![]() |
Giáo sư Dương Quảng Hàm. |
Lời hẹn cuối
Giáo sư Dương Quảng Hàm (1898 - 1946) đỗ thủ khoa khóa đầu tiên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cụ được bổ nhiệm làm Thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng Trường Bưởi.
Cuối năm 1946, trước tình hình Toàn quốc kháng chiến sắp sửa nổ ra, theo chủ trương của chính phủ, người Hà Nội tản cư về các vùng quê. Căn nhà của Giáo sư Hàm được đục tường, thông với các nhà bên cạnh thành một lối đi cho dân quân, tự vệ luồn qua đánh du kích.
Vợ chồng Giáo sư Hàm đã đưa ba người con nhỏ: Cương, Duyên, Minh về quê Hưng Yên trước. 5 người con lớn ở lại, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ Thủ đô.
Khi Toàn quốc kháng chiến nổ ra, vợ chồng Giáo sư Hàm được dân quân tự vệ dẫn đường, luồn qua các con phố đến đền Hàng Bạc rồi di chuyển ra vùng tự do bằng cách đi qua bãi đất dưới chân cầu Long Biên.
‘Hôm đó, cha mẹ tôi gặp chị Thoa (Giáo sư Lê Thi - con gái thứ 2 của vợ chồng Giáo sư Hàm) đang tham gia đội tự vệ, mang cơm nắm tiếp tế cho người dân.
Cuộc gặp chớp choáng giữa nơi mưa bom, bão đạn, chị chỉ kịp đưa cho cha mẹ hai nắm cơm rồi dặn: ‘Cậu, mợ (cha mẹ - nv) ở lại đây, sẽ có tự vệ đưa ra khỏi thành phố’, ông Dương Tự Minh xúc động chia sẻ.
Đội dân quân tự vệ có chủ trương: Đàn bà đi trước, đàn ông đi sau. Giáo sư Hàm động viên vợ: ‘Mình yên tâm, ta gặp nhau ở quê’. Nào ngờ, đó là giây phút cuối cụ bà nghe tiếng nói của chồng.
Cụ bà Trần Thị Vân vượt qua con đường nguy hiểm, luồn dưới gầm cầu Long Biên đến khu vực an toàn rồi đi đò qua bên kia sông Hồng, thẳng hướng quê nhà Phú Thị (Hưng Yên).
![]() |
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, cụ bà Vân vẫn ngóng ngày chồng trở về. |
Ròng rã mấy ngày, cụ bà Vân cũng về đến quê. Thấy bóng dáng cụ từ xa, ba người con nhỏ chạy ra, ôm chầm lấy mẹ. Ông Dương Tự Minh hỏi: ‘Cậu đâu? Sao cậu không đi cùng mợ’? Nghe con hỏi, cụ bà Vân sững sờ.
'Mãi sau này chúng tôi mới biết, trên đường đi, cụ Hàm bị phục kích rồi ngã xuống làn đạn của giặc', ông Tự Minh kể tiếp.
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, gia đình luôn mong chờ tin tức của Giáo sư Hàm. Bao đêm ròng, cụ bà Vân thức trắng, nước mắt ướt đầm tay áo. Đến vùng nào tản cư, gặp học trò, người quen của chồng, cụ bà đều dò la tin chồng nhưng thông tin về Giáo sư Hàm vẫn bặt vô âm tín.
Giải phóng Thủ đô, cụ bà Trần Thị Vân mới thực sự tin rằng, chồng mình đã qua đời. Cụ bà lấy ngày 19/12/1946 (27/11 năm Bính Tuất - ngày toàn quốc kháng chiến) làm ngày giỗ chồng. Trong nghĩa trang họ Dương ở Hưng Yên có thêm ngôi mộ mới của Giáo sư Dương Quảng Hàm nhưng chỉ là mộ gió.
Cuộc khai quật hài cốt dưới tòa nhà
‘Hàng chục năm trôi qua, cái chết của cha tôi luôn là một ẩn số. Đến năm 1999, nhờ một số người tham gia dân quân tự vệ thời kỳ ấy xác nhận, chúng tôi mới biết, cha mất cuối tháng 12 năm 1946 nhưng sau đó thi thể cha bị đưa đi đâu không rõ. Năm 2000, cha tôi được nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sĩ', ông Minh nói.
