Anh cho biết đã từng là một học sinh “cá tính” nên có khoảng thời gian dành những suy nghĩ tiêu cực cho các thầy cô giáo.
"Quãng thời gian cấp 2, tôi rất nghịch ngợm và ghét giáo viên vì hay bị bắt học, không làm được bài thầy cô yêu cầu ở lại đến 11,12h đêm mới được về. Nhưng giờ trưởng thành, nhìn lại hành trình đã qua, tôi mới nhận ra cô nghiêm khắc để dạy chúng tôi phải quyết tâm hoàn thành công việc được giao; làm gì cũng phải đến nơi đến chốn và quyết tâm theo đến cùng. Tiếc rằng, ngày trước tôi không nghĩ được như vậy nên luôn tỏ ra khó chịu và ghét người dạy mình", MC Mạnh Khang tâm sự.
Với bài học đó, tại sự kiện công bốChiến dịch Bánh kem 1 chữ, MC Mạnh Khang đã chia sẻ chiếc bánh kem có từ "Khoan dung".
MC kể: "Cô giáo tôi tên Thái Dung, vì vậy cô rất bất ngờ, trách tôi vì đã viết sai tên và chê chữ xấu, không thể nhận ra mặt chữ, vì tôi viết theo kiểu thư pháp. Đó cũng là cảm xúc đầu tiên của tất cả các thầy cô giáo khi nhận được chiếc bánh kem 1 chữ. Sau khi ngồi giải thích về chữ viết, chiếc bánh trở thành cái cớ để tôi thú nhận về quãng thời gian 'nghĩ xấu' cho cô".
Mạnh Khang chọn từ “Khoan dung” bởi, vì lo cho các học trò mà đôi khi cô quên lo cho chính mình.
"Cô cũng là một người mẹ mà vẫn ở lại với học sinh cá biệt đến 11,12h đêm để giúp các bạn vượt lên rào cản trong học tập, sự nông nổi của lứa tuổi học sinh. Đối với những người đã ra trường và đi làm, dịp 20/11 về thăm thầy cô dần trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu có cơ hội trở về chia sẻ, ôn lại chuyện xưa sẽ thật xúc động và ý nghĩa.
Chỉ một chữ, đã gắn với biết bao kỷ niệm thời học sinh, đem tới cảm xúc rất lớn cho các thầy cô và tôi. Cuộc sống luôn có những thời điểm khó khăn tiêu cực, vì vậy tôi mong muốn đem tới cho họ giá trị tích cực từ những điều đơn giản, nhỏ nhất", MC Mạnh Khanh nói về lý do nhận lời làm Đại sứ thiện chí cho Chiến dịch Bánh kem 1 chữ.
MC Mạnh Khang kể, sau khi nhận được chiếc bánh kem có chữ "Khoan dung" cả cô và trò đều vô cùng xúc động.
"Cô rất vui và tự hào khi đã dạy dỗ thành công cậu học trò ngỗ nghịch ngày trước. Từ hành động ý nghĩa đó, sẽ tiếp thêm thật nhiều động lực cho thầy cô đối mặt với những tiêu cực trong nghề như bị học sinh chống đối, vi phạm… để họ bao dung hơn với 'lũ nhất quỷ nhì ma'. Ngoài ra, đó cũng là bài học dành cho các bạn trẻ - sự 'khoan dung' đối với người dạy. Và khi có cơ hội để gặp gỡ, nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn", MC Mạnh Khang bày tỏ.
Chiến dịch Bánh kem 1 chữ là sự kiện mở đầu cho Chiến dịch bánh kem kết nối.
Bà Vũ Thị Hoài Sơn - người khởi xướng chiến dịch cho biết, Chiến dịch Bánh kem kết nốinhằm gắn kết cộng đồng, đưa mọi người lại gần nhau hơn thông qua những chiếc bánh thơm ngon được tạo tác từ bàn tay của các nghệ nhân và những nguyên phụ liệu chất lượng.
“Chiếc bánh kem là cầu nối cho những câu chuyện, mối quan hệ trong cuộc sống xô bồ, vội vã hiện tại. Tôi biết có những bạn không thể tự tay làm được bánh, phải nhờ thầy giáo trợ giúp, nhưng khi suy nghĩ và viết nên một chữ trên bánh, các bạn đã xúc động, òa khóc. Một chữ ngắn nhưng mở ra ngàn câu chuyện dài, đó chính là cách chúng ta nối dài cảm xúc, tình cảm trân quý dành cho nhau”, bà Sơn chia sẻ.
