Theo sinh viên Andy Zhou, những người trẻ tuổi tại Vũ Hán rất muốn dùng thử dịch vụ. Khi đang ngồi xe, anh nhận được chú ý từ các tài xế xung quanh. Một số còn chụp lại ảnh.
Zhou cảm thấy an toàn khi ngồi trên taxi tự lái nhưng cho biết, những chiếc xe này phanh nhiều hơn so với taxi có người lái, đặc biệt khi đèn giao thông thay đổi tín hiệu hay có xe khác lấn làn. Trong một lần xe phanh gấp, anh đã làm đổ chai nước đang mở.
Ở Vũ Hán, robotaxi màu trắng có thể dễ dàng nhận ra trên đường vì nóc của chúng trang bị cảm biến hình trụ. Màn hình hiển thị trên nóc cho biết trạng thái của xe như "đang hoạt động", "rẽ trái / phải" hoặc "quay đầu xe". Dù nhiều xe không cần tài xế ngồi sau tay lái, một số yêu cầu người lái xe, tùy thuộc vào loại giấy phép được cấp cho đơn vị khai thác.
Các xe như Apollo Go không thể đón khách dọc đường như taxi kiểu cũ nhưng việc đặt xe khá thuận tiện qua ứng dụng Apollo Go, bản đồ Baidu hoặc ngay trên WeChat.
Robotaxi tránh một số điểm du lịch quá đông đúc như Tháp Hoàng Hạc và khuôn viên Đại học Vũ Hán. Chúng cũng nhận đón và trả khách tại Sân bay Quốc tế Thiên Hà Vũ Hán.
Khi xe đến, người dùng mở khóa cửa bằng cách nhập bốn chữ số cuối của số điện thoại Trung Quốc đã đăng ký, sử dụng màn hình cảm ứng được nhúng trong gương chiếu hậu. Sau khi yên vị, hành khách khởi động xe bằng cách chạm vào nút "Bắt đầu chuyến đi" trên một cặp màn hình máy tính bảng gắn ở phía sau ghế trước.
Hệ thống thông tin giải trí trên máy tính bảng cung cấp thông tin chuyến đi theo thời gian thực bằng tiếng Trung và tiếng Anh, đồng thời cho phép hành khách điều chỉnh điều hòa không khí, truy cập dịch vụ phát nhạc trực tuyến của Netease hoặc xem video quảng cáo về Baidu và công nghệ tự lái của hãng.
Mỗi chiếc xe có thể chở tối đa 3 hành khách và tất cả phải ngồi ở phía sau. Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và những người trên 70 tuổi không được phép sử dụng dịch vụ, vật nuôi và các hành lý cỡ lớn cũng vậy.
Nỗi lo robotaxi cướp việc làm
Robotaxi đang ngày càng phổ biến nhờ giá cả cạnh tranh. Một chuyến đi từ Bệnh viện Nhân dân thứ ba Hồ Bắc đến Nhà hát lớn Qintai, khoảng cách 3km, chỉ tốn 4,2 NDT (gần 15.000 đồng) sau khi khuyến mãi. Trong khi đó, cùng một chuyến đi trên taxi thông thường có giá 15 NDT (hơn 52.000 đồng).
Dịch vụ dễ sử dụng và cước rẻ nhanh chóng khiến những chiếc xe Apollo Go được tìm kiếm nhiều ở Vũ Hán. Kể cả không phải giờ cao điểm, thời gian chờ xe có thể lên đến nửa tiếng. Zhou cho biết phải đợi hơn 1 giờ sau khi đặt robotaxi. Wang Lei, nhân viên bán hàng 24 tuổi – người thực hiện nhiều chuyến đi Apollo Go – nói rằng chỉ chọn dịch vụ nếu không vội.
Sự phổ biến của robotaxi ở Vũ Hán khiến một số hãng taxi khó chịu. Cuối tháng trước, hãng taxi Wuhan Jianshe công bố thư ngỏ, nêu 4/159 tài xế của họ đã nghỉ việc từ tháng 4 do thu nhập giảm. Công ty cáo buộc robotaxi đánh cắp việc làm của người dân bình thường.
