- Bản hit 'Nắm lấy tay anh' của Tuấn Hưng vừa được công nhận là Video ca nhạc có nhiều lượt xem nhất trên Youtube.
- Bản hit 'Nắm lấy tay anh' của Tuấn Hưng vừa được công nhận là Video ca nhạc có nhiều lượt xem nhất trên Youtube.
Nhờ những chú chuột đặc biệt, được huấn luyện để có thể đánh hơi và định vị thuốc nổ TNT bên trong những quả bom, mìn, tốc độ giải phóng bom mìn tại Campuchia được cải thiện đáng kể. Huấn luyện và điều khiển những con chuột này là nhóm APOPO và anh Ouk Chan, 30 tuổi là một trong số đó.
Anh Ouk thường phải dậy sớm, khoảng 4h sáng để bắt đầu công việc của mình. Việc đầu tiên nhóm của anh cần làm đó là đưa những chú chuột ra khỏi chuồng, bôi kem chống nắng và sau đó đặt vào hộp, rồi lên xe để đến địa điểm cần dò mìn. Ouk chia sẻ rằng nhóm của anh cần làm việc lúc sáng sớm bởi thời tiết sẽ dịu mát hơn và những chú chuột sẽ có hiệu suất làm việc cao hơn. Chuột thường ngủ ngày và đi kiếm ăn vào ban đêm nên làm việc lúc sáng sớm cũng giúp chúng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
APOPO là tổ chức phi chính phủ được thành lập tại Tanzania. Tuy nhiên, hiện tại tổ chức này đang hỗ trợ giải phóng bom mìn trên toàn thế giới. Các quốc gia APOPO từng hỗ trợ gồm Angola, Mozambique, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Trước khi làm việc, những chú chuột cần được đeo đai và sau đó móc vào một chiếc dây. Khi quá trình chuẩn bị đã xong, quá trình dò mìn sẽ được bắt đầu. Nhiệm vụ của những chú chuột châu Phi to đùng này là dùng chiếc mũi đặc biệt của chúng để phát hiện và định vị thuốc nổ TNT bên trong bom mìn. Loài chuột này có thể phát hiện ra 1/1000 gram TNT.
Bên cạnh đó, dùng chuột để dò mìn cũng nhanh hơn so với sử dụng thiết bị dò kim loại. Nó cũng an toàn hơn bởi một con chuột chỉ nặng 1,5kg nên có thể chạy loanh quanh mà không sợ vô tình kích hoạt mìn. Chuột chỉ phát hiện bom mìn trong khi thiết bị dò kim loại sẽ báo động ngay cả khi thấy sắt, thép, đồng... vì thế nó khiến quá trình dò mìn mất nhiều thời gian hơn.
Một con chuột có thể dò mình trong khu vực có diện tích bằng sân tennis chỉ trong 30 phút. Nếu dùng thiết bị dò mìn, phải mất 4 ngày mới dọn sạch một khu vực có diện tích tương tự. APOPO thiết lập những con đường rộng 0,5 mét cho chuột hoạt động và quá trình dò mìn sẽ diễn ra từ từ, nửa mét một cho tới khi làm sạch toàn bộ khu vực bãi mìn. Một chú chuột có thể dọn sạch một khu vực rộng 400 mét vuông mỗi ngày.
Khi phát hiện ra bom mìn còn sót lại, APOPO sẽ gọi đội phá bom mìn tới xử lý. Cho đến thời điểm hiện tại, Ouk Chan và APOPO đã loại bỏ hơn 5.000 quả mình và 40.000 quả bom tại Campuchia. Dẫu vậy, APOPO vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Khoảng 6 triệu quả mình đã được đặt trên khắp đất nước Campuchia trong các cuộc chiến và xung đột kéo dài từ năm 1971 đến 1993.
Con đường mòn nơi anh Ouk và nhóm của mình đang dò mìn đã bị bỏ hoang 20 năm. Không muốn người dân nào muốn đi trên con đường này bởi họ sợ đạp phải bom mìn.
Den Deum, một nông dân 31 tuổi, đã mất một bên mắt vì bom mìn. Năm Den 7 tuổi, một con bò mà anh chăn đã đạp phải mìn và bị nổ tung, Den bị choáng váng không thể đi nổi và bị mảnh vỡ của vụ nổ làm hỏng một bên mắt.
Tại Campuchia, hơn 19.000 người đã bị giết và 51.000 bị thương bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh và khoảng 1 nửa trong số đó là trẻ em. APOPO đã tiến hành giải phóng bom mìn trên khu đất của Den từ năm 2017 và nay con cái của Den có thể thoải mái chạy nhảy mà không cần phải lo sợ. Den cũng bắt đầu có thể trồng ngô trên đất của mình sau bao năm bỏ hoang.
