu hiệu gì có liên quan tới con người và di chuyển tới đó. Ban ngày, bạn có thể leo lên cao để tìm các dấu hiệu như khói, nhà cửa, quan sát hướng của mặt trời. Ban đêm, để ý ánh lửa.
![]() |
Ngoài ra, để bảo vệ bản thân trong rừng sâu, bạn cần sớm tìm nơi trú ẩn an toàn. Những nơi tự nhiên như hốc đá. Cần tìm sớm trước khi trời tối bởi có thể gặp phải một số loài nguy hiểm như rắn độc.
Không đi lang thang, tránh mất sức
Bạn cần đánh dấu đoạn đường đã đi bằng một vài dấu hiệu dễ hiểu, phòng khi trường hợp bản thân quay lại đoạn đường ban đầu. Dấu hiệu này cũng là cách để người tìm kiếm dễ xác nhận được phương hướng hay vị trí của bạn.
Tránh di chuyển quá nhiều khiến tiêu hao năng lượng, mất sức. Thời tiết nóng nực, hãy trú dưới bóng cây để tránh mất nước hay say nắng. Đặc biệt, không cởi đồ cho dù cảm thấy nóng bức.
Tìm nguồn nước sạch, thực phẩm
Nếu không có nước và thực phẩm mang theo, bạn phải tìm nguồn nước như suối, hứng sương trên lá cây. Con người không thể tỉnh táo nếu thiếu nước tới cuối ngày thứ 2. Bởi vậy, khi bị lạc, chúng ta cần chủ động tìm kiếm nguồn nước. Tìm được nguồn nước giúp bạn cầm cự thêm nhiều ngày. Sau đó, đi dọc về hướng nước sông suối chảy, khả năng sống sót sẽ cao hơn.
![]() |
Với nguồn thực phẩm, chỉ ăn những loại lá bản thân biết không có độc tố. Nên tránh xa các loại nấm có màu sắc sặc sỡ trong rừng.
Đốt lửa và tạo sự chú ý
![]() |
Thu gom các loại cành cây khô để nhóm lửa. Chỉ nên giữ ngọn lửa nhỏ, vừa giữ ấm cơ thể, vừa tạo nhiều cột khói, tạo tín hiệu thu hút người đến cứu. Tuy nhiên, nên đốt lửa ở khu vực trống, đảm bảo an toàn, tránh những nơi dễ cháy.
![]() |
Tạo sự chú ý bằng âm thanh hoặc hình tượng. Với âm thanh, bạn có thể đập những hòn đá vào nhau. Với hình tượng, tùy thuộc vào địa hình đi lạc, hãy xếp lá cây và cành cây lại với nhau thành hình tam giác lớn. Đó là dấu hiệu cầu cứu tiêu chuẩn để đội cứu hộ có thể quan sát từ trên không.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Kỹ năng sinh tồn khi bị lạc trong rừng sâuLTS: Sau mỗi tai nạn đường sắt, chính người lái tàu cũng là một nạn nhân với nhiều ám ảnh về tâm lý. Có người phải bỏ nghề, có người phải xin thuyên chuyển công tác bởi những vụ tai nạn thảm khốc ám ảnh họ không phải 1 ngày, 2 ngày, mà nhiều năm sau đó.
Kể về những tai nạn đường sắt, lái tàu Nguyễn Cảnh Dương (SN 1964), XN Đầu máy Hà Nội, có 32 năm kinh nghiệm, trong đó 28 năm lái chính, không khỏi rùng mình.
Ông nói: "Cầm lái nhiều năm, đối mặt với nhiều tai nạn nhưng tôi vẫn ám ảnh nhất với vụ việc ngày mùng 2 Tết năm ngoái (2015)".
Ông kể, vào buổi sáng đầu năm mới đó, ông lái tàu SE8 đi trên đường sắt Bắc - Nam ra Hà Nội với tâm trạng háo hức để về nhà đón Tết. Trên chuyến tàu hôm ấy, có nhiều hành khách mang niềm vui phơi phới trong thời khắc đặc biệt của ngày đầu năm.
Tuy nhiên khi tàu chạy đến địa phận giao nhau với đường ngang dân sinh không rào chắn tại địa phận xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) thì gặp sự cố.
![]() |
Lái tàu Nguyễn Cảnh Dương có 32 năm kinh nghiệm, trong đó 28 năm lái chính |
Ông Dương chia sẻ: "Lúc đó, khoảng 9h40 ngày 20/2, tàu đang chạy, tôi phát hiện thấy phía trước có một phụ nữ đi xe máy chở theo con gái khoảng 2-3 tuổi có nhiều biển hiện lạ".