MC Mạnh Khang tự tay làm bánh kem tặng cô giáo:
Ăn quả ngô đồng, 7 học sinh lớp 1 bị ngộ độc
Hơn 70 học sinh nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
Tại cuộc giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội chiều nay, 25/9, Sở GD-ĐT đã thông tin về chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh trên địa bàn giai đoạn 2018 – 2020.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Xuân Tiến cho biết, theo đề án này, trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tại Hà Nội sẽ được thụ hưởng chương trình trợ giá uống sữa theo năm học, từ năm học 2018- 2019 đến hết năm 2020.
![]() |
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến |
Với định mức mỗi trẻ mẫu giáo, học sinh được uống sữa tươi 5 lần/tuần của 9 tháng đi học (mỗi ngày uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml.
Theo cơ chế hỗ trợ Đề án sữa học đường, trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học thuộc diện nghèo cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách được uống sữa miễn phí. Trong đó ngân sách hỗ trợ 50% tiền sữa, DN cung cấp sữa hỗ trợ 50%.
Đối với học sinh bình thường, ngân sách hỗ trợ 30% tiền sữa, DN cung cấp sữa hỗ trợ 20% tiền sữa, 50% tiền sữa sẽ do phụ huynh học sinh đóng góp.
Ông Tiến cho biết, mức giá một hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đồng/ hộp/180ml. Tức mỗi học sinh bình thường phải đóng góp 3.400 đồng/hộp, số tiền một tháng uống sữa là khoảng 70 nghìn đồng, chỉ tương đương với 2 bát phở vào buổi sáng.
Theo ông Tiến, hiện cơ quan này đang phát hành hồ sơ mời các nhà sản xuất sữa tham gia đấu thầu cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường.
Trước câu hỏi về việc học sinh có bắt buộc phải tham gia chương trình sữa học đường, ông Tiến cho rằng, phụ huynh hoàn toàn có thể không đăng ký và cho con tự đưa sữa ở nhà đến trường uống được.
"Về tinh thần, việc tham gia là tự nguyện, không bắt buộc. Với những phụ huynh không có nhu cầu cho con tham gia thì hoàn toàn không cần phải đăng ký và không ai có thể bắt buộc.
Thậm chí, kể cả dù đã đăng ký tham gia, nếu thấy không phù hợp và cần thiết thì có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào. Không có chuyện thi đua trong việc uống sữa nhiều", ông Tiến nói.
Ông Tiến thông tin, chất lượng, thành phần cung ứng sữa học đường được đảm bảo chặt chẽ. Sữa học đường khác với các loại khác là được bổ sung thêm một số vi lượng và khoáng chất để tăng chiều cao.
Đồng thời Hà Nội liên kết chặt chẽ với Bộ Y tế để kiểm định, giám sát chất lượng. Phụ huynh cũng có thể tham gia việc test chất lượng sữa.
PGS.TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học, Viện Dinh dưỡng cho biết, Viện này đã nghiên cứu bữa ăn học đường của Nhật và tham khảo mô hình nhiều nước khác.
Khảo sát thực tế cũng cho thấy tỷ lệ thiếu máu của học sinh thành phố là 20%-25%; tỷ lệ thiếu kẽm là 50% ở học sinh thành phố, 70% học sinh nông thôn, 80% học sinh miền núi... nên đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định 09 về bổ sung vi chất cho học sinh, là căn cứ để triển khai chương trình sữa học đường này.
Bà Nhung cho rằng không phải cứ trẻ em thành phố là đủ chất, và sữa cũng không gây bệnh béo phì, khi chưa một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra mối liên hệ giữa 2 điều này.
Trước những băn khoăn của phụ huynh về chất lượng chương trình Sữa học đường được triển khai tại nhiều trường học, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội để làm rõ các vấn đề liên quan.
" alt=""/>Chương trình sữa học đường: 'Số tiền mỗi tháng chỉ bằng 2 bát phở'Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, lực lượng CSGT toàn tỉnh Quảng Trị đã tổ chức 194 ca tuần tra, kiểm soát. Tại các chốt, việc kiểm tra giấy tờ xe, xử lý vi phạm giao thông được thực hiện song song theo hình thức vật lý và trên ứng dụng VNeID.
Theo quy định mới của Thông tư số 28, từ ngày 1/7/2024, người dân có thể xuất trình thông tin đã được tích hợp, cập nhật trên ứng dụng định danh điện tử VNeID thay vì xuất trình nhiều loại giấy tờ vật lý khác nhau bao gồm: giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, bảo hiểm xe... cho CSGT.
