Anh Lê Văn Hải nhận mình là người năng động, biết giúp đỡ người khác song hơi nóng tính. Anh Hải từng 2 lần ly hôn vì những quan điểm sống không hợp nhau. Hiện đàng trai có 4 người con với 2 đời vợ. Các con đều trưởng thành. Hai con gái với người vợ thứ hai đang học cao đẳng.
Sau ly hôn lần thứ hai, anh Hải ra ngoài sống tự do, thuê nhà. Sau một thời gian làm việc chăm chỉ, tích cóp tiền bạc, đàng trai cũng đã mua được đất, xây nhà, có cơ ngơi riêng của mình. Vì vậy anh mong tìm được một người phụ nữ biết sẻ chia, về chung một nhà để san sẻ niềm vui, nỗi buồn.
Về phần nhà gái, chị Nguyễn Thanh Tuyền nhận mình là người thích buôn bán, thích làm nhưng có phần hay tổn thương, hay hờn giận. Lý do chị đưa ra là vì đã từng sống trong môi trường bạo lực nên bản thân luôn bị ám ảnh. Chỉ cần ai nói lời khó nghe là chị lại suy nghĩ, tổn thương tinh thần.
Chị Tuyền từng trải qua một cuộc hôn nhân, có 3 người con, 2 gái, 1 trai. Hai con gái đã lấy chồng, hiện con trai 21 tuổi đang ở với mẹ. Chị Tuyền hi vọng tìm được người đàn ông biết quan tâm, yêu thương và biết vun vén cho gia đình để chị không còn gợi lại quá khứ đã qua.
Nhà trai Văn Hải khẳng định đáp ứng được yêu cầu của nhà gái vì anh cũng từng trải qua hai lần đổ vỡ. Khi đã nếm trải mọi sự đời, chịu nhiều tổn thương, mất mát, cả hai thực sự muốn tìm một chốn bình yên để dựa dẫm lúc tuổi xế chiều.
"Bây giờ có tuổi rồi, tôi muốn bớt chạy xe ba gác đi cũng được. Nếu bạn gái cũng thích và có điều kiện thì hai người sống đơn giản, đi phượt với nhau cho vui. Chỉ cần hai người thấu hiểu nhau là được. Mọi chuyện lớn biến thành nhỏ để cuộc sống lúc nào cũng dung hòa", nhà trai chia sẻ.
Cảm nhận được sự đồng điệu về hoàn cảnh cũng như cách nói chuyện, 2 MC quyết định mở rào cho đôi bên gặp mặt. Vừa nhìn thấy nhà gái, nhà trai Văn Hải đã run và thừa nhận: "Em đẹp quá nên anh run".
Sau màn trao quà, cả hai thẳng thắn nói về quan điểm hôn nhân và tình yêu.
"Em cũng đơn giản lắm. Em muốn người đàn ông biết quan tâm chăm sóc, lo cho mình lúc tuổi già là được. Nếu đã xác định đến với nhau thì quá khứ nên bỏ qua, chỉ sống với hiện tại", nhà gái chia sẻ.
Thanh Tuyền cũng mong nhà trai không uống rượu vì ở tuổi này, sức khỏe không còn tốt, nhậu nhẹt không còn phù hợp. Nhà trai rất đồng tình với chia sẻ của đối phương.
Ngoài ra nhà gái thừa nhận bản thân thích ca hát, khiêu vũ nên rất mong muốn được bạn trai tôn trọng sở thích.
Sau màn giới thiệu, MC Quyền Linh gợi ý hai người cùng nắm tay nhau thể hiện một bài khiêu vũ khiến cả trường quay lắng đọng.
Khi biết nhà gái đi xe khách đến chương trình hẹn hò, nhà trai ngỏ lời được đưa về tận nhà. Tình cảm của Văn Hải khiến nhà gái Thanh Tuyền xúc động. “Em rất trân trọng cơ hội ngày hôm nay được gặp anh. Cảm ơn chương trình đã tạo điều kiện cho chúng ta gặp mặt. Vậy nên chúng ta hãy cho nhau cơ hội để tìm hiểu thêm”, nhà gái nói.