"Những con chuột ấy thật thông minh, nhóm APOPO đã và đang làm một công việc thật tuyệt vời", Den nói.
Nhìn chung, đại đa số người dân Campuchia đều ăn thịt chuột. "Tôi cũng ăn thịt chuột nhưng từ khi làm việc và sống cùng những con chuột này tôi đã không ăn thịt chuột nữa", Ouk nói. "Chúng tôi coi những con chuột này giống như những người anh em và đối xử với chúng như các thành viên trong gia đình. Chúng tôi nuôi và chăm sóc chúng như con vậy".
Theo GenK
" alt=""/>Chuyện lạ: Những con chuột to như chó con được người Campuchia dùng để dò mìnNhiều khả năng Ấn Độ sẽ tiếp tục áp đặt lệnh cấm đối với 275 ứng dụng xuất xứ Trung Quốc sau đợt “thanh tẩy” hồi tháng trước…(Ảnh minh họa)
Các ứng dụng này bao gồm tựa game sinh tồn PUBG của Tencent, mạng xã hội video Zili của Xiaomi, ứng dụng mua sắm trực tuyến AliExpress của Alibaba, Bytedance, Resso và ứng dụng camera ULike... Nguồn tin cho biết, chính phủ có thể cấm tất cả, một phần hoặc không cấm (các ứng dụng) trong danh sách.
Lệnh cấm đã được áp dụng theo Mục 69A của Đạo luật Công nghệ thông tin, với các quy định có liên quan nhằm chống lại mối đe dọa từ các ứng dụng này đối với chủ quyền và bảo mật của quốc gia.
Động thái này có thể là một đòn giáng mạnh vào tham vọng con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc.
Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Ấn Độ không bình luận về thông tin này. Tuy nhiên, các nguồn chính thức nói rằng quá trình đánh giá đang được tiến hành. Theo đó, một số ứng dụng này đã được cảnh báo do vấn đề bảo mật, trong khi những ứng dụng khác bị liệt vào danh sách vi phạm quy định về chia sẻ dữ liệu và quyền riêng tư.
Đáp trả về vụ việc, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, Cao Phong, cho rằng Ấn Độ đang vi phạm các quy tắc liên quan của WTO. Đồng thời, đại diện giới chức nước này hy vọng quốc gia Nam Á sẽ ngay lập tức chấm dứt các hành vi phân biệt đối xử có liên quan đối với Trung Quốc và các công ty Trung Quốc.
Trong khi đó, đại diện ByteDance (chủ sở hữu TikTok, Helo) và Alibaba (công ty sở hữu UC Browser) cho biết họ chưa thể đưa ra bình luận vào lúc này.
Điệp Lưu (Tổng hợp từ QQ và Economictimes)
Các hãng giải trí và công nghệ Ấn Độ đang tìm cách khai thác cơ hội bất ngờ từ lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc của chính phủ, trong đó có TikTok.
" alt=""/>Ấn Độ cân nhắc lệnh cấm đối với 275 ứng dụng xuất xứ Trung QuốcTheo kế hoạch đầu tư mới này, ba nhà mạng viễn thông đã nhất trí nâng cấp mạng lưới 5G hiện tại ở Seoul và sáu thành phố lớn khác trong năm nay và tiến đến việc xây dựng mạng lưới 5G trên cả nước từ nay đến nửa đầu năm 2022.
Bộ ICT cho biết mạng lưới 5G sẽ đóng vai trò là cơ sở hạ tầng cốt lõi cho các dự án kỹ thuật số của chính phủ. Để hỗ trợ kế hoạch đầu tư của các công ty trên, Chính phủ Hàn Quốc đã cam kết cắt giảm thuế đối với các khoản đầu tư này.
Dù Hàn Quốc là nước đầu tiên trên thế giới thiết lập mạng 5G vào tháng Tư năm ngoái, nhưng công nghệ 5G ở nước này vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai.
Tính đến cuối tháng 5/2020, Hàn Quốc đã có 6,9 triệu người dùng dịch vụ 5G, chiếm khoảng 10% tổng số 69 triệu tài khoản thuê bao di động của nước này.
Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư 58.200 tỷ won vào các dự án kỹ thuật số từ nay đến năm 2025, từ đó tạo ra khoảng 900.000 việc làm, trong khuôn khổ chính sách “thỏa thuận mới kỹ thuật số” nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Kinh tế Hàn Quốc đã giảm 1,3% trong quý I/2020 do đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và tiêu dùng của nước này.
Theo Bnews
Theo Reuters, sau khi Chính phủ Anh chỉ thị các nhà cung cấp viễn thông nước này không mua thiết bị mạng 5G từ tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh cho rằng quyết định này của London là
" alt=""/>Ba “ông lớn” viễn thông Hàn Quốc đầu tư 21,4 tỷ USD vào mạng 5G