Việc kiểm tra này có giá trị tương đương với việc kiểm tra trực tiếp giấy tờ. Thông tin từ Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, tính từ ngày 1/7 đến nay, đã có gần 3.800 trường hợp kiểm tra thông tin giấy tờ thông qua ứng dụng VneID. Qua đó, lập biên bản tạm giữ; tước giấy phép lái xe nhiều trường hợp trên môi trường điện tử.
Chỉ sau hơn 2 tháng triển khai, quy định mới của Bộ Công an nhanh chóng nhận được sự ủng hộ, đồng thuận lớn từ đông đảo người tham gia giao thông.
Anh Ngô Vĩnh Phước, trú tại huyện Cam Lộ chia sẻ: “Tôi thấy ngành Công an thực hiện theo quy định mới, kiểm tra giấy tờ trên môi trường điện tử thủ tục nhanh, gọn, thuận tiện, không phải xuất trình giấy tờ mà chỉ cần mở điện thoại để trình cho lực lượng chức năng chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút đã hoàn thành thủ tục kiểm tra hành chính. Tôi đánh giá cao cách làm này, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong giải quyết thủ tục hành chính, nhất là trường hợp khi vi phạm giao thông bị tạm giữ giấy phép lái xe trên môi trường điện tử mà không bị tạm giữ bản giấy”.
Tương tự, anh Lê Thành Long, hiện đang sống tại huyện Đakrông cho biết: “Tôi đã cài đặt VNeID mức độ 2 sau khi công an địa phương đề nghị. Kể ra cũng rất tiện bởi vì đi đâu tôi cũng mang theo điện thoại di động bên mình; trong khi giấy tờ xe đi vội có lúc vẫn quên”.
Trao đổi với phóng viên, Phó trưởng Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Trị, Thượng tá Lê Văn Hòa khẳng định, việc triển khai kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeID giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng cường tính chính xác, minh bạch trong quá trình xử lý vi phạm.
Từ cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, khi tạm giữ giấy tờ, người có thẩm quyền sẽ thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin tạm giữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với ứng dụng VNeID để người vi phạm, chủ phương tiện biết, chấp hành.
Hơn nữa, Thông tư số 28 ra đời còn giúp chống được tình trạng làm giả giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và tăng cường công tác quản lý nhà nước, phòng, chống tội phạm, đồng bộ hóa công tác chuyển đổi số của quốc gia.
“Sau khi Thông tư số 28 có hiệu lực, khi được CSGT yêu cầu kiểm tra, người dân chỉ cần xuất trình các loại giấy tờ đã tích hợp trên ứng dụng VNeID. Điều này không chỉ giúp việc xử lý vi phạm giao thông được diễn ra nhanh chóng, không bị mất thời gian mà còn giúp lực lượng CSGT có thể xử lý các trường hợp cố tình điều khiển phương tiện khi đã bị tạm giữ giấy phép trước đó”, Thượng tá Lê Văn Hòa thông tin.
Trên thực tế, bên cạnh những thuận lợi, việc kiểm tra giấy tờ qua ứng dụng VNeID trong thời gian đầu cũng đã khiến lực lượng chức năng gặp những trở ngại, khó khăn. Nhiều nguyên nhân được nêu ra nhưng chủ yếu vẫn là do người dân quên mật khẩu ứng dụng VNeID; không sử dụng smartphone, thậm chí là không sử dụng mạng 3G, 4G.
Do đó, lực lượng CSGT vừa thực hiện đồng thời kiểm tra, xử lý trên môi trường điện tử, vừa kiểm tra giấy tờ như trước đây. Ngoài ra, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích hợp các loại giấy tờ lên hệ thống để thuận lợi cho việc kiểm tra và giải quyết các thủ tục hành chính.
Thượng tá Lê Văn Hòa cho biết thêm: “Đến nay, cơ bản người tham gia giao thông đã thông dụng với hình thức kiểm tra, xử lý giấy tờ xe qua VNeID. Việc nhanh chóng khắc phục những khó khăn thời gian qua đã góp phần tăng cường công tác quản lý, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giao thông, bảo đảm tốt hơn an toàn giao thông trên các tuyến đường. Qua đây, tôi cũng muốn khuyến cáo đối với những ai chưa tích hợp giấy tờ xe trên ứng dụng VNeID cần nhanh chóng tích hợp để đảm bảo các lợi ích lâu dài”.
Theo Nam Phương(Báo Quảng Trị)
" alt=""/>Lợi ích từ quy định kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông qua VneID