Theo ông Dương, người phụ nữ trên điều khiển xe đến gần đường ray (cách khoảng 4m) thì chị chậm rãi dừng lại. Chị cởi mũ bảo hiểm ra treo bên xe và gạt chân chống dựng xe bên đường.
Chị tiếp tục bế con gái chậm rãi bước lên đường ray. Ban đầu người lái tàu tưởng chị vượt qua đường nhưng đến chính giữa đường tàu, chị ôm con gái ngồi xuống một cách bình thản, kiên quyết.
Thấy người phụ nữ tiếp tục ngồi giữa đường ray mà không có dấu hiệu di chuyển ông Dương nhanh chóng quyết định rung chuông để cảnh báo. Mặc cho từng hồi chuông gióng giả nhưng người phụ nữ dường như không để tâm.
Phán đoán có chuyện chẳng lành, người lái tàu sinh năm 1964 này quyết định cho dừng tàu. Tuy nhiên, do khoảng cách quá gần, tàu đã không kịp dừng và đâm vào hai mẹ con. Vụ tai nạn khiến cả hai tử vong ngay dưới gầm tàu.
Phát hiện tai nạn, tàu SE8 dừng bánh khẩn cấp hơn 20 phút. Không chỉ lái tàu, phụ tàu mà hàng trăm hành khách cũng vô cùng sững sờ khi tai nạn xảy ra. Họ đã gom các thi thể không còn nguyên vẹn lại để báo lực lượng chức năng, người nhà nạn nhân ra giải quyết.
Cuối cùng, những hành khách cùng nhân viên tàu đã góp tiền để ủng họ cho nạn nhân. Họ hi vọng việc làm nho nhỏ của mình có thể an ủi người xấu số.
Theo ông Dương, sau khi người nhà nạn nhân có mặt ông mới hay, người phụ nữ trên là người dân ở địa phương. Trong ngày đầu năm mới, do có mâu thuẫn với gia đình chồng nên chị quyết định ôm con bỏ đi. Khi qua đường ray, thấy tàu sắp chạy tới chị đã nảy ra ý định quyên sinh.
Nhớ về sự cố này, ông Dương vẫn còn cảm giác rợn người: "Những ngày Tết, khi người ta hướng đến những niềm vui, sum vầy thì lại có người chọn cách ra đi thảm khốc như vậy. Ngay hôm đó, tôi xin tạm nghỉ ở nhà và nhiều ngày sau tôi vẫn còn ám ảnh. Tôi không ngủ được liên tục suốt nhiều đêm bởi mỗi lần nhắm mắt lại, những hình ảnh đó lại hiện lên rõ mồn một".
Ông Dương nhấn mạnh thêm: "Trong quá trình lái tàu, người lái phải nắm rõ các quy định những trường hợp dùng đến lệnh dừng tàu. Khi người lái tàu đã hoàn thành xong thao tác hãm phanh thì chỉ biết ngồi nhìn, không thể làm gì hơn.
Các phương tiện như ô tô, xe máy nếu phanh thì phương tiện sẽ ngay lập tức dừng lại nhưng với tàu hỏa thì khác. Nếu khoảng cách hợp lý, tàu dừng đúng lúc sẽ tránh được tai nạn nhưng nếu khoảng cách quá gần thì điều may mắn không thể xảy ra bởi sau khi dừng, tàu vẫn tiếp tục trượt trên đường ray một khoảng nữa do quán tính".
Người lái tàu này cũng cho biết thêm, trong nhiều năm cầm lái, họ gặp không ít vụ tai nạn. Những chuyến tàu đầu tiên gặp sự cố họ vô cùng sợ hãi, ám ảnh nhưng khi số năm lái đã nhiều, tâm lý vững vàng thì họ đã dần bình thản hơn để đối mặt.
"Tuy nhiên cũng có những tai nạn như một vết đen trong tâm trí, suốt nhiều năm sau đó tôi không thể quên. Mỗi lần đi qua địa điểm từng xảy ra vụ việc tôi lại hồi tưởng và thoáng rùng mình", ông Dương chia sẻ.
(Còn tiếp)
Ngọc Trang - Vũ Lụa
" alt=""/>Người lái tàu kể chuyệnMọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi cách đây 1 năm, khi chồng tôi chuyển sang làm nhân viên kỹ thuật của một công ty viễn thông. Công việc bận rộn, bất kể giờ giấc khiến thời gian chồng tôi dành cho gia đình ngày một ít đi.