![]() |
Lễ phong tặng danh hiệu liệt sĩ cho Giáo sư Dương Quảng Hàm. |
Thực hiện di nguyện của mẹ, các con Giáo sư Hàm nhiều lần tìm kiếm mộ cha.
‘Gần 20 năm trước, chúng tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm. Có người mách cha tôi bị giặc bắn vào đầu, chúng hất thi thể cụ xuống hồ trước cửa nhà thờ Liễu Giai. Dân quân tự vệ vớt lên, đưa về nghĩa trang Nhổn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chôn cất.
Cả nhà đến nghĩa trang Nhổn, thấy mộ liệt sĩ vô danh nhưng đề hi sinh năm 1948 - 1949. Trong khi đó, những người biết vụ việc cha tôi qua đời, xác nhận cụ mất năm 1946.
Vài tháng sau, người ta lại báo ngôi mộ nằm phía sau ngôi mộ kia mới là của cụ Hàm.Tôi lên kiểm tra, đó cũng là mộ vô danh, không có gì hơn’, ông Minh cho biết thêm.
![]() |
Ông Dương Tự Minh. |
Sau đó, chị gái ông Minh nghe người ta nói, Giáo sư Hàm được chôn cất gần Bệnh viện Việt Đức. Sau này người ta xây nhà, chuyển mộ lên nghĩa trang Bất Bạt (Ba Vì, Hà Nội).
Lần theo chỉ dẫn lên Bất Bạt, con cháu Giáo sư Hàm tìm thấy một ngôi mộ vô danh khác. Lúc đó, kỹ thuật xác định bằng ADN chưa có, thủ tục xin khai quật mộ rất phức tạp nên các con Giáo sư Hàm đã tổ chức thăm viếng cả ba ngôi mộ, hương khói đầy đủ.
Cách đây khoảng 8 năm, tại một tòa nhà ở đường Trần Phú (Hà Nội), người ta sửa chữa tầng hầm, đào lên có nhiều bộ hài cốt dưới đó.
Một số thông tin cho rằng, trong các bộ hài cốt đó, có hài cốt Giáo sư Hàm. Để chắc chắn, con cháu Giáo sư Hàm đề nghị lấy ADN xét nghiệm. Kết quả giám định khiến gia đình một lần nữa thất vọng. Tất cả các mẫu ADN lấy từ các hài cốt dưới biệt thự không có mẫu nào trùng khớp.
'Đến giờ, các anh chị em tôi, người đã mất, người đã già yếu. Mọi tia hi vọng tìm hài cốt cha đã không còn. Dẫu vậy, năm nào chúng tôi cũng về nghĩa trang họ Dương (Hưng Yên) thắp hương cho cha mẹ.
Tôi tự an ủi mình rằng, dù không tìm được hài cốt cha nhưng danh tiếng của ông sẽ sống mãi trong lòng con cháu và mọi người’, ông Tự Minh ngậm ngùi nói.
Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.
" alt=""/>Cái chết bí ẩn, 70 năm chưa tìm được hài cốt của hiệu trưởng trường BưởiĐàm Vĩnh Hưng chứng tỏ năng lượng và sức làm việc bằng hàng loạt sản phẩm như live show, dự án album và MV trong năm. Nhiều người nói anh không sở hữu giọng hát đẹp, học nhạc bài bản nên trở thành ngôi sao ca nhạc là nhờ may mắn. Thế nhưng may mắn liệu có mỉm cười suốt 10 năm qua nếu không có sự cố gắng và cả cái đầu hơn người?
Cũng không thể phủ nhận cái tên Đàm Vĩnh Hưng 10 năm qua luôn gắn với thị phi, những luồng dư luận trái chiều. Anh tổ chức live show 9 tỷ đồng, nhiều người khâm phục nhưng không ít người cho rằng anh điên cuồng và chơi trội.
