Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tháng trước tuyên bố Huawei đang bị quay lưng trên toàn cầu. Ông khen ngợi các nước như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Estonia vì “chỉ cho phép nhà sản xuất đáng tin cậy trong mạng 5G”. Carisa Nietsche, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ, cho rằng họ mới chỉ thay đổi suy nghĩ từ năm ngoái. Ngoài ra, các nước phương Tây lớn như Anh, Pháp và Đức vẫn chưa công bố lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei. Tuy nhiên, đang có sự biến chuyển lớn tại châu Âu.
Nhà mạng và các nước châu Âu lo ngại Huawei không thể cung cấp cơ sở hạ tầng 5G đúng hạn khi xét tới hàng loạt đòn tấn công vào công việc kinh doanh theo lệnh cấm mới của Mỹ.
Năm 2019, Mỹ cấm các doanh nghiệp trong nước bán công nghệ và cung ứng cho Huawei nếu không có giấy phép đặc biệt. Huawei đã dự trữ lượng hàng tồn kho lớn và tìm kiếm đối tác thay thế nên tiếp tục kinh doanh tốt bất chấp lệnh cấm. Dù vậy, doanh số smartphone tại nước ngoài sụt giảm vì họ buộc phải ra mắt smartphone mới mà không có Google. Huawei cảnh báo 2020 sẽ là năm khó khăn dù kết quả đạt được năm 2019 khá tốt.
Cảnh báo của Huawei đã trở thành sự thật. Lệnh cấm mới nhất được Mỹ thông báo hồi tháng 5 còn gây tác động sâu hơn lần trước. Nó áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào đang sử dụng thiết bị Mỹ để sản xuất bán dẫn. Quy định mới ngăn cản các công ty như TSMC xuất khẩu chipset máy tính và linh kiện quan trọng cho Huawei.
Thiếu các con chip này, Huawei không thể xây dựng trạm gốc 5G và thiết bị khác. Nhà phân tích Edison Lee của Jefferies cho rằng mảng thiết bị 5G của Huawei đang có nguy cơ “xuống mồ”. Theo ông, nếu quy định không thay đổi và căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, có khả năng lớn Huawei sẽ phải ngừng cung ứng thiết bị 5G từ đầu năm sau.
Đáp lại, người phát ngôn Huawei chỉ nói vẫn đang tiếp tục được khách hàng ủng hộ. Huawei chỉ trích lệnh cấm mới của Mỹ là “phân biệt đối xử” và dự đoán việc kinh doanh rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng.
Điều đó đang xảy ra tại Anh. Tuần trước, Telegraph đưa tin Thủ tướng Boris Johnson muốn loại bỏ công nghệ 5G Huawei tại Anh “sớm nhất trong năm nay” dù trước đó cho phép Huawei tham gia với vai trò hạn chế.
Đầu năm nay, Huawei cho biết đã ký được 91 hợp đồng 5G thương mại, hơn một nửa (47) tại châu Âu, 27 tại châu Á và 17 tại những khu vực khác.
Mỹ từ lâu tỏ ra thận trọng với Huawei, nghi ngờ công ty có liên hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giới phê bình cho rằng Bắc Kinh có thể buộc Huawei làm gián điệp.
Dù tuyên bố là công ty tư nhân và không liên quan gì tới Bắc Kinh, Huawei vẫn mắc kẹt trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và mới đây là với châu Âu, Ấn Độ. Dịch Covid-19 càng làm mối quan hệ này căng như dây đàn. Một số nước như Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc vì đại dịch.
Châu Âu gần đây tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ bị các công ty Trung Quốc thâu tóm. Bên cạnh đó, có dấu hiệu từ Đức và Anh cho thấy họ sẽ loại trừ Huawei khỏi mạng 5G lõi. Chẳng hạn, Đức theo dõi dòng dữ liệu của Huawei để xem công ty có vi phạm luật châu Âu hay không.
