"Về doanh thu, tôi không áp lực vì bà xã là người giữ tiền. Tôi không nặng nề chuyện tiền bạc, chỉ luôn nghĩ phải làm sao để sản phẩm tròn trịa và tốt hơn lần trước. Khi viết kịch bản, tôi đặt mình vào tâm thế khán giả. Tôi muốn mọi người bỏ tiền mua vé và bước ra khỏi rạp không bị thất vọng với 2 tiếng ngồi xem", anh nói.
Lý Hải chia sẻ trong buổi giới thiệu dự án:
Trước đó, dự án thu hút 5.000 người tham gia casting trực tiếp. Nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc tại sao không chọn những gương mặt nổi bật về sắc vóc hay kỹ năng diễn xuất, Lý Hải quan niệm chú trọng chọn diễn viên hợp vai hơn tên tuổi hay độ nổi tiếng.
Trong quá trình đọc kịch bản, Lý Hải để các diễn viên trẻ thoải mái thể hiện. Anh quan sát, nhìn ra các ưu, khuyết điểm, từ đó giao nhân vật phù hợp.
"Ở các phần trước, dù các bạn còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nhưng không bị "lọt" ra khỏi câu chuyện phim. Tôi cố gắng làm rõ vai diễn trong quá trình tiền kỳ, nhân vật được định hình kỹ càng từ trước khi bấm máy", anh cho hay.
Lật mặt 8 quy tụ dàn diễn viên nhiều thế hệ, từ các tên tuổi gạo cội như: NSƯT Kim Phương, NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Hữu Châu... cùng các gương mặt từ các phần trước Quách Ngọc Tuyên, Tạ Lâm, Minh Khuê, bên cạnh dàn diễn viên mới.
Sau 7 phần, Lý Hải và ê-kíp không đi theo thể loại đơn lẻ. Ở phần mới nhất, anh khai thác các yếu tố tổng hợp gồm: Hành động, tình cảm, hài, gia đình và âm nhạc.
Phần phim mới của Lý Hải sẽ quay ở nhiều nơi như TPHCM, Vĩnh Hy - Ninh Thuận, Phan Thiết - Bình Thuận và Long An. Nam đạo diễn mong muốn quảng bá văn hóa, du lịch nước nhà thông qua những thước phim đậm dấu ấn, văn hóa Việt.
Phim dự kiến công chiếu dịp lễ 30/4/2025.
Ảnh, clip: HK, BTC
Những hoạt động ý nghĩa, thiết thực và nhân văn của Hội Khuyến học quận Hoàn Kiếm thời gian qua đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của quận. Hội Khuyến học quận đã được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen.
Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, thời gian tới Hội Khuyến học quận tiếp tục tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân.
Qua đó, tuyên truyền về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập hiện nay; xác định đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là một mục tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế, xã hội của quận.
Cùng với đó là tiếp tục củng cố xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, từ hội khuyến học quận đến các chi hội cơ sở; Tập trung xây dựng và phát triển quỹ khuyến học ở các cấp hội nhằm quan tâm, giúp đỡ thiết thực đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để các em tham gia học tập, kịp thời động viên, khen thưởng học sinh giỏi, học sinh diện chính sách, học sinh vượt khó; Động viên học sinh học nghề, khuyến khích hỗ trợ người lớn học tập thường xuyên, có nhiều sáng kiến, sáng tạo và chăm sóc các tài năng trẻ.
Trước đó, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết đã chỉ ra bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập của một số đơn vị còn thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; có nơi còn lúng túng khi triển khai.
Đưa ra những mục tiêu cụ thể, Nghị quyết nêu, phấn đấu đến năm 2025: Duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; duy trì tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 biết chữ đạt 99,5% trở lên; tỷ lệ người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt 95%; 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.
Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân, tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55-60%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 50%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 50%...
Năm 2024 tuyển sinh 29 chuyên ngành đào tạo. Trong đó có 4 ngành mới là Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ giáo dục và Công nghệ thông tin (gồm các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin y tế, Thiết kế vi mạch, Thiết kế đồ họa).