Dứt lời, MC Quyền Linh - Ngọc Lan mời đôi bên ngồi vào ghế nóng. Không cần MC đếm, cả hai bấm nút hẹn hò cùng một lúc, đánh dấu chặng đường tình cảm mới. Hai MC gửi lời chúc mừng và hi vọng cả hai sớm báo tin vui cho chương trình.
Anh Thắng nghỉ việc ở TPHCM, chuyển lên Đà Lạt trồng cà phê (Ảnh: Minh Hậu).
Theo anh Thắng, những ngày đầu bắt tay vào sản xuất cà phê, anh gặp nhiều khó khăn do cây bị sâu, bệnh hại. Lúc bấy giờ, không nản, anh tìm gặp những nông dân trong vùng để học hỏi cách chăm bón, điều trị bệnh cho cây. Anh cũng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về quy trình canh tác cà phê.
Năm 2015, khi cây trên vườn phát triển kém, năng suất thấp, giá cà phê không cao, anh Thắng quyết định chuyển sang sản xuất cà phê hữu cơ. Anh liên kết với các hộ dân trong vùng để chuyển đổi khoảng 29ha vườn cây già cỗi sang trồng lứa cà phê mới theo phương pháp không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.
Theo anh Thắng, để cây sinh trưởng tốt, anh sử dụng các loại phân bón vi sinh, hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ.
Cà phê hữu cơ do anh Thắng sản xuất được nhiều doanh nghiệp nước ngoài thu mua (Ảnh: Minh Hậu).
Đến năm 2019, số cà phê trên diện tích 29ha phát triển mạnh mẽ. Anh còn nhận được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng trong việc phát triển cà phê hữu cơ. Khu vườn 29ha của nhóm nông dân do anh Thắng đứng đầu đã đạt chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Theo anh Bùi Xuân Thắng, việc sản xuất cà phê hữu cơ cho kết quả cao về năng suất, chất lượng. Tuy nhiên, thời gian đầu, sản phẩm không có đầu ra ổn định nên anh phải bán loại cà phê hữu cơ này cho thương lái với giá bằng cà phê thông thường.
"Để có đầu ra tốt cho cà phê hữu cơ, tôi đã mang sản phẩm đến nhiều nơi, tìm gặp nhiều doanh nghiệp lớn để giới thiệu. May mắn, sau đó có doanh nghiệp Hàn Quốc chấp nhận và ký hợp đồng tiêu thụ với giá cao hơn thị trường 30%", anh Thắng chia sẻ.
Tiếng lành đồn xa, đến nay, toàn bộ sản phẩm cà phê hữu cơ từ các khu vườn của anh Thắng đã được nhiều công ty bao tiêu. Hiện nay, anh đã mở rộng vùng sản xuất, liên kết với hàng chục hộ dân khác ở vùng cà phê Cầu Đất của Đà Lạt với tổng diện tích gần 100ha.
Anh Bùi Xuân Thắng cho biết, năm 2024, ngoài xuất khẩu qua thị trường Hàn Quốc, sản phẩm còn vươn tới Nhật Bản, Mỹ, Canada, Ý, Úc...
Ông Nguyễn Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, cho biết mô hình cà phê hữu cơ của anh Bùi Xuân Thắng đang mang lại hiệu quả thiết thực cho vùng Cầu Đất.
Một hộ nông dân liên kết sản xuất cà phê với anh Thắng (Ảnh: Minh Hậu).
Cách làm này góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Mô hình liên kết sản xuất giữa anh Thắng và người dân góp phần tăng thu nhập, tạo sự phát triển bền vững ở địa phương.
Hiện nay, anh Thắng đã thành lập doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động chính thức với mức lương 8-10 triệu đồng/tháng, 15 lao động thời vụ với lương 6-7 triệu đồng/tháng.
Để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn, công ty của anh của anh Thắng tổ chức thu hái theo phương thức chọn lọc, hái quả chín 100%. Cà phê sau thu hái sẽ được sơ chế và chuyển đến nhà máy chế biến.
Công ty hiện thu mua cà phê cho các hộ dân liên kết với mức giá cao hơn giá cà phê truyền thống trên thị trường khoảng 3.000 đồng/kg.