Vấn đề này cũng được tranh luận sôi nổi. Một cuộc khảo sát đang diễn ra của tờ The Paper cho thấy 51% trong hơn 3.000 người được hỏi nghĩ rằng robotaxi sẽ thay thế tài xế con người, trong khi 35% dự đoán chúng có tác động nhưng không thay thế hoàn toàn taxi thông thường. Chỉ 12% tin rằng robotaxi không có tác động.
Việc triển khai ô tô tự lái ở các thành phố như Vũ Hán đã làm gia tăng lo ngại về an ninh việc làm, vì tài xế công nghệ và giao hàng, được xem là phương án cuối cùng của người dân trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Lái xe taxi giúp họ có được dòng tiền ổn định với ngưỡng gia nhập thấp. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, có 7 triệu tài xế taxi được cấp phép trên cả nước tính đến cuối tháng 5.
Dù quy mô thử nghiệm ở Vũ Hán còn nhỏ, Baidu đặt mục tiêu hòa vốn trong thành phố vào cuối năm nay và muốn mở rộng dịch vụ trên toàn quốc sau đó. Vào tháng 5, Chen Zhuo, Giám đốc đơn vị tự lái của Baidu, chia sẻ công ty có kế hoạch "nhân rộng trải nghiệm thành công của Vũ Hán" ở các thành phố khác.
Các thành phố khác của Trung Quốc cũng thể hiện sự nhiệt tình trong việc áp dụng công nghệ không người lái. Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến cho phép robotaxi trên các con đường được chỉ định hoặc ở một số khu vực nhất định, nhưng nói chung không phải ở trung tâm thành phố. Thượng Hải sẽ đưa robotaxi vào một số con đường trong khu tài chính Phố Đông vào đầu tuần tới, với giấy phép được cấp cho bốn công ty robotaxi - Baidu, AutoX, Pony.ai và SAIC AI Lab.
Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho Baidu, Pony.ai, WeRide và AutoX vận hành dịch vụ đưa đón tự động giữa Sân bay Quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh và khu vực Yizhuang, dù vẫn yêu cầu người lái xe.
Tuy nhiên, việc triển khai thương mại robotaxi vẫn còn ở giai đoạn sơ khai vì đòi hỏi"nhận thức cao hơn và khả năng ra quyết định", theo Hong Wanting, một nhà phân tích cao cấp của hãng nghiên cứu IDC ở Trung Quốc.
"Robotaxi vẫn bị hạn chế ở một số khu vực nhất định, hoặc yêu cầu một số nhân viên điều khiển từ xa thực hiện các chương trình dự phòng và bảo mật", Hong nói.
Baidu là công ty hàng đầu của Trung Quốc trong ngành công nghiệp tự lái, đã đạt đến cấp độ 4, trong đó các phương tiện có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Cho đến nay, mức độ an toàn của công nghệ này gần như hoàn hảo, tai nạn nghiêm trọng nhất chỉ dẫn đến trầy xước trên xe.
Trở lại Vũ Hán, một tài xế họ Lin đang làm cho nền tảng gọi xe Caocao Mobility của Geely, cho biết robotaxi "hành xử" tốt trên đường vì không bao giờ tăng tốc hoặc cắt ngang các tài xế khác, nhưng hành vi đó lại làm cản trở giao thông.
Không ai trong số 6 tài xế taxi nói chuyện với SCMP cảm thấy lo ngại về việc bị mất việc làm do kỹ năng lái xe hạn chế của robotaxi so với con người.
Một tài xế họ Lu, khoảng 50 tuổi, khen ngợi công nghệ này trong bối cảnh dân số già của Trung Quốc.
"Tôi sẽ nghỉ hưu sau 10 năm nữa. Tôi không sợ mất việc, nhưng sẽ có ít người làm tài xế hơn. Chúng ta sẽ cần những chiếc xe không người lái trong tương lai”.
(Theo SCMP, CNN)
" alt=""/>Tương lai của giao thông nội đô nhìn từ taxi không người lái ở Vũ HánTừ lớp học theo giới tính, sở thích đến lớp học chung, bắt buộc
Kể từ nửa cuối thế kỷ 19, bên cạnh dạy học sinh tính và viết, các trường học Phần Lan cũng dạy học may và dùng các dụng cụ thông dụng nhất.