Trong khi đó, Ấn Độ vẫn chưa rõ ràng về việc có cho phép thiết bị Huawei xuất hiện trong mạng 5G hay không. Huawei được “bật đèn xanh” tham gia thử nghiệm 5G từ cuối năm 2019. Song, căng thẳng gần đây giữa New Delhi và Bắc Kinh trở nên trầm trọng hơn sau vụ đụng độ tại biên giới hai nước khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Người Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ ban lệnh cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, trong đó có TikTok, vì đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Huawei có thể sắp trở thành nạn nhân của căng thẳng leo thang này. Công chúng Ấn Độ đang đồng lòng về việc không sử dụng bất kỳ thiết bị Trung Quốc nào.
Du Lam (Theo CNN)
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) chính thức gọi Huawei, ZTE là nguy cơ an ninh quốc gia, đồng nghĩa nhà mạng không thể dùng ngân sách để mua thiết bị, dịch vụ từ hai hãng này.
" alt=""/>Huawei: Khó khăn chồng chất khó khănTổng cộng đã có 42 nhiệm vụ, kéo dài hơn một phần tư thế kỷ được thực hiện ở đây. Bắt đầu từ Gemini 4 năm 1965 cho đến các nhiệm vụ tàu Apollo đáp xuống Mặt trăng, rồi các chuyến bay tàu con thoi đầu tiên.
Các khoảnh khắc ấn tượng nhất trong lịch sử hiện đại, bao gồm con người đặt chân lên Mặt trăng, giải cứu Apollo 13 và thảm họa Challenger, cũng được giám sát từ căn phòng này.
Dù MOC-2 đã được bảo tồn như di tích lịch sử quốc gia kể từ khi được sử dụng lần cuối vào những năm 1990, tình trạng căn phòng hiện nay đang xấu đi. Các bảng điều khiển mang tính biểu tượng bị hư hại, căn phòng ngày càng trở nên tồi tàn.
![]() |
Điện thoại và các màn hình điều khiển đang được bảo tồn trong MOC-2. Ảnh: Getty Images. |
Trước lễ kỷ niệm 50 năm cuộc đổ bộ Mặt trăng đầu tiên vào tháng 7/2019, NASA đang cố khôi phục căn phòng chỉ huy sứ mệnh Apollo về thời kỳ huy hoàng nhất. Tuy nhiên, lúc này MOC-2 đang trong tình trạng tệ hơn bao giờ hết.
Màn hình hư hỏng, gạch trần bị thiếu, bức tường xước và thảm bị vấy bẩn. Những chiếc ghế và một số màn hình điều khiển mang tính biểu tượng đã được đem đi phục hồi, trong khi những chiếc khác phải bọc trong tấm nhựa bảo vệ.
Những thứ từng rất quen thuộc như màn hình nhấp nháy, đồng hồ điểm từng tiếng, màn hình điều khiển chạy liên tục, sách hướng dẫn, cà phê, thuốc lá, gạt tàn… đều sẽ được phục hồi.
Nhân viên bảo tồn của NASA Sandra Tetley đang giám sát dự án phục hồi dài 6 tháng này. Vẫn còn danh sách rất dài việc cần làm. "“Khôi phục", thay vì "tân trang", tôi ghét từ này", cô nói.
“Khi bước vào phòng, bạn dường như quay ngược thời gian. Bạn sẽ có cảm tưởng những người điều khiển chuyến bay vừa rời khỏi bàn điều khiển của họ”, Tetley chia sẻ.
Môi trường căng thẳng của trung tâm kiểm soát nhiệm vụ những năm 1960 khiến cà phê, thuốc lá đóng vai trò quan trọng. Mọi người đều hút thuốc và ai cũng uống cà phê. “Bạn có thể thấy khói trong phòng có mùi rất kinh khủng. Một đám người ngửi khói chung với nhau nhưng chẳng ai còn đủ sức bận tâm. Họ buộc phải ngồi đó cả ngày”, Tetley nói.
" alt=""/>Căn phòng bí ẩn này chứng kiến sự vĩ đại của loài người