" alt=""/>Rời TPHCM lên núi trồng cà phê, 8X nhận kết quả không ngờ"Ngày ấy ngao nhiều lắm, đa phần là ngao đỏ, chúng tôi thường rủ nhau đi cào rồi đem ra chợ bán", bà Biên chia sẻ.
Năm 2000, trong một lần tình cờ đi bán ngao ở huyện Nga Sơn, bà Biên gặp một thương lái Trung Quốc chuyên thu mua ngao thịt. Nhận thấy giống ngao đỏ ở quê được săn tìm, bà quyết định chuyển hướng thu mua ngao của bà con trong xã để bán.
Những ngày đầu khởi nghiệp, do không có vốn, bà Biên thu mua chịu của người dân đi cào ngao trong xã. Sau khi thương lái lấy hàng, bà trích tiền lãi để trả nợ cho bà con. Qua nhiều năm, từ khởi nghiệp với số vốn 0 đồng, bà trở thành người buôn nổi tiếng khắp vùng.
Nhớ lại những ngày đầu, bà Biên cho biết đó là quãng thời gian vất vả nhất mà vợ chồng bà từng trải qua. Mỗi buổi đi buôn, bà phải rong ruổi xe đạp khắp làng trên, xóm dưới rồi thuê đò chở ngao đi bán.
Năm 2006, nhận thấy nguồn ngao tự nhiên ngày càng ít, bà tìm hiểu và vào miền Nam mua ngao giống về bán cho người dân nuôi ngoài biển.
"Không chỉ bán cho người dân ở Thanh Hóa, tôi còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành, như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình", bà Biên kể.
Vừa bán ngao giống vừa thu mua ngao thịt, kinh tế gia đình bà Biên dần ổn định và khấm khá. Để gia tăng nguồn thu, bà đầu tư thuê và mua lại các bãi nuôi ngao ở Hải Phòng, Thái Bình và thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Hiện nay, bà sở hữu hơn 50ha ngao thương phẩm và ngao giống.
Nông dân Việt xuất sắc từ nghề cào ngao
Bà Biên cho biết, nghề nuôi ngao đôi khi như đánh bạc. Gần 30 năm gắn bó với con ngao, bà đã trải qua không ít gian nan. Có thời điểm bà mất vài tỷ đồng vì thiếu kinh nghiệm nuôi và ảnh hưởng của thời tiết.
"Một bãi ngao phải bỏ vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Năm nào trời thương thì cho thu hoạch, bằng không thì thất thu. Có năm mưa bão, ngao giống mới thả chết trắng bãi. Như trận mưa bão vừa rồi, hàng chục ha ngao của tôi ở Hải Phòng bị mất trắng, thiệt hại 4,7 tỷ đồng", bà Biên chia sẻ.
Dù đối diện với nhiều khó khăn, thất bại nhưng suốt gần 30 năm gắn bó với nghề ngao, bà chưa bao giờ có ý định từ bỏ.
Hiện nay, mỗi năm bà cung cấp hàng nghìn tấn ngao thương phẩm và ngao giống. Thị trường mà bà Biên hướng đến là các nhà máy chế biến, các hộ nuôi trồng thủy sản ở khắp các tỉnh, thành miền Bắc và một số tỉnh phía Nam. Trung bình mỗi năm, sau khi đã trừ chi phí, gia đình bà Biên thu lãi gần 5 tỷ đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Biên còn tạo việc làm cho gần 20 lao động thường xuyên, với tiền lương 10 triệu đồng/tháng và hàng trăm lao động mỗi khi đến thời điểm thu hoạch. Ngoài ra, nhờ nghề nuôi ngao, vợ chồng bà còn nuôi 4 con vào đại học, cao đẳng, có công việc ổn định.
Dự định về thời gian tới, bà Biên mong muốn tỉnh Thanh Hóa quy hoạch vùng nuôi ngao ở huyện Hoằng Hóa để bà đầu tư, mở rộng mô hình tại quê nhà.
Ông Lê Bá Hải, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoằng Hóa cho biết bà Biên là gương nông dân điển hình tại địa phương trong nhiều năm qua.
Theo ông Hải, với những thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh, bà Nguyễn Thị Biên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen và được chứng nhận đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.
" alt=""/>Nữ tỷ phú khởi nghiệp từ vốn 0 đồng