Lúc đầu, các lớp học dựa trên giới tính của học sinh, trai học mộc, gái thêu đan.
Từ cuộc cải cách giáo dục vào cuối những năm 1970, môn học chia theo môn chung cho cả trai lẫn gái dựa theo sở thích.
Từ giữa những năm 1990, mộc và thêu đan được nhập làm một gọi là Thủ công và là môn học bắt buộc cho tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 6. Đây cũng là môn tự chọn của học sinh lớp 7 đến lớp 9.
Mặc dù giáo dục thủ công có lịch sử lâu dài như vậy, nhưng nó không phải là một tàn tích lịch sử; trái lại, là một truyền thống luôn thay đổi và phát triển với thời đại theo nhiều cách.
![]() |
Những sản phẩm thủ công của học sinh ở một trường phổ thông tại thủ đô Helsinki. Ảnh: Lê Lam |
Mục đích và nội dung của giáo dục thủ công đã chuyển từ cách tiếp cận tập trung vào các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày, đến thực tiễn và kinh tế sang cách tiếp cận chú trọng các giá trị mang tính giáo dục.
Ví dụ, tính cẩn thận, thông qua sự nỗ lực thực hành kỹ thuật tỉ mỉ, đặc trưng cho những ngày đầu học thủ công đã đem đến cho trường học hiện đại những ý tưởng táo bạo và thử nghiệm thú vị cho học sinh, với mục đích tìm kiếm niềm vui và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Phát triển các kỹ năng thiết kế và diễn đạt là một mục tiêu chính được thúc đẩy cả ở bình diện cá nhân cũng như thông qua các dự án tập thể.
Ý nghĩa văn hóa và xã hội của môn thủ công được nghiên cứu tốt như quá trình thủ công. Các kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại và bối cảnh văn hóa cũng đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng trong giáo dục thủ công.
Tầm quan trọng của giáo dục thủ công được thể hiện rõ nhất ở chỗ: Giúp mọi người phát triển tất cả các khía cạnh của nhân cách một cách như nhau. Bởi vì, thủ công là một quá trình gồm nhiều mặt: từ việc tạo ra các ý tưởng sản phẩm, thiết kế hình ảnh và kỹ thuật, đến sản xuất và đánh giá.
Một mục tiêu chính trong giáo dục thủ công là làm cho các em học sinh nhận thức về sinh thái học.Học tập thủ công cần thực hành nhiều, kèm theo một quá trình rất chậm, học sinh có thời gian để làm quen với các vật liệu mà mình làm việc cùng.
Với kiến thức về vật liệu thu được thông qua kinh nghiệm cá nhân, các em học cách hiểu và coi trọng vật liệu, từ đó thúc đẩy sự phát triển đạo đức sinh thái.
Những mục tiêu rộng hơn này rõ ràng là không thể đạt được trong giáo dục cơ bản với một số giờ có hạn.
Đưa kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục thủ công
Theo giáo sư Pirita Seitamaa-Hakkarainen, chuyên gia nghiên cứu thủ công tại Trường ĐH Helsinki, chương trình khung trước đây đặt ra yêu cầu cụ thể cho học sinh các nhóm tuổi cần học và làm theo thời gian nhất định trong năm.
Chẳng hạn, với lớp dệt may và lớp thiết kế, mùa thu chủ yếu tất, mũ; mùa xuân bằng những chiếc váy quấn.
Ở các lớp thấp hơn, học sinh phải học móc, trong khi ở các lớp trên, học cách cắt may quần, áo.
Matinlauri, giáo viên dạy thủ công ở trường Norssi (Helsinki) cho rằng:
“Chương trình giảng dạy mới hiểu rõ hơn rằng có sự khác biệt giữa những người làm thủ công. Nó nhấn mạnh tới cách làm đồ thủ công riêng của mỗi học sinh".
Giáo dục thủ công đã được thiết kế lại nhiều lần nhằm mang lại lợi ích cho học sinh trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp tương lai.
