Trong số hơn 700 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán, chỉ có hơn chục cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng, chủ yếu là cổ phiếu của các doanh nghiệp tên tuổi đầu ngành như Vinamilk, Dược Hậu Giang, Nhựa Bình Minh, Thiên Long…
Tuy nhiên, trong thế giới của các start-up Việt Nam, mức giá vài trăm nghìn đồng thậm chí lên đến vài triệu đồng – tức gấp tới cả 100 lần mệnh giá lại không phải là chuyện hiếm.
Theo tìm hiểu của CafeF, trong năm 2014, một công ty quản lý quỹ đầu tư trong nước nhận ủy thác của một quỹ nước ngoài đã chi ra tới 2,1 tỷ đồng chỉ để mua 1.112 cổ phiếu của startup Vexere.com, tương ứng giá mua lên đến 1.900.000 đồng/cp.
1,9 triệu đồng/cp cũng là mức giá năm 2014 của CTCP Đầu tư và Phát triển Đào tạo E.D.H – công ty sở hữu 99,9% cổ phần của Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica.
Sang năm 2015, khi công ty quản lý trên mua thêm 2.222 cổ phiếu Vexere cho khách hàng của mình, số tiền phải chi ra đã lên đến 8,54 tỷ đồng, tương ứng 3.841.000 đồng/cp – gấp đôi so với năm trước đó.
Việc Vexere.com và E.D.H có mức giá cổ phiếu lên đến hàng triệu đồng một phần vì các doanh nghiệp này có vốn điều lệ khá nhỏ. Hiện Vexere chỉ có vốn điều lệ 133 triệu đồng - tương ứng số cổ phiếu đang lưu hành chỉ có 13.334 cổ phiếu hay vốn điều lệ của E.D.H chỉ có 2,5 tỷ đồng.
Vốn điều lệ “siêu nhỏ”, chỉ từ vài ba tỷ đến chục tỷ đồng cũng là đặc điểm chung của hầu hết các start-up tại Việt Nam. Vốn nhỏ dẫn đến lượng cổ phiếu “cô đặc” chính vì vậy nhiều start-up có triển vọng không quá khó để bán cổ phiếu với giá gấp vài chục lần mệnh giá cho các quỹ đầu tư.
Theo “Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” vừa được UBND TP.HCM ban hành, mỗi dự án khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ mức kinh phí tối đa 2 tỷ đồng.
Đối tượng thụ hưởng là các cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, có dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhóm 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm cơ khí, điện tử - CNTT, hóa chất - nhựa - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm; các dự án khởi nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ và 9 nhóm ngành dịch vụ gồm tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; du lịch; vận tải, cảng - kho bãi; bưu chính, viễn thông, thông tin và truyền thông; kinh doanh tài sản bất động sản; tư vấn; khoa học công nghệ, y tế; giáo dục và đào tạo.
" alt=""/>TP.HCM hỗ trợ mỗi dự án khởi nghiệp tới 2 tỷ đồngTrong đó, dịch vụ Web Security hướng đến một hệ thống bảo vệ hiệu quả với ngân sách tối ưu cho cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương. Dịch vụ là lớp bảo vệ vòng ngoài cho các cổng thông tin điện tử để chống lại các đợt tấn công từ chối dịch vụ DDoS và tấn công xâm nhập thông qua việc khai thác lỗ hổng ứng dụng web.
“Quá trình khi chúng tôi rà soát lại các lỗ hổng về ATTT trên các trang web của các khách hàng Viettel, chúng tôi nhận thấy rất nhiều trang web không có hệ thống hỗ trợ đằng sau và khi đặt vấn đề làm thế nào để nâng cấp các version mới hoặc fix được các lỗi về ATTT, các doanh nghiệp cũng không có cách nào. Trong tình huống đó, chúng tôi buộc phải xây dựng các công cụ để bao bọc bên ngoài đối với các trang web để đảm bảo các trang web đó vẫn có thể hoạt động được trong điều kiện an toàn”, Phó Tổng giám đốc Viettel Tống Viết Trung chia sẻ.
![]() |
Đối với dịch vụ giám sát an toàn thông tin 24/7, ông Tống Viết Trung cho biết, dịch vụ này được triển khai đi kèm với bộ giải pháp giám sát bảo vệ cho hệ thống CNTT và chống tấn công APT cho mạng Office. Nền tảng của dịch vụ giám sát ATTT là Trung tâm giám sát ATTT (Security Operation Center - SOC) do Viettel tự xây dựng và triển khai thành công cho Viettel, 9 thị trường Viettel đầu tư và một số khách hàng chính phủ của Viettel. Tại Việt Nam, theo ông Tống Trung, Viettel là đơn vị đầu tiên cung cấp toàn diện từ bộ giải pháp ATTT đến dịch vụ giám sát ATTT.
" alt=""/>2 giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho Chính phủ điện tử của Viettel