Chân bị thương trong live show bị chỉ trích là chiêu trò PR. Việc công khai số nợ 20 tỷ đồng phải trả cho mẹ trong 10 năm nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của hầu hết đồng nghiệp nhưng rất nhiều khán giả đánh giá anh đang PR cho show diễn, phản đạo đức…
Vào ngày đầu năm 2017, gặp Đàm Vĩnh Hưng sau một ngày anh quay hình cho MV Anh là soái ca, anh khẳng định: “Khi tôi đã quyết định làm việc gì, tôi sẽ làm đến cùng dù mọi người xung quanh phản đối thế nào”. Đây cũng là lần đầu, anh nhắc đến mối quan hệ với mẹ sau việc lên Facebook tố mẹ nợ nần.
- Đầu tháng 12 khi công khai số nợ phải trả cho mẹ là 20 tỷ đồng, anh nhận nhiều luồng dư luận trái chiều. Tâm trạng anh khi đó thế nào?
- Tôi trả nợ từ bé đến giờ. Không có một cái Tết, Noel nào mà tôi vui trọn vẹn. Nếu có, tất cả chỉ là cảm xúc giả. Vui sao được khi người ở trong nhà mà đi ra đi vào mà không muốn nhìn mặt nhau. Không khí gia đình tôi luôn rất nặng nề.
Những người lên án, muốn giáo dục tôi thế này, thế kia đó là chuyện của họ. Những người đó chưa bao giờ cùng quan điểm nên tôi không cần họ thấu hiểu và yêu thương tôi. Cái tôi cần nhất là ngăn chặn hành động mượn nợ của mẹ.
Những người chủ nợ đến gặp tôi đều có một câu quen thuộc: tôi không biết. Vì vậy, tôi phải có câu trả lời cho mọi người. Tôi không thể trả nợ nữa. Chả lẽ tôi trả nợ đến già, đến chết hay sao? Những người trách tôi chắc chưa bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh của tôi đâu.
Mọi người có biết chưa có một trại tù nào ở miền Nam này mà chưa có dấu chân tôi. Bao nhiêu bạn bè, fan… đều bị bà mượn nợ với vô số lý do thuyết phục. Mọi người có biết cảm giác nhục thế nào không?
- Anh chọn thời điểm đưa thông tin này trước live show ở Đà Nẵng, Nha Trang vì vậy không thể tránh khỏi nhận định đây là chiêu PR. Anh nói gì về điều này?
- Live show kỷ niệm của tôi đã xong trước đó rồi. Còn hai show ở Đà Nẵng và Nha Trang thì có người đã mua. Vì vậy tôi không cần làm gì để um xùm nữa. Tôi còn chưa đủ nổi tiếng nữa sao? Tôi cần gì phải nổi tiếng bằng cách dơ bẩn đó.
Tôi lên tiếng lúc ấy vì quá bức xúc. Có nhiều người đến đòi nợ, hắt nước, tạt sơn, mắm tôm vào nhà tôi. Tôi đã xác định rất rõ, ngày hôm đó tôi nói ra sự thật, mọi người thích nói gì cứ nói.
Đa số mọi người ủng hộ tôi công khai chuyện này, thậm chí còn khuyên nên công khai sớm hơn. Họ không ngờ người hào nhoáng như tôi mà vướng bi kịch như thế.
- Từ khi công khai việc mẹ mượn nợ, anh đối diện với bà thế nào?
- Tôi và mẹ không nói chuyện với nhau mấy tháng nay rồi. Tôi cũng không ăn một cái gì bà nấu. Chuyện này diễn ra bao nhiêu năm, đã quá sức chịu đựng của tôi. Tôi còn hai đứa con, còn phải nuôi chúng. Nếu cứ tiếp tục trả nợ thì chúng sẽ ra sao.
![]() |
Mr. Đàm không ngại đầu tư tốn kém cho các sản phẩm. Ảnh: Bá Ngọc.
|
- Giữa lúc ồn ào, anh vẫn làm việc hăng say. Đó là cách anh xoa dịu tinh thần?
- Lao vào công việc cũng là một cách tiếp tục trả nợ. Thôi, bây giờ có lẽ nên chuyển sang chuyện khác, không khéo tôi lại bị đánh giá PR show nữa.
- Anh có thể bật mí số nợ anh còn phải trả cho mẹ?