Đây là lý do tại sao các lớp học bao gồm các dự án phát triển phần mềm và lập kế hoạch dựa trên thiết kế dịch vụ.
Nhiều giáo viên dạy nghề đã nghiên cứu giáo dục công nghệ như một đề tài nhỏ, và nhiều người cũng có khả năng liên kết kiến thức này với việc dạy học của họ.
Ngày nay, có một phòng thí nghiệm 3D được trang bị máy in và máy tính ở tầng hầm của trường Norssi. Minna Matinlauri và Pirita Seitamaa-Hakkarainen đều nghĩ rằng giáo dục thủ công ở Phần Lan hiện nay hướng đến phát triển sự sáng tạo cá nhân của học sinh và ý thức về năng lực của họ.
Việc quan tâm đến phong cách cá nhân và cách làm riêng phát triển nhờ vào phong trào "tự làm" (DIY - do it yourself), chú trọng vào việc thủ công truyền thống.
Ví dụ, học sinh sử dụng rất nhiều vật liệu tái chế. Họ cũng theo dõi thế giới thủ công thông qua Instagram và blog thủ công.
"Giáo dục thủ công dạy cho học sinh kỹ năng cụ thể, nhưng điều tôi thấy quan trọng nhất là học trò trải nghiệm niềm vui khi làm, cũng như nắm bắt được năng lực thông qua kế hoạch và các bài tập," Matinlauri nói.
Nhà nghiên cứu não Minna Huotilainen tiếp cận chủ đề từ một quan điểm khác.
Cô đã nghiên cứu mối liên hệ giữa công việc thể lực với việc học và cho rằng thủ công và các kỹ năng liên quan cũng rất quan trọng về mặt học tập.
Theo Huotilainen, thử thách của công việc thủ công đặt ra một nhiệm vụ cho bộ não, còn việc sử dụng tay cũng có lợi cho việc học khác.
Chẳng hạn: một mặt, công việc thủ công có thể giúp thư giãn và tập trung, trong khi nó cũng có thể minh họa những điều đã học được.
Huotilainen nói rằng toán học, ví dụ, được dễ hiểu hơn nếu phép tính được minh họa với, chẳng hạn, quả bóng chuyển giữa hai giỏ.
"Hành động với một thành phần vật lý, thậm chí là một thành phần nhỏ, truyền đạt cho tâm trí mấu chốt của vấn đề", Huotilainen nói.
Đào tạo giáo viên và nghiên cứu giáo dục thủ công ở Phần Lan
Việc truyền lại và phát triển truyền thống giáo dục thủ công cho các thế hệ tương lai chủ yếu vẫn do các giáo viên dạy nghề, các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đảm nhiệm.
Các giáo viên dạy thủ công ở các trường học Phần Lan đều là những người được đào tạo với bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về lĩnh vực này.
Nghiên cứu khoa học về thủ công và giáo dục thủ công đã được thực hiện ở Phần Lan từ đầu những năm 1980.
Cho đến nay, đã có hàng chục luận án tiến sĩ về đề tài này đã được hoàn thành.
Hiện nay, việc đào tạo chuyên môn nghề thủ công ở Phần Lan tập trung ở các trường: ĐH Helsinki, ĐH Turku, Đại học Đông Phần Lan và Học viện Abo.
Các ngành thủ công được đào tạo ở đây gồm: khoa học thủ công, giáo dục thủ công, phương pháp sư phạm của nghề thủ công.
Tuy nhiên, cùng với các giáo viên ở trường học, thủ công ở Phần Lan còn được khuyến khích và thúc đẩy với sự góp sức của một tổ chức quan trọng là Hội mạng lưới Thủ công (Käsityö verkossa ry).
Trọng tâm hoạt động của hội là trang web https://punomo.fi/ và mạng lưới liên kết với nó.
Trang web https://punomo.fi/ là một trang mạng phong phú, gồm các hướng dẫn thủ công và ý tưởng được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này, thông qua đó truyền thống và ý tưởng mới được truyền đến môn học thủ công ở các trường.