Tôi đã quá quen với việc chồng vừa ngồi xuống bàn ăn thì chuông điện thoại réo. Sau cuộc điện thoại, chồng tôi lại vội vã đi. Anh nói phải đi xử lý sự cố. Những lần như thế, tôi đều thấy miếng cơm nghẹn lại. Tôi rất thương chồng. Vì công việc của anh, lâu lắm rồi cả nhà không có được một bữa đoàn viên.
Từ ngày chuyển việc, tâm tính của chồng tôi cũng dần thay đổi. Anh hay cáu gắt với vợ con và không mềm mỏng như xưa. Khi tôi phàn nàn việc anh đi làm bất kể giờ giấc, chồng tôi nói:
- Không đi làm ở nhà ôm nhau mà sống nhé? Sự cố nhiều, để mình anh em hàn cáp mình về xem có nhìn được không?
- Thế anh xem đã bao nhiêu ngày tháng nay anh không ăn cơm nhà, có về nhà cũng chỉ là để tắm giặt thay quần áo rồi lại đi?
- Em thì thế nào cũng muốn, tiền cũng muốn, chồng ở nhà cũng muốn, anh chịu thôi. Em cứ ngủ đi, không phải chờ anh, làm muộn anh không về mà ngủ luôn ở công ty đấy.
Rồi có khi cả tháng, chồng tôi cứ đi triền miên, tối chẳng ngủ ở nhà. Lý do anh đưa ra là công ty thường xuyên xảy ra sự cố ban đêm, anh phải thức thâu đêm hàn cáp. Tình cảm vợ chồng tôi cũng vì thế không được mặn mà. Có khi vài tuần, hai vợ chồng tôi mới đụng vào nhau.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhiều đêm nằm không ngủ được, tôi nhấc máy gọi cho chồng. Anh cằn nhằn:
-Đang trèo cột, gọi gì mà gọi, anh ngã xuống thì sao?
- Anh làm gì mà làm muộn thế?
- Anh đang xử lý sự cố. Hai mẹ con ngủ đi, anh làm nốt không anh em chờ.
Tôi vẫn tin tưởng chồng tuyệt đối cho tới khi cô bạn thân gọi điện hẹn gặp tôi và nói:
- Hồng ơi, mày thấy ông Tùng dạo này thế nào? Có biểu hiện gì khác không? Hai vợ chồng mày vẫn bình thường chứ?
- Sao mày hỏi tao thế, thì vẫn vậy thôi, công việc ông ấy bận lắm, đi triền miên ngày tháng, có mấy khi ở nhà đâu.
- Tao có cái này cho mày xem, nhưng dù gì mà cũng cứ bình tĩnh, không làm gì phải vội nhé.
Nghe bạn nói, tôi bỗng thấy nghèn nghẹt ở ngực, tim đập loạn nhịp, cảm giác lo lắng, sợ hãi bao trùm hết tâm trí. Bạn tôi chìa cái điện thoại cho tôi xem đoạn clip chồng tôi và một cô gái khác âu yếm ôm hôn nhau trong một quán cà phê. Bạn tôi giải thích thêm:
- Hôm qua, tao vô tình nhìn thấy cảnh này trong quán cà phê X ở cách đây 20km. Tao lặng lẽ ngồi xa quay lại để mày biết bộ mặt thật của chồng mày. Chắc lão ấy nghĩ quán ấy ở xa nhà, không ai để ý nên mới dám thoải mái với bồ như thế.
Xem xong đoạn clip, tôi thấy đầu óc quay cuồng, choáng váng. Hôm qua, chồng tôi nói đi xử lý sự cố cả đêm, không ngủ ở nhà. Thì ra sự cố nhiều, đêm hôm đi trèo cột là đây. Tôi thấy tim mình như có ai bóp nghẹt.
Phải mất hàng tiếng đồng hồ, tôi mới có thể bình tĩnh lại để về nhà. Tôi nhấc máy gọi chồng, chồng tôi vẫn nói: “Anh đang làm việc, chưa về được”. Tôi muốn phát điên.
Cũng ngày hôm nay, tôi biết mình đã mang thai đứa con thứ 2 của tôi và người chồng tệ bạc.
Tôi thấy vô cùng đau đớn, xót xa, không biết phải đối mặt với việc này như thế nào nữa? Xin hãy cho tôi một lời khuyên để tôi có thể tìm ra lối thoát cho mình?
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Bất ngờ khi chồng ngoại tình