- Nói ra cũng chả được gì. Tôi sẽ cắn răng chịu đựng tất cả. Tôi chịu đựng, đến khi nào không chịu được thì bung tiếp như lúc trước đó.
- Trước hay sau khi công khai số nợ phải trả cho mẹ, anh đều đầu tư lớn cho các sản phẩm âm nhạc. Nhiều khán giả thắc mắc sao anh không tiết kiệm tiền để trả nợ?
- Tôi phải nói cho rõ, công việc tôi làm khác với việc mẹ tôi gây nợ. Tôi không phải là người mượn tiền nên tôi không có nghĩa vụ phải trả tất cả. Tôi đã trả nhiều lần rồi. Nếu tôi trả tiếp thì bà sẽ tiếp tục mượn. Tôi còn cuộc sống của mình nữa chứ. Hơn nữa, một sản phẩm đâu phải là tài sản khủng khiếp để cân bằng với số nợ nần.
Khi công khai chuyện của mẹ, tôi chưa từng kêu gọi ai trả nợ giùm, chưa từng nhờ ai giúp đỡ. Tôi cũng chưa từng nói mình phá sản, mượn nợ hay bán nhà.
![]() |
Đàm Vĩnh Hưng lao vào công việc để kiếm tiền trả nợ cho mẹ. Ảnh: Bá Ngọc.
|
- MV "Anh là soái ca" mời một dàn sao, thực hiện nhiều đại cảnh, anh đã đầu tư bao nhiêu cho sản phẩm ra mắt vào dịp Tết?
- Tôi chưa tính được vì mọi việc chưa hoàn tất. Chỉ biết rằng, khi thực hiện MV, tôi mời 60 nam tham gia thì phải may 60 bộ vest, 60 bộ sơ mi trắng, quần âu và giày trắng. Tiếp đó, tôi thuê đạo diễn hot nhất hiện nay, sử dụng máy quay hiện đại, flycam.
- Anh nạp năng lượng thế nào để có thể làm việc liên tục khiến người xung quanh vắt chân lên cũng không theo kịp?
- Nếu tôi là ca sĩ trẻ thì có lẽ sẽ làm việc từ từ một chút vì con đường còn dài, còn nhiều sự lựa chọn. Ca sĩ hàng ngôi sao phải luôn có những hoạt động tích cực nhất nếu không muốn bị ngủ quên.
Tôi nghĩ mình là một trong ít ca sĩ hàng kỳ cựu mà còn hoạt động liên tục, không dừng lại. Mà tôi là người mắc bệnh nghiện làm việc. Cho tôi ở không, không chịu được. Chỉ cần nghỉ hai ngày thôi là tôi sẽ kiếm chuyện để làm rồi.
Làm việc chăm chỉ sẽ giữ vị trí của tôi trong lòng khán giả lâu hơn nữa. Ở Việt Nam rất lạ, nếu xuất hiện nhiều quá thì gây nhàm chán còn không có hoạt động thì sẽ bị lãng quên. Làm cách nào bây giờ? Đó là điều rất khó. Vì thế, tôi phải có nhiều gạch đầu dòng để làm như âm nhạc, sản phẩm, hình ảnh và hành động đối với cộng đồng, xã hội…
- Làm sao để không có cảm giác nhàm chán và chai lỳ cảm xúc khi anh đi hát quá nhiều?
- Có lẽ ông trời cho tôi cảm xúc dạt dào. Khi có tên tuổi, vị trí thì tôi không thể cho phép mình làm cẩu thả. Mà muốn làm lớn chuyện nghĩa là lớn tiền.
Quay MV đơn giản, vài chục triệu, tôi cũng làm được nhưng như thế lại cảm giác bị đi xuống, tự đánh giá bản thân thấp và đưa tới cho khán giả sản phẩm tồi. Như thế đón nhận lại tình cảm của khán giả cũng sẽ tồi thôi.
Do đó, tôi không ngại đầu tư cho sản phẩm. Sau này về già, nhìn lại, tôi không thể đổ cho hoàn cảnh mà chỉ biết rằng sản phẩm đó tốt hay xấu, hay hoặc dở mà thôi.
Theo Zing
" alt=""/>Đàm Vĩnh Hưng không nói chuyện với mẹ mấy tháng qua