Trang web này đã hoạt động từ năm 1996. Mạng lưới Punomo.fi còn có các blog về thủ công của giáo viên, trường học và nhóm giảng dạy, mà qua đó truyền thống được truyền lại.
Dạy và học thủ công ở một số nước: Chế biến gỗ ở Nhật Bản, thiết kế tại Úc
Giáo dục thủ công trong trường học không nên chờ được cho phép.
Ví dụ ở Mỹ, kỹ năng thủ công có sự hiện diện nổi bật nhất trong các câu lạc bộ buổi chiều và các hoạt động sau giờ học.
Ở Úc, việc hướng dẫn tập trung vào thiết kế và công nghệ.
Còn ở Nhật Bản, nơi văn hóa thủ công mạnh, các trường học chủ yếu dạy nghề chế biến gỗ.
Đồ dệt thủ công là một phần của kinh tế gia đình.
“Theo nhận xét từ bên ngoài, giáo dục thủ công của trường học Phần Lan được đánh giá cao,” Pirita Seitamaa-Hakkarainen nói và dẫn một ví dụ:
“Trong chuyến thăm của mình, Paulo Blikstein, phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Stanford, đã bị quyến rũ bởi cơ sở và dụng cụ học tập trong các trường học Phần Lan. ”
Blikstein là người tiên phong của FabLabs, hoặc các cơ sở hội thảo được trang bị các thiết bị kỹ thuật số. Ông đã lấy cảm hứng từ các lớp học thủ công của Phần Lan để sắm máy may cho các cơ sở của Stanford. Thủ công là một môn học rất phù hợp để lồng ghép với một số môn học khác.
“Thủ công phù hợp tốt với lịch sử, giáo dục tiêu dùng, các dự án tái chế… Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã làm việc cùng với những nghiên cứu khác, trong đó có vật lý và môi trường”, Seitamaa-Hakkarainen nói.
Lê Lam (Tổng hợp)
Cách tổ chức các hoạt động giáo dục ở đây đều thấm nhuần tinh thần cởi mở, hướng tới mục tiêu tạo nên những con người hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong một xã hội tự do và dân chủ.
" alt=""/>Môn thủ công trong trường học Phần LanChiều hôm qua, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2020 của 108 trường công lập.
So với năm ngoái, điểm chuẩn nhiều trường tốp đầu ở TP.HCM tăng 2-3,5 điểm, thậm chí lên 5,5 điểm.
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Tân Bình) tiếp tục có điểm chuẩn cao nhất thành phố với lần lượt 3 nguyện vọng 1 - 2 - 3 là 41 – 41,5 – 42 điểm, tăng 3,5 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái là 37,5 – 37,75 – 38 điểm, nguyện vọng 3 tăng 4 điểm.
Trường THPT Gia Định (Bình Thạnh) có điểm chuẩn 39 – 39,75 – 40 cũng tăng 3,25 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm 2019 là 35,75 – 36,25 – 37 điểm.
![]() |
Học sinh thi vào lớp 10 ở TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) |
Trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM (Quận 5) có điểm chuẩn lần lượt ở các nguyện vọng là 39 – 39,5 – 39,5 điểm, tăng 2,25 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái là 36,75 – 37,25 – 38 điểm.
Trường THPT Trưng Vương (Quận 1) có điểm chuẩn các nguyện vọng là 35 – 35,25 – 35,25 điểm, tăng 3 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái (32 – 32,75 – 33,75 điểm).
Cũng tại Quận 1, Trường THPT Bùi Thị Xuân có điểm chuẩn 37 – 38 – 39 điểm, tăng 2,75 điểm ở nguyện vọng 1.
Điểm chuẩn nguyện vọng 1 ở Trường THPT Lương Thế Vinh năm nay tăng 3 điểm so với năm ngoái.
Ở Quận 3, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, có điểm chuẩn 38,25 – 39 – 39,5, tăng 2 điểm ở nguyện vọng 1.
Trường THPT Lê Quý Đôn có điểm chuẩn là 37 – 38 – 39 tăng 2,5 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái 34,5 – 35,25 – 36.
Năm nay điểm chuẩn ở Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) là 37,25 – 38,25 – 39,25 điểm, tăng 3,5 điểm so với năm ngoái. Trong đó, điểm chuẩn nguyện vọng 2 và 3 tăng tới 4,5- 5,5 điểm.
Riêng Quận Phú Nhuận, Trường THPT Phú Nhuận có điểm chuẩn cao nhất với 37,5 – 37,5 – 38 điểm, điểm nguyện vọng 1 tăng 3,25 điểm so với năm ngoái.
Trường THPT Trần Phú (Tân Phú) có điểm chuẩn 38,25 – 38,75 – 39 tăng ở nguyện vọng 1 là 3 điểm so với năm ngoái 35,25 – 36,25 – 37,25.
Ở quận Thủ Đức, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân có điểm chuẩn cả 3 nguyện vọng là 36,75 tăng ở nguyện vọng 1 mức 2,75 điểm so với năm ngoái là 34 – 34,5 – 35 điểm.
Riêng ở ngoại thành, Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn) có điểm chuẩn cao nhất theo các nguyện vọng là 36,75 – 37,75 – 38,75 điểm, tăng 2,75 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái (34- 34,25- 35,25 điểm).
Trường ngoại thành có khởi sắc
Năm nay, điểm chuẩn vào lớp 10 công lập các trường ngoại thành ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ cũng tăng so với năm ngoái.
4 trường có điểm chuẩn thấp nhất thành phố với mức 16 điểm gồm THCS-THPT Thạnh An, THPT Bình Khánh, THPT Cần Thạnh, THPT An Nghĩa (Huyện Cần Giờ). Tuy nhiên, so với năm ngoái điểm chuẩn nguyện vọng 1 ở những trường này đã tăng 0,25 đến 1 điểm.
Đặc biệt, Trường THPT Phong Phú (huyện Bình Chánh) có điểm chuẩn 20 -20,25 – 20,25 điểm, tăng 5 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái.
Thấy gì từ điểm thi lớp 10 năm 2020?
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay điểm chuẩn lớp 10 công lập ở TP.HCM cho thấy biểu đồ đề thi lớp 10 các năm tương đối ổn định.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian nghỉ kéo dài, học sinh phải chuyển qua học trực tuyến nhưng kết quả thi rất khả quan. Đề thi vào lớp 10 hướng đến sự đổi mới dạy học, vận dụng kiến thức liên môn.
Theo ông Hiếu, TP.HCM duy trì tỷ lệ 70% học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học công lập lớp 10. Do vậy, hàng năm có khoảng 20.000 học sinh không đỗ vào 3 công lập. Tuy nhiên, các em không thiếu chỗ học bởi các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường tư thục tuyển hơn 35.000 chỉ tiêu.
Về mức điểm điểm chuẩn thấp ở một số trường khu vực ngoại thành, ông Hiếu nhìn nhận, trước đây có những trường chỉ lấy 13 – 14 điểm, nhưng năm nay thấp nhất là 16.
“Thực tiễn phổ cập bậc trung học là huy động 85% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT. Ở các huyện ngoại thành gần như học sinh không có điều kiện học nào ngoài học THPT, vì vậy tỉ lệ tuyển sinh các trường ở ngoại thành là 90%. Nếu học sinh không nộp đơn đăng ký vào học thì phải đảm bảo ít nhất tuyển 85% học sinh THCS để phổ cập trung học, vì vậy điểm chuẩn các trường ngoại thành thấp.
Riêng các trường huyện ngoại thành Hóc Môn có điểm chuẩn cao, do có sự chia sẻ từ Quận 12, Tân Bình, Bình Tân bởi khu vực này học sinh quá đông. Ở Quận 8 (nội thành) nhưng Trường THPT Nguyễn Văn Linh có điểm chuẩn thấp do trường nằm ở cuối đường, khó đi, học sinh đăng ký ít và chủ yếu là nguyện vọng 3”- ông Hiếu giải thích.
Lê Huyền
Chiều 10/8, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập.
" alt=""/>Điểm chuẩn vào lớp 10 ở TP.HCM tăng vọt